Slide bài giảng Hóa học 12 Chân trời bài 14: Đặc điểm cấu tạo và liên kết kim loại. Tính chất kim loại

Slide điện tử bài 14: Đặc điểm cấu tạo và liên kết kim loại. Tính chất kim loại. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Hóa học 12 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 14. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ LIÊN KẾT KIM LOẠI. TÍNH CHẤT KIM LOẠI

MỞ ĐẦU

Kim loại giữ vai trò quan trọng trong các ngành kĩ thuật vì chúng có những tính chất vật lí, hoá học đặc biệt. Kim loại có cấu tạo nguyên tử như thế nào? Có những tính chất và ứng dụng gì?

Trả lời rút gọn:

- Cấu tạo nguyên tử:

+ Đa số các nguyên tử kim loại có số electron ở lớp ngoài cùng là 1, 2, 3.

+ Ở điều kiện thường, hầu hết kim loại ở thể rắn (trừ Hg) và có cấu tạo tinh thể.

- Tính chất của kim loại:

+ Tính chất vật lí: tính ánh kim, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt và tính dẻo.

+ Tính chất hoá học: tác dụng với phi kim, tác dụng với nước, tác dụng với dung dịch acid, tác dụng với dung dịch muối.

- Ứng dụng kim loại được sử dụng trong: dây dẫn điện, chế tạo dụng cụ đun nấu, dùng trong công trình xây dựng

1. CẤU TẠO CỦA KIM LOẠI

Thảo luận 1: Hãy nêu nhận xét về số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử kim loại Na, Mg, Al, Fe, Cu, Zn.

Trả lời rút gọn:

Số electron ngoài cùng của các kim loại Na, Mg, Al, Fe, Cu, Zn lần lượt là: 1, 2, 3, 2, 2, 2. Nhìn chung các nguyên tử kim loại có số electron ngoài cùng là 1, 2, 3.

Thảo luận 2: So sánh liên kết kim loại với liên kết ion và liên kết cộng hoá trị.

Trả lời rút gọn:

* So sánh liên kết kim loại với liên kết cộng hoá trị:

  1. Giống: Sự dùng chung electron
  2. Khác:

+ Liên kết cộng hoá trị: sự dùng chung electron giữa 2 nguyên tử tham gia liên kết.

+ Liên kết kim loại: sự dùng chung toàn bộ electron trong nguyên tử kim loại.

* So sánh liên kết kim loại với liên kết ion:

  1. Giống nhau: cả hai đều là liên kết sinh ra bởi lực hút tĩnh điện.
  2. Khác nhau:

+ Liên kết ion: hình thành do lực hút tĩnh điện giữa hai ion mang điện tích trái dấu.

+ Liên kết kim loại: do lực hút tĩnh điện giữa các electron hoá trị tự do với các ion dương kim loại trong mạng tinh thể kim loại.

2. TÍNH CHẤT VẬT LÍ CỦA KIM LOẠI

Thảo luận 3: Vàng, bạc được sử dụng làm đồ trang sức nhờ tính chất vật lí nào của kim loại?

Trả lời rút gọn:

Vàng, bạc được sử dụng làm đồ trang sức nhờ tính chất tính ánh kim.

Thảo luận 4: Hãy cho biết hiện tượng xảy ra khi tác dụng một lực cơ học đủ mạnh lên tấm kim loại. Giải thích.

Trả lời rút gọn:

Khi tác dụng một lực cơ học đủ mạnh lên tấm kim loại, kim loại sẽ bị biến dạng vì kim loại có tính dẻo.

Luyện tập 1: Hãy giải thích:

a) Tại sao tungsten (W) được dùng để làm dây tóc bóng đèn?

b) Tại sao lõi dây điện thường được làm từ kim loại đồng?

Trả lời rút gọn:

a) Tungsten (W) được dùng để làm dây tóc bóng đèn vì tungsten có nhiệt độ nóng chảy cao và là kim loại có tính dẫn nhiệt tốt.

b) Lõi dây điện thường làm từ kim loại đồng vì đồng là chất dẫn điện và dẫn nhiệt tốt, giá thành rẻ.

3. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA KIM LOẠI

Thảo luận 5: Tiến hành Thí nghiệm 1 và nêu hiện tượng xảy ra. Xác định vai trò của các chất trong các phản ứng hoá học xảy ra ở thí nghiệm này.

Trả lời rút gọn:

Vai trò của các chất trong phản ứng:

  • Sắt phản ứng với chlorine: sắt là chất khử, chlorine là chất oxi hoá.

  • Magnesium phản ứng với oxygen: magnesium là chất khử, oxygen là chất oxi hoá.

  • Sắt phản ứng với lưu huỳnh: sắt là chất khử, lưu huỳnh là chất oxi hoá.

Thảo luận 6: Dựa vào thế điện cực chuẩn trong Bảng 12.1, hãy cho biết kim loại nào có khả năng phản ứng được với dung dịch HCl hoặc dung dịch H2SO4 loãng giải phóng khí H2.

