Slide bài giảng công nghệ thiết kế 10 cánh diều bài 13: Biểu diễn ren

Slide điện tử bài 13: Biểu diễn ren. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Công nghệ thiết kế 10 Cánh diều sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 13: BIỂU DIỄN REN

KHỞI ĐỘNG

GV yêu cầu HS quan sát hình 13.1 và đặt câu hỏi: Em hãy cho biết tác dụng của ren trong các sản phẩm ỏ hình 13.1?

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM

  • Khái quát chung về ren
  • Biểu diễn quy ước ren

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Khái quát chung về ren

Hãy nêu công dụng của ren?

- Ren ngoài, ren trong có đặc điểm gì?

Nội dung ghi nhớ:

- Ren dùng để lắp ghép và truyền chuyển động.

- Ren ngoài là ren được hình thành trên bề mặt ngoài của hình trụ.

+ Đối với ren ngoài:

  • Đường đỉnh ren nằm ngoài đường chân ren.
  • Vòng đỉnh ren nằm ngoài vòng chân ren.

- Ren trong là ren được hình thành trên bề mặt trong của hình trụ.

+ Đối với ren trong:

  • Đường đỉnh ren nằm trong đường chân ren.
  • Vòng đỉnh ren nằm trong vòng chân ren.

2. Biểu diễn quy ước ren

- Để biểu diễn ren, ta có những quy ước nào?

Nội dung ghi nhớ:

Trong các bản vẽ kĩ thuật, ren được biểu diễn theo quy ước:

- Ren thấy: 

+ Đường đỉnh ren vẽ bằng nét liền đậm.

+ Đường chân ren vẽ bằng nét liền mảnh.

- Ren khuất: Đường đỉnh ren, đường chân ren và đường giới hạn ren đều vẽ bằng nét đứt mảnh.

- Kí hiệu quy ước ren gồm:

+ dạng ren

+ đường kính d

+ bước ren và hướng xoắn.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Hoàn thành bài tập trắc nghiệm sau:

Câu 1: Trong các chi tiết sau, chi tiết nào có ren?

A. Đèn sợi đốt

B. Đai ốc

C. Bulong

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 2: Quy ước về đường đỉnh ren của ren trục và ren lỗ khác nhau như thế nào ? 

A. Đường đỉnh ren của ren lỗ nằm ngoài đường chân ren

B. Đường đỉnh ren của ren trục nằm ngoài đường chân ren

C. Đường đỉnh ren của ren trục nằm trong đường chân ren

D. Đáp án A, B, C

Câu 3: Đối với ren bị che khuất, dùng nét đứt vẽ:

A. Đường đỉnh ren

B. Đường chân ren

C. Đường giới hạn ren

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 4: Quy ước nào đúng khi vẽ ren trong có mặt cắt nhìn thấy:

A. Đường giới hạn ren đư­ợc vẽ bằng nét liền mảnh

B. Đường chân ren được vẽ bằng nét liền đậm

C. Đường đỉnh ren đ­ược vẽ bằng nét liền mảnh

D. Vòng chân ren đ­ược vẽ hở bằng nét liền mảnh

Câu 5: Ren được hình thành ở mặt trong của lỗ được gọi là: 

A. Ren trong

B. Ren ngoài

C. Ren không nhìn thấy

D. Đáp án A hoặc B

Gợi ý đáp án:

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

D

B

C

D

A

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Câu 1:Em hãy nêu kết cấu của ren?

Câu 2:Em hãy nêu một số đồ vật có ren?