Slide bài giảng Lịch sử và địa lí 5 Kết nối bài 4: Dân cư và dân tộc ở Việt Nam
Slide điện tử bài 4: Dân cư và dân tộc ở Việt Nam. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Lịch sử và địa lí 5 Kết nối tri thức sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 4. DÂN CƯ VÀ DÂN TỘC Ở VIỆT NAM
Khởi động: Theo Tổng cục thống kê, giữa tháng 4 năm 2023, số dân Việt Nam đạt mốc 100 triệu người, xếp thứ 8 châu Á và thứ 15 trong số các quốc gia đông dân nhất thế giới. Hãy chia sẻ suy nghĩ của em về những thông tin trên.
Bài làm rút gọn:
- Số dân ở nước ta tăng nhanh từ đó tạo cơ hội thuận lợi, động lực mạnh mẽ cho sự phát triển của đất nước
- Tuy nhiên đó cũng là thách thức cho người dân về các vấn đề như: nhà ở, giáo dục,...
1. QUY MÔ DÂN SỐ
Câu hỏi: Đọc thông tin và bảng dân số các nước Đông Nam Á năm 2021 quan sát, em hãy:
- Cho biết dân số của nước ta năm 2021.
- So sánh số dân nước ta với các nước trong khu vực Đông Nam Á.
Bài làm rút gọn:
- Dân số nước ta năm 2021: 98,504 người
- So với các nước trong khu vực Đông Nam Á, dân số nước ta đứng thứ 3 chỉ sau In-đô-nê-xi-a và Phi-líp-pin
2. GIA TĂNG DÂN SỐ
Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát các hình từ 1, em hãy:
- Cho biết dân số của nước ta năm 2021 tăng bao nhiêu nghìn người so với năm 1991.
- Nêu một số ảnh hưởng của gia tăng dân số ở nước ta.
Bài làm rút gọn:
- Dân số của nước ta năm 2021 tăng 31,262 người so với năm 1991
- Một số ảnh hưởng của gia tăng dân số ở nước ta là:
+ Tạo nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn
+ Gây ra một số khó khăn trong giải quyết việc làm, nhà ở, y tế, giáo dục,...
+ Suy thoái tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường
3. PHÂN BỐ DÂN CƯ
Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát các hình từ 2, em hãy:
- Xác định các khu vực đông dân, khu vực thưa dân ở nước ta. Rút ra nhận xét
- Nêu những hậu quả của việc phân bố dân cư chưa hợp lí.
Bài làm rút gọn:
- Các khu vực đông dân tập trung chủ yếu ở các tỉnh, thành phố lớn còn các khu vực thưa dân chủ yếu ở vùng núi, nông thôn
- Từ đó có thể thấy nước ta có sự phân bố dân cư không đồng đều, hợp lí giữa đồng bằng và miền núi
- Hậu quả của việc phân bố dân cư không hợp lí là:
+ Có nơi thừa, có nơi thiếu lao động
+ Gây khó khăn cho việc khai thác tài nguyên và sử dụng hợp lí nguồn lao động
4. DÂN TỘC
Câu hỏi: Đọc thông tin, em hãy:
- Kể tên một số dân tộc sinh sống ở nước ta
- Kể lại một số câu chuyện về tình đoàn kết của cộng đồng các dân tộc Việt Nam
Bài làm rút gọn:
- Một số dân tộc sinh sống ở nước ta: Kinh, Mường, Tày, Thái,...
- Câu chuyện về tình đoàn kết của cộng đồng các dân tộc Việt Nam: trong phòng trào Cần Vương, các dân tộc đã đồng lòng giúp đỡ vua cứu nước bằng cách cung cấp lương thực, đốn gỗ, xây dựng doanh trại cho nghĩa quân. Hơn nữa còn giữ bí mật về cuộc hành trình của vua để giặc Pháp nhiều lần không tìm thấy tung tích, phải trở về.
5. LUYỆN TẬP
Dựa vào lược đồ phân bố dân cư Việt Nam năm 2021, hãy kể tên 3 tỉnh, thành phố có mật độ dân số cao nhất và 3 tỉnh, thành phố có mật độ dân số thấp nhất.
Bài làm rút gọn:
- 3 tỉnh, thành phố có mật độ dân số cao nhất: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng
- 3 tỉnh, thành phố có mật độ dân số thấp nhất: Kon Tum, Điện Biên, Sơn La
6. VẬN DỤNG
Tìm hiểu và viết đoạn văn ngắn (5-7 câu) về một dân tộc ở nước ta (tên, nơi sinh sống, trang phục, lễ hội,...) và chia sẻ với các bạn.
Bài làm rút gọn:
Dân tộc Tày đã có mặt ở Việt Nam từ rất sớm, họ cư trú chủ yếu ở thung lũng các tỉnh Ðông Bắc. Nhà ở truyền thống của người Tày gồm ba dạng cơ bản: nhà sàn, nhà nửa sàn nửa đất và nhà phòng thủ. Trang phục của họ chủ yếu được làm bằng vải chàm đen, ít trang trí hoa văn. Lương thực chính người Tày sử dụng để nấu ăn hằng ngày là gạo tẻ. Ngoài ra, họ còn sử dụng gạo tẻ và gạo nếp để nấu cháo, cơm lam, bún, cốm và rất nhiều món ăn đặc sắc khác.