Slide bài giảng công nghệ thiết kế 10 cánh diều bài 11: Hình chiếu trục đo
Slide điện tử bài 11: Hình chiếu trục đo. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Công nghệ thiết kế 10 Cánh diều sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 11: HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO
KHỞI ĐỘNG
- GV đặt câu hỏi:
+ Hình 11.la và 11.lb có biểu diễn cùng hình dạng của một vật thể hay không?
+ Hình nào dễ hình dung hình dạng của vật thể hơn?
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM
- Tìm hiểu khái niệm, phương pháp xây dựng và đặc điểm của hình chiếu trục đo
- Tìm hiểu hình chiếu trục đo vuông góc đều và xiên góc cân
- Vẽ hình chiếu trục đo
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Tìm hiểu khái niệm, phương pháp xây dựng và đặc điểm của hình chiếu trục đo
- Nêu khái niệm hình chiếu trục đo?
- Em hãy trình bày phương pháp hình chiếu trục đo.
- Hãy nêu đặc điểm của hình chiếu trục đo?
Nội dung ghi nhớ:
- Khái niệm: Hình chiếu trục đo là hình biểu diễn đồng thời cả ba chiều của vật thể và được xây dựng bằng phép chiếu song song.
- Phương pháp hình chiếu trục đo:
Gắn hệ toạ độ vuông góc Oxyz lên vật thể. A Chiếu vật thể cùng hệ toạ độ vuông góc theo phương chiếu S (S không song song với các trục toạ độ) lên mặt phẳng hình chiếu (P) Hình chiếu của vật thể thu được trên mặt phẳng hình chiếu được gọi là hình chiếu trục đo, hình chiếu của các trục toạ độ được gọi là các trục đo.
- Đặc điểm:
Các trục O'x', O'y, Oz được gọi là các trục đo, góc x'O'y', góc x'O'z',góc y'O'z' gọi là góc trục đo.
Tỉ số = p, = q, = r gọi là hệ số biến dạng theo các trục đo O'x', Oy', O'z'.
2. Tìm hiểu hình chiếu trục đo vuông góc đều và xiên góc cân
- Những loại hình chiếu trục đo nào thường được sử dụng trong bản vẽ kĩ thuật?
Nội dung ghi nhớ:
- Bản vẽ kĩ thuật thường sử dụng hai loại hình chiếu trục đo là hình chiếu trục do vuông góc đều và hình chiếu trục đo xiên góc cân.
- Các thông số như bảng 11.1
3. Vẽ hình chiếu trục đo
- Em hãy cho biết vẽ hình chiếu trục đo có những bước nào?
Nội dung ghi nhớ:
- Bước 1: Dựng trục đo và khối hộp bao ngoài Căn cứ hệ số biến dạng và kích thước chung (dài, rộng, cao) của vật thể dựng khối hộp bao ngoài.
- Bước 2: Thêm hoặc bớt các khối
+ Vẽ mặt bậc: Từ mặt trước khối hộp, lấy kích thước theo chiều cao (theo trục z'), chiều rộng (theo trục y) xác định khối hộp cần bớt đi để tạo mặt bậc.
+ Vẽ lỗ trụ: Xác định tâm, vẽ hình chiếu trục đo của đường tròn thể hiện mặt trước. Sau đó, dời tâm theo trục y' vẽ hình chiếu trục đo của đường tròn thể hiện mặt sau của lỗ trụ.
- Bước 3: Hoàn thiện: Xoá bỏ nét khuất, nét thừa, nét phụ. Tô đậm đường bao. Lưu ý: Trên hình chiếu trục do không thể hiện nét đứt.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Hoàn thành bài tập trắc nghiệm sau:
Câu 1: Vẽ hình chiếu trục đo của vật thể gồm mấy bước?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 2: Hình chiếu trục đo vuông góc đều có:
A. p = q = r = 0,5
B. Ba hệ số biến dạng khác nhau
C. Phương chiếu vuông góc với mặt phẳng hình chiếu
D. Phương chiếu không vuông góc với mặt phẳng hình chiếu
Câu 3: Các trục đo biểu thị:
A. Biểu diễn một phần của vật thể dưới dạng hình cắt.
B. Hình chiếu vuông góc với mặt phẳng cắt.
C. Hình chiếu của các trục tọa độ.
D. Cả 3 ý trên.
Câu 4: Khái niệm hình chiếu trục đo:
A. Là hình biểu diễn hai chiều của vật thể và được xây dựng bằng phép chiếu song song.
B. Là hình biểu diễn đồng thời cả ba chiều của vật thể và được xây dựng bằng phép chiếu song song.
C. Là hình được xây dựng bẳng phép chiếu song song.
D. Đáp án khác.
Câu 5: Bước 1 của vẽ hình chiếu trục đo của vật thể là:
A. Vẽ hình chiếu trục do của hình hộp bao ngoài vật thể có kích thước: dài a, rộng b và cao c đặt lên ba trục đo theo hệ số biến dạng của chúng.
B. Gắn hệ trục tọa độ Oxyz vào vật thể. Từ các hình chiếu vuông góc đã cho, phác họa hình dáng không gian của vật thể.
C. Tẩy các đường nét phụ, đường khuất, tô đậm các cạnh thấy.
D. Vẽ các thành phần của vật thể.
Gợi ý đáp án:
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Đáp án | C | C | D | B | B |
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Hệ số biến dạng của hình chiếu trục đo vuông góc đều là gì?
Câu 2: Các trục tọa độ Oxyz gắn với vật thể theo các chiều nào?