Slide bài giảng mĩ thuật 10 kết nối bài 2: Thiết kế đồ chơi cho trẻ em bằng vật liệu sẵn có
Slide điện tử bài 2: Thiết kế đồ chơi cho trẻ em bằng vật liệu sẵn có. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Mĩ thuật 10 Kết nối tri thức sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 2: THIẾT KẾ ĐỒ CHƠI CHO TRẺ EM BẰNG VẬT LIỆU SẴN CÓ
THIẾT KẾ CÔNG NGHIỆP
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời:
Kể tên một số loại đồ chơi trẻ em mà em biết ?
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM
- Khám phá
- Nhận biết
- Luyện tập
- Vận dụng
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Khám phá
Mục đích của các món đồ chơi trẻ em ? Phân loại đồ chơi dựa vào mục đích và chức năng của đồ chơi ?
Nội dung ghi nhớ:
- Thiết kế đồ chơi trẻ em là tạo ra những nóm đồ chơi phục vụ cho mục đích giải trí, đảm bảo yếu tố giáo dục cho trẻ em ở các độ tuổi khác nhau. Dựa trên cơ sở các quy tắc an toàn cho trẻ.
- Theo mục địch và chức năng, các nhóm đồ chơi được phân loại như sau:
+ Đồ chơi thuộc nhóm hoạt động thể chất (xích đu, cầu trượt,...)
+ Đồ chơi thuộc nhóm hoạt động trí óc (rubic, tạo hình,...)
+ Đồ chơi mô phỏng các sản phẩm kĩ thuật (Bộ dụng cụ kĩ thuật, dụng cụ nấu ăn, làm vườn,...)
+ Đồ chơi thuộc nhóm phát triển cảm xúc và đồng cảm (bộ xếp hình biểu cảm khuôn mặt,...)
+ Đồ chơi thuộc nhóm hoạt động sáng tạo (đồ chơi xếp hình,..)
+ Đồ chơi thuộc nhóm thể hiện quan hệ xã hội (đồ chơi âm nhạc,...)
2. Nhận biết
Tìm hiểu các bước thực hiện sản phẩm đồ chơi cho trẻ từ vật liệu có sẵn ?
Nội dung ghi nhớ:
- Các bước gợi ý thực hiện sản phẩm:
+ Tìm hiểu ý tưởng;
+ Vẽ phác thảo và đưa ra những phương án thực hiện
+ Lựa chọn và gia công vật liệu phù hợp với thiết kế
+ Lắp ghép các vật liệu để tạo ra sản phẩm
+ Hoàn thiện sản phẩm
+ Viết bản mô tả sản phẩm và hướng dẫn cách sử dụng
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Câu 1: Đâu là đồ chơi thuộc nhóm hoạt động cảm nhận và vận động ?
Mô hình ô tô
Khu vui chơi nhà bóng
Đồ chơi treo nôi cho bé
Bộ dụng cụ nấu đồ ăn
Câu 2: Hệ thống ống chui, trượt, xích đu, bập bênh là những đồ chơi thuộc nhóm gì ?
Nhóm hoạt động cảm nhận và vận động
Nhóm hoạt động thể chất
Hoạt động trí óc
Mô phỏng kĩ thuật
Câu 3: Đồ chơi thuộc nhóm phát triển cảm xúc và đồng cảm có lợi ích gì giúp cho trẻ ?
Giúp trẻ nhận diện hình ảnh
Hoạt động thể chất, tăng sức khỏe
Giúp trẻ bày tỏ, tìm hiểu và phát triển cảm xúc
Kích thích trí tưởng tượng, sáng tạo của trẻ
Câu 4: Nhóm đồ chơi nào giúp trẻ thúc đẩy kết nối với bạn bè đồng trang lứa ?
Đồ chơi thuộc nhóm thể hiện quan hệ xã hội
Đồ chơi thuộc nhóm hoạt động sáng tạo
Đồ chơi thuộc nhóm phát triển cảm xúc và đồng cảm
Đồ chơi mô phỏng sản phẩm mĩ thuật
Câu 5: Có mấy bước thực hiện sản phẩm đồ chơi cho trẻ em từ vật liệu có sẵn ?
5 bước
6 bước
7 bước
8 bước
Gợi ý đáp án:
Câu hỏi | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Đáp án | C | B | C | A | B |
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Tạo một sản phẩm đồ chơi cho trẻ em theo sở thích của em ?
Câu 2: Chia sẻ vè giới thiệu sản phẩm của mình trước lớp ?