Trả lời rút gọn:

Các kim loại có khả năng phản ứng được với dung dịch HCl hoặc dung dịch H2SO4 loãng giải phóng khí H2 là những kim loại có thế điện cực chuẩn của cặp oxi hoá – khử tương ứng nhỏ hơn 0 như: K, Na, Ca, Ba, Al, Mg,…

Thảo luận 7: Tiến hành Thí nghiệm 2 và nêu hiện tượng xảy ra. Xác định vai trò của các chất trong phản ứng hoá học xảy ra ở Thí nghiệm 2.

Trả lời rút gọn:

  • Thí nghiệm kim loại phản ứng với dung dịch HCl: ở ống nghiệm 1 không có hiện tượng gì xảy ra, ở ống nghiệm 2 có hiện tượng xuất hiện bọt khí. Trong ống nghiệm 2, sắt có vai trò là chất khử, HCl có vai trò là chất oxi hoá.

  • Thí nghiệm kim loại phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng: ở ống nghiệm 3 không có hiện tượng gì xảy ra, ở ống nghiệm 4 có hiện tượng xuất hiện bọt khí. Trong ống nghiệm 4, sắt có vai trò là chất khử, H2SO4 có vai trò là chất oxi hoá.

  • Thí nghiệm kim loại phản ứng với dung dịch H2SO4 đặc: hiện tượng xảy ra là đồng bị tan dần trong dung dịch H2SO4 đặc, dung dịch chuyển thành màu xanh và thấy hiện tượng sủi bọt khí do SO2 sinh ra. Trong thí nghiệm này, đồng đóng vai trò là chất khử, H2SO4 đặc đóng vai trò là chất oxi hoá.

Thảo luận 8: Dựa vào thế điện cực chuẩn trong Bảng 12.1, hãy cho biết kim loại nào có khả năng phản ứng được với nước ở điều kiện thường giải phóng khí H2.

Trả lời rút gọn:

Kim loại có khả năng phản ứng được với nước ở điều kiện thường giải phóng khí H2 là những kim loại kiềm, kiềm thổ như: Li, K, Ba, Ca, Na,…

Thảo luận 9: Dựa vào thế điện cực chuẩn trong Bảng 12.1, hãy cho biết kim loại nào có khả năng đẩy được đồng ra khỏi dung dịch CuSO4 1 M.

Trả lời rút gọn:

Những kim loại có khả năng đẩy được đồng ra khỏi dung dịch CuSO4 1 M là những kim loại có thế điện cực chuẩn nhỏ hơn đồng.

Thảo luận 10: Tiến hành Thí nghiệm 3 và nêu hiện tượng xảy ra. Xác định vai trò của các chất trong phản ứng hoá học xảy ra ở Thí nghiệm 3.

Trả lời rút gọn:

Hiện tượng xảy ra: ở ống nghiệm 1 xuất hiện chất kết tủa, còn ở ống nghiệm 2 không có hiện tượng xảy ra. Trong ống nghiệm 1, Cu đóng vai trò là chất khử, AgNO3 đóng vai trò là chất oxi hoá.

BÀI TẬP

Bài 1: Thuỷ ngân dễ bay hơi và rất độc. Khi nhiệt kế thuỷ ngân bị vỡ có thể dùng bột lưu huỳnh để xử lí thuỷ ngân. Giải thích.

Trả lời rút gọn:

Khi nhiệt kế thuỷ ngân bị vỡ có thể dùng bột lưu huỳnh để xử lí thuỷ ngân vì 2 chất này sẽ tác dụng với nhau ở nhiệt độ thường, tạo thành một chất rắn không độc, có thể dễ dàng quét dọn được. PTHH: Hg + S → HgS

Bài 2: Tại sao đồng dẫn điện tốt hơn nhôm nhưng dây điện cao thế thường được làm bằng nhôm mà không làm bằng đồng? Cho biết khối lượng riêng của đồng là 8,96 g/cm3, của nhôm là 2,70 g/cm3.

Trả lời rút gọn:

Dây điện cao thế thường được làm bằng nhôm mà không làm bằng đồng vì nhôm có khối lượng riêng nhỏ hơn đồng, giúp làm giảm áp lực lên cột điện và ngoài ra giá thành của nhôm cũng rẻ hơn so với của đồng.

Bài 3: Để làm tinh khiết bột đồng có lẫn các kim loại thiếc, kẽm, người ta có thể ngâm hỗn hợp trên vào lượng dư dung dịch Cu(NO3)2. Giải thích và viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra (nếu có).

Trả lời rút gọn:

Để làm tinh khiết bột đồng có lẫn các kim loại thiếc, kẽm, người ta có thể ngâm hỗn hợp trên vào lượng dư dung dịch Cu(NO3)2 vì các kim loại kể trên đều có tính khử mạnh hơn Cu nên phản ứng xảy ra dễ tạo thành Cu tinh khiết. 

PTHH: Sn + Cu(NO3)2 → Sn(NO3)2 + Cu

Zn + Cu(NO3)2 → Zn(NO3)2 + Cu