Slide bài giảng Khoa học 5 chân trời bài 29: Tác động của con người đến môi trường

Slide điện tử bài 29: Tác động của con người đến môi trường. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Khoa học 5 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 29. TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐẾN MÔI TRƯỜNG

 

Khởi động: Điều gì sẽ xảy ra với các sinh vật nếu môi trường sống của chúng bị ô nhiễm?

Giải chi tiết:

- Ô nhiễm môi trường có thể gây ra sự suy giảm đa dạng sinh học, khiến cho một số loài không thể sống sót trong môi trường ô nhiễm hoặc bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sinh sản.

- Ô nhiễm môi trường có thể làm giảm sản lượng và chất lượng của các nguồn lợi từ hệ sinh thái như nước, đất và không khí. Điều này ảnh hưởng đến nguồn lương thực, nước uống và nguồn tài nguyên tự nhiên khác cho con người và các loài sinh vật khác.

- Ô nhiễm môi trường có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho con người và các loài sinh vật khác.

 

1. NHỮNG TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA CON NGƯỜI ĐẾN MÔI TRUÒNG

Hoạt động khám phá

Quan sát các hình, đọc thông tin dưới đây và cho biết: Con người đã có những tác động tiêu cực đến môi trường như thế nào? Những tác động đó đã dẫn đến hậu quả gì?

Giải chi tiết:

- Con người đã có những tác động tiêu cực đến môi trường:

+ Việc phá rừng 

+ Việc phá rừng ngập mặn

+ Con người sử dụng đất nông nghiệp vào việc xây nhà cao tầng, xả chất thải vào môi trường, sử dụng ngày càng nhiều tài nguyên thiên nhiên

- Những tác động đó đã dẫn đến hậu quả:

+ Việc phá rừng dẫn đến đất bị xói mòn, sạt lở, động vật mất nơi sống và thiếu thức ăn,...

+ Việc phá rừng ngập mặn để nuôi trồng thuỷ sản dẫn đến ô nhiễm môi trường nước mặn, động vật mất nơi sống,...

+ Con người sử dụng đất nông nghiệp vào việc xây nhà cao tầng, xả chất thải vào môi trường gây ô nhiễm môi trường đất, không khí, nước,..., sử dụng ngày càng nhiều tài nguyên thiên nhiên dẫn đến tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cạn kiệt,...

 

2. NHỮNG TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA CON NGƯỜI ĐẾN MÔI TRƯỜNG

Hoạt động khám phá

Quan sát các hình, đọc thông tin dưới đây và cho biết: Con người đã có những tác động tích cực đến môi trường như thế nào? Những tác động đó đã mang lại những kết quả gì?

Giải chi tiết:

- Con người đã bảo vệ môi trường bằng cách: tích cực trồng rừng; tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ động vật và thực vật; xử lí các nguồn gây ô nhiễm môi trường đất, không khí, nước; xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia,... 

- Tác động:

+ Những nỗ lực trồng rừng và xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên đã giúp bảo vệ và phục hồi đa dạng sinh học. Việc này giúp duy trì và tái tạo các loài thực vật và động vật quý hiếm, cũng như bảo tồn các môi trường sống tự nhiên.

+ Việc xử lí các nguồn gây ô nhiễm môi trường như ô nhiễm đất, không khí và nước đã giảm thiểu tác động tiêu cực đến sức khỏe con người và môi trường sống của các sinh vật khác.

+ Việc bảo tồn và phục hồi các môi trường tự nhiên đã giúp bảo vệ nguồn tài nguyên quý hiếm như nước sạch, đất màu và không gian sống cho các sinh vật.

+ Việc bảo vệ môi trường cũng tạo ra các cơ hội kinh tế và xã hội, bao gồm việc phát triển du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học và giáo dục môi trường. Điều này có thể mang lại lợi ích kinh tế và cải thiện chất lượng cuộc sống cho cộng đồng.

 

Luyện tâp, thực hành

Thu thập thông tin về những việc làm tích cực, tiêu cực của gia đình và người dân địa phương em, hoàn thành bảng theo gợi ý. Chia sẻ với bạn 

Giải chi tiết:

Những việc làm của gia đình và người dân địa phương

Tích cực hay Tiêu cực

Kết quả/Hậu quả

Tích cực:  
- Thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường như tái chế, tiết kiệm nước và năng lượngTích cựcBảo vệ môi trường, giảm lượng rác thải, tiết kiệm chi phí và tài nguyên
- Tham gia các hoạt động xã hội như làm vệ sinh công cộng, tình nguyện giúp đỡ người khó khănTích cựcTạo ra môi trường sống sạch sẽ và xã hội đoàn kết, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn
- Trồng cây xanh, bảo vệ và phát triển các khu vườn, công viênTích cựcCải thiện không khí, tạo ra không gian sống xanh mát, tạo nên cảnh quan đẹp cho cộng đồng
Tiêu cực:  
- Xả rác không đúng chỗ, không tuân thủ quy định về môi trườngTiêu cựcGây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và động vật
- Sử dụng các phương tiện giao thông cá nhân thay vì phương tiện công cộngTiêu cựcGây kẹt xe, gây ô nhiễm không khí, tăng khí hậu
- Khai thác rừng và tài nguyên thiên nhiên một cách không bền vữngTiêu cựcGây mất rừng, mất sinh vật, làm suy giảm chất lượng môi trường và cuộc sống của cộng đồng

