Slide bài giảng địa lí 6 cánh diều bài 18: Sông. Nước ngầm và băng hà
Slide điện tử bài 18: Sông. Nước ngầm và băng hà. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Địa lí 6 cánh diều sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 18: SÔNG. NƯỚC NGẦM VÀ BĂNG HÀ
Phần mở đầu
Đã bao giờ em tự hỏi: Sông bắt nguồn từ đâu? Sông lấy nước từ đâu? Nước trong sông có bao giờ khô cạn? Tại sao lại có các ốc đảo xanh tươi giữa hoang mạc? ... Có hàng vạn câu hỏi liên quan đến sông, nước ngầm và băng hà mà chúng ta cần giải đáp.
Sông
Câu 1:
- Quan sát hình 18.1, hãy kể tên một con sông là phụ lưu và một con sông là chi lưu của sông Hồng?
- Trình bày mối quan hệ giữa mùa lũ của sông với các nguồn cung cấp nước sông?
Trả lời rút gọn:
- Quan sát hình 18.1, em thấy:
+ Tên một con sông là phụ lưu của sông Hồng: sông Đà, sông Lô
+ Tên một con sông là chi lưu của sông Hồng: Sông Đuống, sông Luộc, sông Đáy, sông Đài.
- Mối quan hệ giữa mùa lũ của sông với các nguồn cung cấp nước sông:
+ Phần lớn các sông có nguồn cung cấp nước là mưa, đây thường là những sông lớn, chế độ nước rất rõ rệt, mùa mưa cũng là mùa lũ của sông.
+ Một số nơi vùng ôn đới, nguồn cung cấp nước của sông lại là băng hà, tuyết tan nên mùa lũ thường vào mùa xuân và đầu hè.
Câu 2:
- Tại sao phải sử dụng tổng hợp nước sông, hồ?
- Tại sao cần phải sử dụng tiết kiệm và bảo vệ chất lượng nước sông, hồ?
Trả lời rút gọn:
- Phải sử dụng tổng hợp nước sông, hồ vì nó góp phần khai thác tốt nhất các giá trị của sông, hồ, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường nước và phát triển bền vững.
- Cần sử dụng tiết kiệm và bảo vệ chất lượng nước sông, hồ bởi nó có giá trị rất lớn đối với con người.
Nước ngầm và băng hà
Câu 3: Quan sát hình 18.2, hãy cho biết điều kiện để hình thành nước ngầm
Tại sao cần sử dụng tiết kiệm và tránh làm ô nhiễm nước ngầm?
Trả lời rút gọn:
+ Nước mưa hay tuyết tan ngấm xuống đất và xuống sâu qua các tầng đá.
+ Bên dưới tầng chứa nước là đất sét hoặc vật liệu mịn không có khả năng thấm nước (tầng không thấm nước)
+ Tầng nước ngầm nằm giữa hai tầng không thấm nước.
Câu 4: Hãy nêu tầm quan trọng của băng hà?
Trả lời rút gọn:
- Băng hà giữ tới 99% lượng nước ngọt trên thế giới.
- Băng tan là nguồn cung cấp nước quan trọng cho nhiều sông lớn như: sông Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công...
Phần luyện tập và vận dụng
Câu 5: Hãy kể tên các bộ phận của một dòng sông lớn. Lấy ví dụ
Trả lời
Tên các bộ phận của một sông lớn là: phụ lưu và chi lưu
+ Phụ lưu là các sông đổ vào sông chính vào một con sông chính
+ Chi lưu là các sông làm nhiệm vụ thoát nước cho sông chính.
Câu 6: Tại sao nói: Ở vùng khí hậu nhiệt đới, chế độ nước phụ thuộc vào chế độ mưa?
Trả lời rút gọn:
Khí hậu ở vùng nhiệt độ chia thành hai mùa mưa và mùa khô rõ rệt. Trong khi đó, chế độ nước lại phụ thuộc vào lượng nước mưa.
Câu 7: Hãy cho biết một số biện pháp để hạn chế tình trạng ô nhiễm nước sông, hồ?
Trả lời rút gọn:
- Cần có những biện pháp xử lý rác thải sinh hoạt đúng cách, hợp vệ sinh để tránh gây ô nhiễm nguồn nước
- Nước thải từ các khu công nghiệp, y tế cần phải xử lý cẩn thận, đúng theo quy định trước khi xả thải ra môi trường bên ngoài.
- Sử dụng tiết kiệm nước và biết tận dụng những nguồn nước tự nhiên như nước mưa.
Câu 8: Hãy lấy ví dụ để thấy được việc sử dụng kết hợp nước sông, hồ ở nước ta?
Trả lời rút gọn:
Em thực hiện theo hướng dẫn.