Slide bài giảng HĐTN 5 bản 2 Chân trời tuần 4

Slide điện tử tuần 4. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn HĐTN 5 bản 2 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

CHỦ ĐỀ 1. KHÁM PHÁ SỰ THAY ĐỔI CỦA BẢN THÂN

TUẦN 4

CHÀO CỜ: THAM GIA GIAO THÔNG AN TOÀN

1. Trình diễn hoạt cảnh về tham gia giao thông an toàn.

2. Chia sẻ về những tình huống cần kiểm soát bản thân khi em tham gia giao thông.

Trả lời rút gọn: 

1. Tình trạng tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm, dàn hàng ngang, đi xe lên vỉa hè, lạng lách, đánh võng 

2. Khi gặp tắc đường => em kiên nhẫn, bình tĩnh xử lý.

Rèn luyện cách kiểm soát cảm xúc của bản thân

Hoạt động 1. Nhận diện những tình huống cần kiểm soát cảm xúc trong theo ngơi sáng tạo

1. Tham gia trò chơi.

2. Xác định những tình huống cần kiểm soát cảm xúc mà em đã gặp.

3. Chia sẻ về các tình huống và cách kiểm soát cảm xúc

Trả lời rút gọn: 

1. HS tham gia trò chơi trên lớp 

2. 

- Khi gặp khó khăn trong học tập: Ví dụ như: bài tập khó, điểm thi thấp, không hiểu bài giảng.

- Khi mâu thuẫn với bạn bè: Ví dụ như: tranh cãi, bị bạn bè trêu chọc, bị bắt nạt.

3. Khi gặp bài toán khó. Em cảm thấy rất lo lắng và bồn chồn, tim đập nhanh và tay đổ mồ hôi => Em hít thở sâu và nhủ thầm với bản thân rằng em có thể làm được.

HOẠT ĐỘNG 2. THỰC HÀNH KIỂM SOÁT CẢM XÚC

1. Thảo luận những cách kiểm soát cảm xúc trong các tình huống sau:

Tình huống 1: Lần trước, khi đang phát biểu, do quá hồi hộp nên An đã quên nội dung cần nói. Hôm nay, An rất lo lắng khi lại được cô giáo giao nhiệm vụ đọc diễn cảm bài thơ trong buổi giao lưu gặp mặt các em lớp 4. 

Nếu là An, em sẽ làm gì?

Tình huống 2: Một nhóm bạn đi thăm bạn bị bệnh đang nằm viện. Trong phòng chờ, bạn Hùng pha trò làm cả nhóm không kiểm chế được và cười to, ảnh hưởng đến mọi người xung quanh.

Nếu là một người bạn trong nhóm, em sẽ làm gì?

2. Đóng vai nhân vật trong các tình huống để thực hiện việc kiểm soát cảm xúc phù hợp.

Trả lời rút gọn: 

1. 

Tình huống 1: 

Bước 1: Nhắc nhở bản thân rằng ai cũng có thể mắc lỗi và đây là cơ hội để em rèn luyện.

Bước 2: Tập trung vào những ý chính và luyện đọc nhiều lần để ghi nhớ tốt hơn, luyện đọc bài thơ trước gương để quan sát biểu cảm và cử chỉ của bản thân.

Bước 3: Tưởng tượng bản thân đang trình diễn một cách tự tin

Bước 4: Chia sẻ với cô giáo về sự lo lắng của em và nhờ cô tư vấn cách để giải quyết.

Tình huống 2: Nói với Hùng rằng việc pha trò trong lúc này là không phù hợp và có thể ảnh hưởng đến người khác, giải thích cho Hùng rằng việc kiểm soát cảm xúc là một kỹ năng quan trọng giúp chúng ta ứng xử phù hợp trong mọi tình huống.

2. 

Tình huống 1: Ôn lại thật kĩ bài thơ.  Khi lên sân khấu, em sẽ giữ bình tĩnh, tập trung vào bài thơ và thể hiện cảm xúc của mình một cách tự nhiên.

Tình huống 2: Thể hiện thái độ nghiêm túc và tôn trọng những người xung quanh để Hùng có thể nhìn vào và điều chỉnh hành vi của mình. Gợi ý cho Hùng và các bạn chơi một trò chơi hoặc trò chuyện về một chủ đề khác để không khí trở nên vui vẻ nhưng vẫn phù hợp với hoàn cảnh.

SINH HOẠT LỚP: KHÁM PHÁ SỰ THAY ĐỔI CỦA BẢN THÂN KHI THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH

1. Kể về các hoạt động do Đội tổ chức mà em đã tham gia.

2. Vẽ sơ đồ về ý nghĩa của việc tham gia các hoạt động do Đội tổ chức đối với sự thay đổi của bản thân.

Trả lời rút gọn: 

1. 

- Đại hội Chi đội: Em đã tham gia báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của chi đội và đề xuất phương hướng hoạt động trong năm học mới.

- Ngày hội Thiếu nhi: Em đã tham gia các trò chơi dân gian, thi vẽ tranh, thi viết thư pháp.

2.