Slide bài giảng HĐTN 5 bản 1 Chân trời tuần 12
Slide điện tử tuần 12. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn HĐTN 5 bản 1 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
CHỦ ĐỀ 3. TRI ÂN THẦY CÔ. KẾT NỐI BẠN BÈ
TUẦN 12
SINH HOẠT DƯỚI CỜ: TỔNG KẾT THÁNG HÀNH ĐỘNG "EM LÀ HỌC SINH THÂN THIỆN"
1. Tham gia tổng kết hoạt động trong tháng hành động "Em là học sinh thân thiện".
2. Tuyên dương, khen thưởng tập thể, cá nhân đạt kết quả cao trong tháng hành động
Trả lời rút gọn:
1. Học sinh tham gia tại trường học, lớp học
2. Tổ chức khen thưởng những cá nhân, tập thể có thành tích trong hoạt động trên
HOẠT ĐỘNG 8: ĐỀ XUẤT CÁCH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ NẢY SINH TRONG QUAN HỆ VỚI THẦY CÔ VÀ BẠN BÈ
1. Chọn một vấn đề đã xảy ra trong quan hệ của em với thấy cô hoặc bạn bè và mô tả về vấn đề đó.
2. Xác định cách giải quyết vấn đề trên theo Trả lời rút gọn:
- Nói lời xin lỗi trực tiếp ngay sau khi xảy ra vấn đề
- Nhờ sự hỗ trợ của người khác.
3. Trình bày về cách giải quyết vấn đề của em.
Trả lời rút gọn:
1. Vấn đề: Do có chuyện bắt buộc phải thực hiện nên em đã huỷ buổi đi chơi với Hoà. Sau đó, Hoà đã giận dỗi và không nói chuyện với em nữa
2.
- Nói lời xin lỗi với bạn: Hoà ơi, tớ thật sự xin lỗi vì đã huỷ buổi đi chơi của chúng minh do nhà tớ có chuyện buộc phải có mặt. Mong rằng cậu sẽ hiểu cho tớ. Cuối tuần này, cậu có rảnh không? Tớ muốn rủ cậu đi chơi
- Nhờ sự hỗ trợ của người khác: Nói chuyện với bạn bè chơi chung của cả hai, gia đình để nhờ sự giúp đỡ
3. Em đã nhận lỗi với bạn và chủ động hẹn bạn 1 dịp khác đi chơi cùng, đồng thời nhờ sự giúp đỡ của bạn bè trong lớp để hai chúng em có cơ hội gặp mặt nhau
HOẠT ĐỘNG 9: XỬ LÍ TÌNH HUỐNG NẢY SINH TRONG QUAN HỆ VỚI THẤY CÔ VÀ BẠN BÈ
1. Trao đổi để xây dựng một tình huống thường xảy ra trong quan hệ với thầy cô và bạn bè.
2. Chia sẻ về tình huống vừa xây dựng.
3. Lựa chọn một tình huống đã xây dựng để sắm vai xử lí tình huống đó.
Trả lời rút gọn:
1. Một số tình huống: tổ chức ăn liên hoan tại lớp, tổ chức du lịch trải nghiệm ngắn ngày, tổ chức các buổi giao lưu – vui chơi theo chủ đề => gắn kết tình cảm giữa thầy cô và học trò
2. Lớp 5E tổ chức đi dã ngoại trải nghiệm tại công viên. Trong chuyến đi này, lớp 5E cùng cô chủ nhiệm đã tham gia những trò chơi để gắn kết, xây dựng tình cảm giữa các thành viên trong lớp.
3.
Cô chủ nhiệm (vui vẻ thông báo): Cuối tuần này, lớp chúng ta sẽ tổ chức đi dã ngoại ở công viên Yên Sở các em nhé. Lớp trưởng cử giúp cô nhóm điều hành để dễ dàng quản lý, tổ chức lớp trong buổi dã ngoại đó nhé.
Lớp trưởng (đứng dậy): Em đề cử những bạn trong ban cán sự lớp để tham gia vào nhóm điều hành ạ
Cô chủ nhiệm (cười): Cũng được. Về hoạt động tập thể, những trò chơi trong buổi dã ngoại đấy cô sẽ làm việc với nhóm điều hành. Còn thời gian cụ thể, cô sẽ liên lạc với bố mẹ các em để thống nhất và gửi thông báo cho các em vào cuối tuần này nhé.
Cả lớp (đồng thanh): Vâng ạ!
Cô chủ nhiệm: Được rồi, hi vọng rằng hôm đấy chúng ta sẽ vui hết mình. Còn giờ thì bắt đầu vào bài tập mới thôi!
Như lịch hẹn, sáng chủ nhật tuần ấy, lớp 5E đã tổ chức thành công buổi dã ngoại dưới sự hỗ trợ của cô chủ nhiệm, nhóm điều hành và cha mẹ phụ huynh. Kết thúc buổi dã ngoại, các thành viên trong lớp để hiểu thêm về nhau hơn, khiến các mối quan hệ ngày càng khăng khít
SINH HOẠT LỚP: THAM GIA TRÒ CHƠI TẬP THỂ VÀ CHIA SẺ NHỮNG VIỆC EM ĐÃ LÀM ĐỂ KẾT NỐI BẠN BÈ
1. Chơi trò chơi "Hoà nhập – hoà tan".
Cách chơi:
Cả lớp đứng thành vòng tròn. Quản trò đứng giữa.
- Quản trò: Hoà nhập! Hoà nhập!
- Cả lớp: Nhập mấy? Nhập mấy?
- Quản trò: Nhập ba! Nhập ba!
Cả lớp thực hiện theo hiệu lệnh của quản trò. Bạn nào không vào được nhóm đủ ba người sẽ bị loại khỏi cuộc chơi.
- Quản trò: Hoà tan! Hoà tan!
Cả lớp lại tách ra thành vòng tròn và chơi lượt tiếp theo.
2. Nêu cảm xúc và suy nghĩ của em sau khi tham gia trò chơi.
3. Chia sẻ về những việc em đã làm để kết nối bạn bè và nuôi dưỡng tình bạn trong thời gian qua
Trả lời rút gọn:
1. Học sinh tiến hành chơi trò chơi ở cấp lớp, khối, trường theo như hướng dẫn
2. Sau khi chơi trò chơi, em cảm thấy rất hào hứng, vui vẻ. Các bạn trong lớp dường như trở nên gắn bó, đoàn kết với nhau hơn bao giờ hết.
3. Những việc em đã làm: tổ chức dã ngoại cùng nhau, tham gia cắm trại, tổ chức hoạt động tập văn nghệ cùng nhau,…