Slide bài giảng HĐTN 5 bản 2 Chân trời tuần 26

Slide điện tử tuần 26. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn HĐTN 5 bản 2 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

CHỦ ĐỀ 7. TỰ CHỦ VÀ THÍCH ỨNG VỚI MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP MỚI

TUẦN 26

CHÀO CỜ: HÁI HOA DÂN CHỦ

1. Tham gia Hái hoa dân chủ về "An toàn khi giao tiếp trên mạng".

2. Nghe nhận xét và tuyên dương các đội chơi.

Trả lời rút gọn: 

1. HS tham gia tại trường, lớp

2. Lắng nghe nhận xét từ ban giám hiệu nhà trường

 

ĐẢM BẢO AN TOÀN KHI GIAO TIẾP TRÊN MẠNG

HOẠT ĐỘNG 1. TÌM HIỂU VỀ AN TOÀN KHI GIAO TIẾP TRÊN MẠNG

1. Chia sẻ những điều không an toàn khi em giao tiếp trên mạng.

- Thông tin xấu, độc hại;

- Lộ thông tin cá nhân;

- Bị bắt nạt;

- Bị xâm hại;

2. Thảo luận về những hành vi cần thực hiện để đảm bảo an toàn khi giao tiếp trên mạng.

- Từ chối lời mời từ người lạ;

- Gọi Tổng đài 111 nếu gặp rắc rối;

Trả lời rút gọn: 

1. 

- Lừa đảo qua email

- Lừa đảo qua mạng xã hội

- Lừa đảo qua tin nhắn

- Bắt nạt trực tuyến là hành vi sử dụng các phương tiện điện tử để làm tổn thương hoặc quấy rối người khác.

- Rủi ro về quyền riêng tư

 

HOẠT ĐỘNG 2. THỰC HÀNH ĐẢM BẢO AN TOÀN KHI GIAO TIẾP TRÊN MẠNG

1. Thảo luận về các phương án đảm bảo an toàn khi giao tiếp trên mạng trong các tình huống sau:

Tình huống 1

Trong giờ ra chơi, Dung ngồi một mình trong lớp, có vẻ lo lắng, bồn chồn. Hằng đến hỏi thăm thì biết Dung đang bị một nhóm bạn doạ dẫm trên mạng. 

Nếu là Dung, em sẽ làm gì?

Tình huống 2

Long đang đọc báo trên mạng thì có một người lạ nhắn tin dụ dỗ Long truy cập vào một đường dẫn lạ. 

Nếu là Long, em sẽ làm gì?

2. Chia sẻ cách xử lí phù hợp trong các tình huống trên.

3. Kể thêm những tình huống khác mà em đã xử lí để đảm bảo an toàn khi giao tiếp trên mạng.

Trả lời rút gọn: 

1.  Em cần lưu lại bằng chứng về việc bị doạ dẫm như tin nhắn, hình ảnh, video, v.v. Việc này sẽ giúp em có bằng chứng để tố cáo hành vi xấu của nhóm bạn. Em không nên tiếp tục giao tiếp với nhóm bạn đã doạ dẫm em. 

Em có thể chia sẻ với bố mẹ, thầy cô giáo, hoặc một người lớn mà em tin tưởng về việc em đang bị doạ dẫm. Họ sẽ giúp em giải quyết vấn đề này một cách hiệu quả.

Tình huống 2: Em không nên click vào bất kỳ đường dẫn nào được gửi từ người lạ. Em có thể chia sẻ với bố mẹ, thầy cô giáo, hoặc một người lớn mà em tin tưởng về việc em được người lạ dụ dỗ truy cập vào đường dẫn lạ. 

2. Xử lý như hướng dẫn trên

3. 

- Nhận được mail lạ => Em không click vào bất kỳ liên kết nào trong email lạ.

- Khi sử dụng mạng xã hội => Em không chia sẻ thông tin cá nhân như địa chỉ nhà, số điện thoại, v.v. trên mạng xã hội.

- Khi bị bắt nạt trực tuyến => Em chia sẻ với người lớn mà em tin tưởng về việc em bị bắt nạt

 

SINH HOẠT LỚP: THIẾT KẾ BẢNG GHI NHỚ "AN TOÀN GIAO TIẾP TRÊN MẠNG"

1. Thiết kế bảng ghi nhớ theo nhóm.

2. Chia sẻ bảng ghi nhớ trước lớp.

Trả lời rút gọn: 

1. 

An toàn giao tiếp trên mạng

Nguy cơ mất an toàn

Cách ứng phó đảm bảo an toàn

Bị dụ dỗ cung cấp thông tin cá nhân

Không gửi thông tin cá nhân cho người lạ

Khi tham gia vào các nhóm chat trên mạng xã hội

Em không tham gia vào các cuộc trò chuyện mang tính xúc phạm hoặc bạo lực

Khi nhận được email lạ

Em không click vào bất kỳ liên kết nào trong email lạ.

2. HS chia sẻ bảng ghi nhớ trước lớp