Slide bài giảng Lịch sử và địa lí 5 Kết nối bài 27: Xây dựng thế giới hòa bình
Slide điện tử bài 27: Xây dựng thế giới hòa bình. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Lịch sử và địa lí 5 Kết nối tri thức sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 27. XÂY DỰNG THẾ GIỚI HOÀ BÌNH
Khởi động: Quan sát và mô tả những điều em thấy trong bức tranh dưới đây. Theo em, thông điệp của bức tranh là gì?
Bài làm rút gọn:
- Bức tranh có những bạn nhỏ với ngoại hình và trang phục khác nhau
- Theo em, thông điệp của bức tranh là kêu gọi tất cả mọi người trên trái đất hãy chung tay xây dựng một thế giới hoà bình, tôn trọng và yêu thương lẫn nhau
1. NHÂN LOẠI XÂY DỰNG THẾ GIỚI HOÀ BÌNH
Câu hỏi: Đọc thông tin, em hãy:
- Kể lại truyền thuyết về chim bồ câu và cành ô liu
- Nêu mong ước của nhân loại qua Thế vận hội Ô-lim-píc và tổ chức Liên hợp quốc
Bài làm rút gọn:
- Truyền thuyết về chim bồ câu và cành ô liu
+ Khi con người sinh sống trên mặt đất mỗi lúc một đông thì cái ác cũng xuất hiện ngày một nhiều hơn, vì vậy Thượng đế đã trừng phạt con người bằng một trận đại hồng thuỷ
+ Có chàng Nô-ê lương thiện nên nhận được ân sủng của Thượng đế, Nô-ê đóng một chiếc thuyền lớn, đưa người và tất cả động vật lên thuyền. Trận đại hồng thuỷ kéo dài hàng trăm ngày, làm ngập chìm tất cả núi cao, nhà cửa,...
+ Nô-ê thả cho một con chim bồ câu bay ra khỏi thuyền. Lần thứ nhất, con chim chỉ lượn hết một vòng rồi bay về chứng tỏ rằng khắp nơi vẫn còn là nước
+ Bảy ngày sau, bồ câu lại được thả ra, bay trở về với cành ô liu tươi ngậm trên mỏ chứng tỏ nước đã rút một phần để lộ ra những nhánh cây non
+ Nô-ê tiếp tục thả bồ câu ra, lần này thì nó bay đi và không về nữa chứng tỏ nước đã rút hết. Thế là, Nô-ê đưa cả gia đình trở về, bắt đầu xây dựng một cuộc sống mới
+ Từ truyền thuyết đó, hình ảnh chim bồ câu ngậm cành ô liu được coi là biểu tượng của hoà bình
- Mong ước của nhân loại qua Thế vận hội Ô-lim-píc: Tôn vinh nền hoà bình thế giới
- Mong ước của nhân loại qua tổ chức Liên hợp quốc: Bảo vệ hoà bình và ngăn chặn các cuộc chiến tranh thế giới mới
2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG THẾ GIỚI HOÀ BÌNH
Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát hình 5, hãy thảo luận và nêu một số biện pháp để xây dựng thế giới hoà bình
Bài làm rút gọn:
Một số biện pháp:
- Tìm hiểu và tích cực tham gia các hoạt động vì hoà bình
- Tuyên truyền mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị, nhân ái, không kì thị, phân biệt chủng tộc, màu da
- Giải quyết các xung đột, mâu thuẫn bằng biện pháp hoà bình
3. LUYỆN TẬP
Hoàn thành bảng (theo gợi ý dưới đây vào vở) về ý nghĩa của các tổ chức, phong trào vì hoà bình thế giới
Bài làm rút gọn:
STT | Tên tổ chức/phong trào | Mục đích/ý nghĩa |
1 | Liên hợp quốc | Giữ gìn, bảo vệ nền hoà bình và an ninh thế giới |
2 | Thế vận hội Ô-lim-píc | Tôn vinh nền hoà bình thế giới |
3 | Phong trào Chữ thập đỏ | - Bảo vệ cuộc sống và sức khoẻ của con người - Tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, sự hợp tác, hữu nghị, hoà bình giữa các dân tộc trên thế giới |
4. VẬN DỤNG
Chọn và thực hiện một trong hai nhiệm vụ dưới đây:
1. Hãy kể một hoạt động em đã tham gia (hoặc em biết) để góp phần xây dựng nền hoà bình thế giới
2. Viết một bức thư (khoảng 10 câu) gửi cho bạn trong đó có đề xuất một số biện pháp để góp phần bảo vệ nền hoà bình thế giới.
Bài làm rút gọn:
1. Một hoạt động em đã tham gia để góp phần xây dựng nền hoà bình thế giới: vẽ tranh về chủ đề hoà bình
- Em có cơ hội thể hiện ý tưởng của mình qua các nét vẽ về hòa bình, phản đối chiến tranh
- Mỗi bức tranh đều thể hiện một câu chuyện riêng như: tinh thần đoàn kết các dân tộc trên toàn thế giới; phong trào phản đối chiến; cánh chim bồ câu biểu tượng của hòa bình quốc tế; dấu ấn Việt Nam trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc...
2. Bức thư gửi cho bạn trong đó có đề xuất một số biện pháp để góp phần bảo vệ nền hoà bình thế giới:
“Xin chào Khánh Hà,
Đầu thư, tớ xin được gửi lời hỏi thăm sức khoẻ đến cậu. Tớ viết bức thư này để trả lời các câu hỏi của cậu về một số biện pháp góp phần bảo vệ nền hoà bình thế giới.
Đầu tiên, tớ nghĩ là chúng ta nên tôn trọng từng nét văn hoá, bản sắc riêng của mỗi con người, mỗi dân tộc trên thế giới. Chỉ có như vậy thì mối quan hệ giữa con người với con người mới thân thiện, hiểu biết lẫn nhau. Tiếp theo, khi xảy ra mâu thuẫn, có những bất đồng thì chúng ta nên chủ động gặp gỡ để dễ dàng trao đổi và thấu hiểu nhau hơn, từ đó tìm ra phương hướng giải quyết. Một đề xuất nữa đó chính là giao lưu với bạn bè trên thế giới thông qua các phương tiện trên mạng xã hội. Khi trao đổi với nhau thì chúng ta biết được nhiều điều mới mẻ, những văn hóa đặc trưng của mỗi dân tộc, quốc gia cũng như giúp ta được xích lại để thấu hiểu nhau hơn. Cuối cùng là nên tham gia các cuộc thi, diễn đàn về hoà bình do nhà trường hay địa phương tổ chức, giúp nâng cao nhận thức của bản thân về việc giữ gìn hoà bình.
Đó là những đề xuất của tớ về một số biện pháp để góp phần bảo vệ nền hoà bình thế giới, nếu cậu nhận được thư hãy phản hồi cho tớ sớm nhất có thể nhé!”