Slide bài giảng địa lí 7 kết nối bài 16: Đặc điểm tự nhiên Trung và Nam Mỹ

Slide điện tử bài 16: Đặc điểm tự nhiên Trung và Nam Mỹ. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Địa lí 7 kết nối tri thức sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 16: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN TRUNG VÀ NAM MỸ

Sự phân hóa tự nhiên theo chiều Bắc - Nam

Câu hỏi: Dựa vào thông tin và hình ảnh trong mục 1, hãy trình bày sự phân hoá thiên nhiên theo chiều bắc – nam ở Trung và Nam Mỹ.

Giải rút gọn:

Thiên nhiên phân hoá theo chiều bắc – nam:

- Đới khí hậu xích đạo: nóng ẩm quanh năm, rừng mưa nhiệt đới phát triển trên diện rộng.

- Đới khí hậu cận xích đạo: một năm có hai mùa rõ rệt, thảm thực vật điển hình là rừng thưa nhiệt đới.

- Đới khí hậu nhiệt đới nóng, lượng mưa giảm dần từ đông sang tây. Cảnh quan cũng thay đổi từ rừng nhiệt đới ẩm đến xa van, cây bụi và hoang mạc.

- Đới khí hậu cận nhiệt mùa hạ nóng, mùa đông ẩm. Nơi mưa nhiều có thảm thực vật là rừng cận nhiệt và thảo nguyên rừng. Nơi mưa ít cảnh quan bán hoang mạc và hoang mạc.

- Đời khí hậu ôn đới: mát mẻ quanh năm. Cảnh quan điển hình là rừng hỗn hợp và bản hoang mạc.

Sự phân hóa tự nhiên theo chiều đông - tây

Câu hỏi: Dựa vào hình 1 (trang 140) và thông tin trong mục 2, hãy trình bày sự phân hoá tự nhiên theo chiều đông - tây ở Trung và Nam Mĩ.

Giải rút gọn:

Ở Trung Mỹ, phía đông và các đảo có lượng mưa nhiều hơn phía tây nên thảm rừng mưa nhiệt đới phát triển. Phía tây khô hạn nên chủ yếu là xa van, rừng thưa

Ở Nam Mỹ, sự phân hoá tự nhiên theo chiều đông – tây thể hiện rõ nhất ở địa hình:

+ Phía đông là các sơn nguyên bị bào mòn mạnh, địa hình chủ yếu là đồi núi thấp. Sơn nguyên Guy-a-na có khí hậu nóng ẩm, rừng rậm rạp, sơn nguyên Bra-xin có khí hậu khô hạn hơn nên cảnh quan rừng thưa và xa van là chủ yếu.

+ Ở giữa là các đồng bằng rộng và bằng phẳng. Đồng bằng A-ma-dôn nằm trong khu vực có khí hậu xích đạo và cận xích đạo nóng ẩm, mưa nhiều nên thảm thực vật rừng mưa nhiệt đới bao phủ, hệ thực – động vật vô cùng phong phú.

+ Phía tây là miền núi An-đét cao trung bình 3 000 – 5 000 m, gồm nhiều dãy núi, xen giữa là các thung lũng và cao nguyên. Thiên nhiên có sự khác biệt rõ rệt giữa sườn đông và sườn tây.

Sự phân hóa tự nhiên theo chiều cao

Câu hỏi: Dựa vào thông tin và quan sát hình 4 trong mục 3, hãy:

- Kể tên các đai thực vật theo chiều cao của sườn đồng dãy An-đét qua lãnh thổ Pê-ru.

- Cho biết các đai thực vật được phân bố theo độ cao như thế nào.

Giải rút gọn:

Các đai thực vật theo chiều cao của sườn đồng dãy An-đét qua lãnh thổ Pê-ru: Rừng nhiệt đới; Rừng lá rộng; Rừng lá kim; Đồng cỏ; Đồng cỏ núi cao; Băng tuyết

Các đai khí hậu phân bố ở các độ cao: Rừng nhiệt đới: 0 – 1000m; Rừng lá rộng: 1000 – 1300m; Rừng lá kim: 1300 – 2000m; Đồng cỏ: 3000-4000m; Đồng cỏ núi cao: 4000-5000m; Băng tuyết: trên 5000m

Luyện tập – Vận dụng

Câu 1: Trình bày một đặc điểm tự nhiên (địa hình, khí hậu, đới thiên nhiên) ở khu vực Trung và Nam Mỹ.

Giải rút gọn:

Đới thiên nhiên ở Trung và Nam Mĩ phân theo chiều bắc - nam

  • Đới khí hậu xích đạo: nóng ẩm quanh năm, rừng mưa nhiệt đới phát triển trên diện rộng.
  • Đới khí hậu cận xích đạo: một năm có hai mùa rõ rệt, thảm thực vật điển hình là rừng thưa nhiệt đới.
  • Đới khí hậu nhiệt đới nóng, lượng mưa giảm dần từ đông sang tây..
  • Đới khí hậu cận nhiệt mùa hạ nóng, mùa đông ẩm. Nơi mưa nhiều có thảm thực vật điền hình là rừng cận nhiệt và thảo nguyên rừng. Nơi mưa ít có cảnh quan bán hoang mạc và hoang mạc.
  • Đới khí hậu ôn đới: mát mẻ quanh năm. 

Câu 2: Sưu tầm thông tin về kênh đào Pa-na-ma.

Giải rút gọn:

Kênh đào Panama là một tuyến đường thủy nhân tạo dài 82 km ở Panama nối Đại Tây Dương với Thái Bình Dương và phân chia Bắc và Nam Mỹ. Kênh đào cắt ngang eo đất Panama và là đường dẫn cho thương mại hàng hải. Kênh đào Panama giúp giảm đáng kể thời gian tàu thuyền đi lại giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.