 

3. MỘT SỐ VIỆC CẦN LÀM ĐỂ GÓP PHẦN BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Hoạt động khám phá

Quan sát, đọc thông tin trong các hình từ 14 đến 19 và cho biết cần làm gì để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường.

Em đồng tình hay không đồng tình với các bạn trong mỗi tình huống dưới đây? Vì sao?

Giải chi tiết:

Hình 14: Chúng ta cần tái sử dụng các vật dụng, giảm thiểu rác thải, dùng rác thải làm nguyên liệu tái chế. Em đồng tình vì điều đấy giúp bảo vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Chúng ta cũng có thể giảm chi phí và đóng góp vào việc duy trì một môi trường sống bền vững cho tương lai.

Hình 15: Chúng ta cần sử dụng phân bón hữu cơ và thuốc trừ sâu sinh học. Em đồng tình vì điều này giúp giảm thiểu sự ảnh hưởng độc hại đến môi trường và sức khỏe con người. Sử dụng phân bón hữu cơ và thuốc trừ sâu sinh học không chỉ giúp duy trì hệ sinh thái cân bằng mà còn tạo ra sản phẩm nông nghiệp an toàn và lành mạnh cho người tiêu dùng.

Hình 16: Chúng ta cần khai thác rừng bền vững. Em đồng tình vì điều này giúp duy trì sự phát triển kinh tế của cộng đồng mà không gây thiệt hại lớn đến môi trường, đồng thời bảo vệ các loài động thực vật sống trong rừng.

Hình 17: Chúng ta cần trồng cây gây rừng. Em đồng tình vì điều này giúp tái tạo rừng, cải thiện chất lượng không khí, giảm thiểu hiện tượng lũ lụt và duy trì cân bằng sinh thái.

Hình 19: Chúng ta cần dọn rác thải và không thải rác thải, khí thải ôi nhiễm ra ngoài môi trường. Em đồng tình vì điều này giúp duy trì sạch sẽ và lành mạnh cho môi trường, bảo vệ sức khỏe con người và động vật.

Hình 20: Chúng ta cần tham gia tuyên truyền và cùng chung tay bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học. Em đồng tình vì điều này giúp nâng cao ý thức cộng đồng về việc bảo vệ môi trường, từ đó góp phần vào sự phát triển bền vững của xã hội.

 

Luyện tâp, thực hành

Em đồng tình hay không đồng tình với các bạn trong mỗi tình huống dưới đây? Vì sao?

Giải chi tiết:

Hình 20: Em đồng tình vì cây là những nguồn tài nguyên quý báu của trái đất, mang lại không khí trong lành và cung cấp nơi sống cho nhiều loài sinh vật. Bảo vệ cây cỏ không chỉ giữ gìn môi trường sống mà còn hỗ trợ trong việc kiểm soát khí hậu và giữ đất đai ổn định.

Hình 21: Em không đồng tình vì nó có thể dẫn đến tình trạng cá chết trong quá trình nuôi do có sự chuẩn bị cẩn thận cho việc nuôi cá, bao gồm việc cung cấp điều kiện sống phù hợp như không gian, nhiệt độ, oxy, và thức ăn đúng cách. Ngoài ra có thể ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, do các nhà cung cấp có thể bắt nhiều cá hơn trong tự nhiên, gây ra sự suy giảm đáng kể trong số lượng cá trong tự nhiên và làm mất cân bằng hệ sinh thái

 

Vân dụng

Xây dựng nội dung sống hoà hợp với thiên nhiên, bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học và vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện

1. Lựa chọn nội dung

Mỗi nhóm chọn một trong các nội dung sau:

Thu gom và xử lí rác thải

Trồng rừng và cải tạo rừng

Bảo vệ động, thực vật quý hiếm

2. Thu thập thông tin về nội dung đã lựa chọn qua tranh ảnh, sách, báo, in-tơ-nét,...

3. Xác định hình thức trình bày nội dung: vẽ, viết, áp phích,...

4. Lựa chọn hình thức vận động phù hợp và thực hiện.

Giải chi tiết:

Ví dụ: 

1. Lựa chọn chủ đề thu gom và xử lí rác

2. Thu thập thông tin

3. Hình thức trình bày: Vẽ tranh

Swachh sagar surakshit sagar Drawing | Clean Coast Safe Sea | Garbage ...

4. Lựa chọn hình thức vận động phù hợp và thực hiện.