Slide bài giảng Lịch sử và địa lí 5 Kết nối bài 3: Biển, đảo Việt Nam

Slide điện tử bài 3: Biển, đảo Việt Nam. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Lịch sử và địa lí 5 Kết nối tri thức sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 3. BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM

 

Khởi động: Hình 1 là một đảo thuộc vùng biển nước ta. Hãy kể tên một số đảo, quần đảo của Việt Nam mà em biết.

Bài làm rút gọn:

Một số đảo, quần đảo của Việt Nam mà em biết: đảo Cát Bà, quần đảo Hoàng Sa, đảo Phú Quý, đảo Bạch Long Vĩ

 

1. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ

Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát hình 3 (trang 6), em hãy xác định vị trí địa lí của vùng biển, một số đảo, quần đảo lớn của Việt Nam.

Bài làm rút gọn:

- Vùng biển Việt Nam là một phần của biển Đông

- Có các đảo tiêu biểu ở miền Bắc như: Bạch Long Vĩ, Cát Bà; miền Trung có: Cồn Cỏ, Lý Sơn; miền Nam có: Phú Quốc, Phú Quý

- Có 2 quần đảo lớn nhất là quần đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng) và Trường Sa (Khánh Hoà) nằm tại vị trí trung tâm biển Đông, có vị trí địa lý thuận lợi

 

2. CÔNG CUỘC BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, CÁC QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG

Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát các hình từ 5 đến 8, em hãy:

-  Trình bày những nét chính về công cuộc bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.

- Kể lại một câu chuyện về biển, đảo Việt Nam

Bài làm rút gọn:

- Những nét chính về công cuộc bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông:

+ Từ xưa đến nay, các thế hệ người Việt đã dành nhiều công sức để khai phá, xác lập và bảo vệ chủ quyền biển đảo

+ Ngày nay, Việt Nam có nhiều hoạt động bảo vệ chủ quyền như: thành lập các đơn vị hành chính ở 2 quần đảo, ban hành các văn bản pháp luật khẳng định chủ quyền biển đảo, tham gia Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982,...

- Kể một câu chuyện về biển, đảo Việt Nam:

+ Chúa Nguyễn Phúc Nguyên lập đội Hoàng Sa có nhiệm vụ ra quần đảo Hoàng Sa thu lượm, khai thác sản vật,...

+ Hàng năm từ tháng 3 đến tháng 8, họ giong buồm vượt biển qua quần đảo, đi 3 ngày 3 đêm mới đến trong điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt

+ Người dân ở đảo Lý Sơn tổ chức lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa cầu bình an cho những người đi làm nhiệm vụ, tri ân những người có công trong việc bảo vệ biển đảo quê hương

 

3. LUYỆN TẬP

Câu 1: Hoàn thành bảng (theo gợi ý dưới đây vào vở) về những hoạt động chính trong công cuộc bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.

Bài làm rút gọn:

Thời kì

Hoạt động

Các chúa NguyễnLập đội Hoàng Sa và Bắc Hải để thu lượm sản vật, đánh bắt hải sản,..., từng bước thực thi chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
Triều Nguyễn

- Xác lập và thực thi chủ quyền bằng việc cắm cờ, dựng cột mốc,... trên quần đảo Hoàng Sa

- Vua Minh Mạng cho vẽ Đại Nam nhất thống toàn đồ trong đó thể hiện 2 quần đảo thuộc chủ quyền Việt Nam

Thời Pháp thuộcDựng bia chủ quyền, lập đơn vị hành chính ở 2 quần đảo
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Thành lập các đơn vị hành chính

- Ban hành các văn bản pháp luật khẳng định chủ quyền biển đảo

- Tham gia Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982

- Phát triển kinh tế biển gắn với tăng cường tiềm lực quốc phòng

 

Câu 2: Giới thiệu với bạn, thầy cô bài hát, bài thơ hoặc câu chuyện về biển, đảo mà em sưu tầm được.

Bài làm rút gọn:

Bài hát: Nơi đảo xa viết về người lính nơi hải đảo

 

4. VẬN DỤNG

Tìm hiểu và chia sẻ với bạn về một số hoạt động góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo của địa phương em (tỉnh hoặc thành phố) hoặc địa phương khác mà em biết.

Bài làm rút gọn:

Một số hoạt động góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo của địa phương em:

+ Phát trên loa phường các chủ trương, chính sách liên quan đến vấn đề chủ quyền biển, đảo của Việt Nam

+ Tổ chức các phong trào bảo vệ chủ quyền biển đảo, kêu gọi người dân tham gia