Slide bài giảng mĩ thuật 10 kết nối bài 2: Phù điêu

Slide điện tử bài 2: Phù điêu. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Mĩ thuật 10 Kết nối tri thức sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 2: PHÙ ĐIÊU

ĐIÊU KHẮC

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời:

Kể tên những kỹ thuật trong điêu khắc mà em biết ?

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM

  • Khám phá
  • Nhận biết 
  • Luyện tập 
  • Vận dụng 

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Khám phá

Tìm hiểu về khát quát chung về phù điêu?

Sự khác nhau giữ phù điêu với các thể loại khác của điêu khắc là gì ? 

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM

Nội dung ghi nhớ:

- Phù điêu là hình thức tạo nét, hình, khối trên một mặt phẳng. Không gian trong phù điêu được diễn tả bằng những độ cao, thấp, nông, sâu khác nhau. Trong phù điêu mặt phẳng đóng vai trò là nền và hình, lớp, khối được đắp nổi hoặc khoét sâu trên đó. 

- Phù điêu là một thể loại điêu khắc đặc biệt, khác biệt với các thể loại khác như sau:

+ Hình thức: Phù điêu thường được chạm khắc trên bề mặt phẳng, tạo ra hình ảnh nổi lên, trong khi các thể loại điêu khắc khác như tượng độc lập có thể đứng tự do và có thể nhìn từ mọi góc độ.

+ Chức năng: Phù điêu thường được sử dụng trong kiến trúc, trang trí cho các bức tường, cột, hoặc các cấu trúc khác, trong khi các tác phẩm điêu khắc độc lập thường có giá trị nghệ thuật riêng và không cần gắn liền với công trình kiến trúc.

+ Chiều sâu: Phù điêu thường có chiều sâu hạn chế, chỉ nổi lên một phần so với bề mặt nền, trong khi điêu khắc độc lập có thể có chiều sâu và không gian ba chiều phong phú hơn.

+ Kỹ thuật: Kỹ thuật thực hiện phù điêu thường liên quan đến việc chạm khắc, đắp hoặc tạo hình trên bề mặt phẳng, trong khi các thể loại khác có thể bao gồm đúc, tạo hình, hoặc ghép lại từ nhiều vật liệu khác nhau.

+ Nội dung: Phù điêu thường thể hiện các câu chuyện, hình ảnh hoặc biểu tượng cụ thể liên quan đến văn hóa, lịch sử, trong khi các tác phẩm điêu khắc khác có thể mang tính trừu tượng hoặc cá nhân hơn.

2. Nhận biết

Đặc trưng ngôn ngữ tạo hình của phù điêu ?

Một số kỹ thuật thực hiện phù điêu ?

Nội dung ghi nhớ:

- Tạo hình trong phù điêu mang tính cách điệu cao, lược bỏ bỏ các chi tiết không cần thiết nên có thế mạnh thể hiện những bố cục có nhiều lớp nhân vật hay thể hiện chiều sâu trong sáng tác. 

- Tạo hình trong phù điêu có khả năng diễn đạt các lớp không gian và tạo cảm giác về nhiều chiều không gian khác nhau trong cùng một mặt phẳng. 

- Một số kĩ thuật thực hiện phù điêu: 

+ Phác hình trên bảng đất 

+ Tạo hình, khối, đường nét trên bảng đất 

+ Một số phù điêu trên đất sét 

- Các bước thực hiện một bức tranh phù đêu từ đất sét bằng cách khoét lõm: 

Bước 1: Chuẩn bị đất sét và dụng cụ

Bước 2: Nào đất sét cho mềm

Bước 3: Đắp đất sét lên một tấm gỗ

Bước 4: Làm phẳng về mặt 

Bước 5: Xén ngay ngắn tạo nên một bảng đất sử dụng trong tạo hình phù điêu

Bước 6: Tạo hình cho phù điêu

Bước 7: Gọt đất tạo độ sâu cho hình

Bước 8: Tạo mặt phẳng cho nền 

Bước 9: Tạo chi tiết cho hình

Bước 10: Hoàn thiện sản phẩm 

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Câu 1: Phù điêu là gì ? 

  1. Hình thức tạo đường nét, hình, khối trên mặt phẳng

  2. Hình thức tạo nét bằng cách in ấn

  3. Tạo bản sao tranh bằng cách vẽ lại 

  4. Hình thức vẽ tranh trừu tượng trong dân gian Việt Nan

Câu 2: Không gian trong phù điêu có đặc điểm gì ? 

  1. Mang tính trừu tượng hóa

  2. Mang tính tả thực

  3. Mang tính ước lệ cao 

  4. Mang tính chất siêu hình 

Câu 3: Đâu không phải một kĩ thuật thực hiện phép phù điêu ? 

  1. Phác hình trên bảng đất

  2. Tạo hình, khối, đường nét trên bảng đất

  3. Phù điêu bằng đất sét 

  4. Bằng cách cắt, dán giấy màu 

Câu 4: Có mấy bước tạo phù điêu đất sét bằng cách khoét lõm ? 

  1. 6 bước

  2. 8 bước

  3. 10 bước 

  4. 12 bước

Câu 5: Phần đầu tiên trong quy trình thực hiện mộ bức phù điêu từ đất sét bằng cách khoét lõm là gì ? 

  1. Làm bảng đất 

  2. Phác thảo nhân vật và xây dựng bố cục

  3. Thực hiện tạp hình trên phù điêu

  4. Hoàn thiện phù điêu 

Gợi ý đáp án:

Câu hỏi

1

2

3

4

5

Đáp án

A

C

D

C

A

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Câu 1: Thực hiện tạo một bức phù điêu từ đất sét bằng cách khoét lõm theo hướng dẫn ?

Câu 2: Giới thiệu về sản phẩm của em trước lớp ?