Slide bài giảng HĐTN 12 kết nối tuần 4 chủ đề 2: Tôi trưởng thành

Slide điện tử tuần 4 chủ đề 2: Tôi trưởng thành. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn HĐTN 12 Kết nối tri thức sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

CHỦ ĐỀ 2. TÔI TRƯỞNG THÀNH

Hoạt động 8: Thể hiện khả năng tư duy độc lập

1. Tranh biện về những nhận định dưới đây:

- Nên chọn nghề nghiệp theo lời khuyên của bố mẹ hơn là theo sở thích, khả năng của bản thân.

- Chỉ nên chơi với những bạn giỏi hơn mình vì "gần mực thì đen, gần đèn thì rạng". 2. Sắm vai xử lí các tình huống dưới đây thể hiện là người có tư duy độc lập.

+ Tình huống 1:

Phúc và Nhân là bạn của Thanh. Hai bạn có mâu thuẫn và không chơi với nhau. Phúc nói rằng Nhân ích kỉ, đề nghị Thanh cắt đứt tình bạn với Nhân. Nếu Thanh không đồng ý thì Phúc cũng sẽ chấm dứt tình bạn với Thanh.

+ Tình huống 2:

Gia đình Liên có hoàn cảnh khó khăn. Hàng xóm nhà Liên giới thiệu cho bạn một công việc làm thêm qua mạng được hưởng lương cao. Bố mẹ Liên rất mừng và hối thúc Liên sớm nhận lời để giảm bớt khó khăn cho gia đình. Nhưng Liên đọc báo và được biết có nhiều người đã bị lừa khi tìm kiếm việc làm thêm.

+ Tình huống 3:

Mai rủ Hùng tham gia câu lạc bộ ngoại khoá vì phù hợp với đam mê của Hùng. Nhưng Tuấn lại rủ Hùng đi làm thêm để có tiền mua đồ yêu thích. Các bạn chỉ ra những lợi ích và hứng thú khi tham gia câu lạc bộ hay lao động kiếm tiền để thuyết phục Hùng.

Trả lời rút gọn:

1. Những nhận định:

- Nên chọn nghề nghiệp theo lời khuyên của bố mẹ hơn là theo sở thích, khả năng của bản thân

=> Sai vì lựa chọn nghề nghiệp dựa trên sở thích và khả năng cá nhân thì mới có động lực hoàn thành công việc tốt nhất.

- Chỉ nên chơi với những bạn giỏi hơn mình vì "gần mực thì đen, gần đèn thì rạng".

=> Sai vì đây là sự ích kỉ, thực dụng. Mỗi một người đều có những thế mạnh của riêng mình, người không học giỏi không có nghĩa là họ sẽ gây ảnh hưởng xấu đến mình. 

2. 

- Tình huống 1: Nếu là Thanh, em sẽ phân tích và giải thích cho Phúc hiểu rằng suy nghĩ cũng như hành động của bạn là sai và khuyên bạn nên có những ứng xử và lời nói phù hợp hơn

- Tình huống 2: Nếu là Liên, em sẽ đưa tờ báo cho bố mẹ xem, phân tích để bố mẹ hiểu và cảnh giác trước những vụ lừa đảo qua mạng 

- Tình huống 3: Nếu là Hùng, em sẽ lắng nghe ý kiến của các bạn, sau đó tự đánh giá và bình tĩnh suy xét để đưa ra được lựa chọn phù hợp nhất

 

Hoạt động 9: Thể hiện khả năng thích ứng trước sự thay đổi

1. Nêu những việc cần làm để thích ứng trong những trường hợp dưới đây:

+ Trường hợp 1:

Minh thay đổi nguyện vọng ngành học nên cần thay đổi một số môn học để kịp chuẩn bị cho kì thi vào đại học. Thời gian còn lại đến kì thi không còn nhiều, chỉ còn vài tháng.

+ Trường hợp 2:

Do hoàn cảnh gia đình nên bố mẹ phải đi làm xa. Tùng đến sống cùng ông bà trong thời gian bố mẹ không ở nhà. Ông bà Tùng đã già và thường xuyên đau ốm. Khi ở nhà ông bà, Tùng phải đi học xa hơn, đường truyền internet nhà ông bà không ổn định nên khá khó khăn khi cần sử dụng mạng.

