Slide bài giảng địa lí 7 kết nối bài 19: Châu Nam Cực
Slide điện tử bài 19: Châu Nam Cực. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Địa lí 7 kết nối tri thức sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 19: CHÂU NAM CỰC
Lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam cực
Câu hỏi: Đọc nội dung mục 1, hãy nêu các mốc lớn trong lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam cực.
Giải rút gọn:
- Năm 1820, hai nhà hàng hải người Nga đã phát hiện ra lục địa Nam Cực.
- Đến năm 1900, nhà thám hiểm Boóc-rơ-grê-vim đã đặt chân tới lục địa Nam Cực.
- Ngày 14/12/1911 người đầu tiên tới được điểm cực Nam của Trái Đất là nhà thám hiểm A-mun-sen người Na Uy
- Từ năm 1957, việc nghiên cứu châu Nam Cực mới được xúc tiến mạnh mẽ
Vị trí địa lí
Câu hỏi: Dựa vào thông tin trong mục 2 và bản đồ hinh 2, hãy:
- Xác định trên bản đồ vị trí của châu Nam Cực
- Cho biết vị trí địa lí ảnh hưởng như thế nào tới khí hậu của châu Nam Cực.
Giải rút gọn:
- Đại bộ phận diện tích nằm trong phạm vi phía nam của vòng cực Nam => khí hậu khắc nghiệt, lạnh giá.
- Châu Nam Cực được bao bọc bởi đại dương và nằm cách xa với các châu lục khác.
Đặc điểm tự nhiên
Câu hỏi: Dựa vào thông tin và hình ảnh mục a, hãy nêu đặc điểm tự nhiên của châu Nam cực.
Giải rút gọn:
- Về khí hậu: Nam Cực là châu lục lạnh và khô nhất thế giới. Lượng mưa, tuyết rơi rất thấp, ở vùng ven biển chỉ dưới 200 mm/năm; vào sâu trong lục địa, lượng mưa, tuyết rơi còn thấp hơn nhiều.
- Về địa hình: được coi là một cao nguyên bằng khổng lồ, 98% bề mặt bị phủ bởi lớp băng dày trung bình trên 1720 m.
- Về sinh vật: nghèo nàn. Gần như toàn bộ lục địa Nam Cực là một hoang mạc lạnh, hoàn toàn không có thực vật và động vật sinh sống; chỉ ở ven lục địa mới có một số loài thực vật bậc thấp và một vài loài động vật chịu được lạnh.
Tài nguyên thiên nhiên
Câu hỏi: Dựa vào thông tin trong mục b, hãy kể tên các tài nguyên thiên nhiên ở châu Nam Cực.
Giải rút gọn:
- Châu Nam Cực là nơi dự thữ nước ngọt lớn nhất Trái Đất, chiếm khoảng 60% lượng nước ngọt trên Trái Đất.
- Những nghiên cứu sơ bộ cho thấy lục địa Nam Cực giàu các loại khoáng sản
- Vùng thềm lục địa có tiềm năng về dầu mỏ, khí tự nhiên
Luyện tập – Vận dụng
Câu 1: Trình bày một trong các đặc điểm tự nhiên: địa hình, khí hậu, sinh vật ở châu Nam Cực.
Giải rút gọn:
Nam Cực là châu lục lạnh và khô nhất thế giới.
- Nhiệt độ thấp nhất đo được trong năm 1967 là -94,5°C.
- Lượng mưa, tuyết rơi rất thấp, ở vùng ven biển chỉ dưới 200 mm/năm; vào sâu trong lục địa, lượng mưa, tuyết rơi còn thấp hơn nhiều.
Câu 2: Tìm hiểu về tác động của việc tan băng ở châu Nam Cục do biến đổi khí hậu toàn cầu đối với thiên nhiên hoặc con người trên Trái Đất.
Giải rút gọn:
- Nắng nóng kéo dài
Các đợt nắng nóng khiến nhiều vùng đất trở nên khô cằn, khan hiếm nguồn nước sạch. Tình trạng cháy rừng diễn ra ngày càng nhiều, mất kiểm soát, bão bụi và lũ quét triền miên.
- Ảnh hưởng đến phương tiện qua lại trên biển: Băng tan tạo ra những tảng băng lớn ảnh hưởng đến tàu thuyền qua lại.
- Mực nước biển dâng cao
- Tan băng ở châu Nam Cực gây ô nhiễm không khí: Nhiệt độ tăng cao do lượng khí thải từ xe cộ, nhà máy và các nguồn khác gây thủng tầng ozon.
- Nhiều loại sinh vật biến mất hoặc rơi vào nguy cơ diệt vong lớn do mất môi trường sống, do nạn phá rừng hay nước biển ấm lên. Loài chim cánh cụt ở Nam Cực là điển hình trong số đó.