+ Trường hợp 3:

Chiến chuẩn bị thi đại học và có thể sẽ sống xa gia đình. Chiến biết rằng môi trường học tập ở trường đại học có nhiều thay đổi, khác so với trường trung học phổ thông. Cuộc sống khi xa gia đình sẽ là một thách thức đối với Chiến khi bạn phải tự làm mọi việc.

2. Liệt kê những thay đổi đang và sẽ diễn ra trong cuộc sống của em.

3. Chỉ ra những việc cần làm để thích ứng với những thay đổi.

Trả lời rút gọn:

1. 

- Trường hợp 1: Minh nên tập trung ôn luyện với những môn học mới và có thể tìm đến sự trợ giúp của thầy cô, bạn bè

- Trường hợp 2: Tùng nên học cách thích nghi với môi trường mới, chủ động xin sự trợ giúp của hàng xóm nếu gặp chuyện khó khăn.

- Trường hợp 3: Chiến nên chuẩn bị sẵn tinh thần chuẩn bị bước vào môi trường mới đồng thời tìm kiếm lời khuyên từ bố mẹ và người lớn có kinh nghiệm để học hỏi về sự tự lập.

2. Những thay đổi đang và sẽ diễn ra trong cuộc sống của em:

- Sau này sẽ phải sống tự lập và tự lo cho bản thân mình

- Cuộc sống ngày càng hiện đại và phát triển

3. Những việc cần làm:

Thay đổi

Những việc cần làm để thích ứng

Sống xa gia đình

- Tập nấu các món ăn đơn giản, đủ dinh dưỡng và phù hợp khả năng tài chính.

- Biết cách chăm sóc bản thân: đảm bảo dinh dưỡng, sử dụng đúng thuốc khi đau ốm,...

- Tập thể dục để nâng cao sức khoẻ.

- Lập kế hoạch chi tiêu phù hợp với số tiền mình có.

- Biết sử dụng tài khoản ngân hàng.

- ...

 

Hoạt động 10: Thể hiện khả năng thích ứng trước sự thay đổi

1. Lập kế hoạch rèn luyện phẩm chất ý chí, sự đam mê, tư duy độc lập và khả năng thích ứng của bản thân.

- Xác định những mục tiêu cần đạt của bản thân trong thời gian tới (ngắn hạn và dài hạn) và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên.

- Liệt kê những vấn đề cần ưu tiên khi rèn luyện phẩm chất ý chí, sự đam mê, tư duy độc lập và khả năng thích ứng của bản thân.

- Dự kiến kết quả cần đạt sau từng khoảng thời gian.

2. Thực hiện kế hoạch rèn luyện phẩm chất ý chi, sự đam mê, tư duy độc lập và khả năng thích ứng của bản thân.

3. Ghi chép, theo dõi quá trình thực hiện và sự thay đổi của bản thân theo thời gian thực hiện kế hoạch.

4. Phân tích và báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch rèn luyện phẩm chất ý chi, sự đam mê, tư duy độc lập và khả năng thích ứng của bản thân với sự thay đổi trong cuộc sống. 

Trả lời rút gọn:

1. Gợi ý:

- Những mục tiêu cần đạt của bản thân trong thời gian tới:

+ Đạt học sinh giỏi trong kì học này

+ Tham gia các lớp về kỹ năng sống, rèn luyện bản thân

+ Học thêm một môn thể thao mới

- Dự kiến kết quả cần đạt: hoàn thành hết những mục tiêu đề ra

2. Học sinh tiến hành thực hiện 

3. Ghi chép, theo dõi quá trình thực hiện và sự thay đổi của bản thân theo thời gian thực hiện kế hoạch.

4. Phân tích và báo cáo kết quả:

- Đánh giá kết quả thực hiện, những điểm mạnh và điểm yếu.

- Phân tích và xác định nguyên nhân dẫn đến việc thực hiện kế hoạch chưa thành công. 

- Điều chỉnh kế hoạch để tiếp tục rèn luyện sau phân tích, đánh giá kết quả thực hiện và thực hiện theo kế hoạch mới.