Slide bài giảng công nghệ 7 chân trời bài 7: Trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng

Slide điện tử bài 7: Trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Công nghệ 7 chân trời sáng tạo sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 7: TRỒNG, CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ RỪNG

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

GV yêu cầu HS đọc tình huống mở đầu và trả lời câu hỏi: Làm thế nào để phát triển rừng, giúp ích cho đời sống và sản xuất?

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM:

1: Trồng rừng

1. Chuẩn bị

2. Trồng rừng bằng cây con

3. Chăm sóc rừng sau khi trồng

2: Bảo vệ rừng

1. Sự cần thiết phải bảo vệ rừng

2. Các biện pháp bảo vệ rừng

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1: Trồng rừng

Học sinh quan sát hình 7.1, làm việc theo cặp đôi và trả lời câu hỏi:Cho biết ưu điểm khi trồng rừng bằng cây con? Phương pháp trồng rừng bằng cây con có bầu đất và cây con rễ trần có nhược điểm như thế nào?”

Nội dung ghi nhớ:

1. Chuẩn bị

a. Chuẩn bị cây con

- Giống cây rừng chuẩn bị đem trồng gồm có cây con có bầu đất và cây con rễ trần

- Chuẩn bị cây giống bảo đảm số lượng và chất lượng giống tốt. Chọn cây con đủ tiêu chuẩn, cây khoẻ, sinh trưởng, phát triển tôi, cân đối.

- Trồng ngay khi xuất cây con khỏi vườn ươm. Nếu chưa trồng ngay thì để cây con nơi thoáng mát, đất bằng phẳng và đảm bảo đủ ẩm cho cây trong thời gian không quá 15 ngày.

b. Làm đất trồng cây

- Đào hố là cách làm đất được áp dụng phổ biến trong trồng rừng ở nước ta

2. Trồng rừng bằng cây con

a. Trồng rừng bằng cây con có bầu đất

- Bước 1: Tạo lỗ trong hố trồng cỏ độ sâu lớn hơn chiều cao của bầu đất.

- Bước 2: Cần thận rạch bỏ vỏ bầu đất của cây con, không làm bề bau dat.

- Bước 3: Đặt ngay ngắn bầu cây con xuống giữa hồ trồng sao cho bầu đất và thân cây thẳng đứng, cổ rễ nằm dưới mặt đất khoảng 2-3 cm.

- Bước 4: Lấp và nén đất lần 1: lấp bằng đất tơi nhuyễn cao khoảng 1/2 đến 2/3 bầu, nén chặt xung quanh bầu đất. 

- Bước 5: Lấp và nên đất lần 2: lấp đất tới cổ rễ và nén kín gốc cây con.

- Bước 6. Vun gốc; vun đất cao hơn gốc cây.

3. Chăm sóc rừng sau khi trồng

- Thực hiện các công việc như: Làm cỏ, xới đất, vun gốc, phát quang; Tỉa và trồng dặm ; Bón phân, làm rào bảo vệ

2: Bảo vệ rừng

Học sinh quan sát hình 7.7 và đưa ra câu hỏi: 

+ Rừng có thể mất do nguyên nhân nào?

+ Vì sao cần bảo vệ rừng?

Nội dung ghi nhớ:

1. Sự cần thiết phải bảo vệ rừng

- Việc phát triển rừng trồng cần kết hợp với bảo vệ rừng nhằm mục đích:

+ Giữ gìn tài nguyên thực vật, động vật, đất rừng hiện có

+ Tạo điều kiện thuận lợi để ứng phát triển, bảo vệ môi trường sinh thái và tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao giúp ích cho đời sống và sản xuất của xã hội

2. Các biện pháp bảo vệ rừng

- Tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho nhân dân về bảo vệ, phát triển rừng,

- Các địa phương, đơn vị, chủ rừng chủ động thực hiện các phương án tuần tra, canh gác, phòng cháy, chữa cháy rừng. chuẩn bị sẵn sàng máy móc, trang thiết bị dụng cụ chữa cháy

- Nghiêm cấm mọi hành động phá hoại rừng, gây cháy rừng, lấn chiếm rừng và đất rừng, săn bắt, mua bản, vận chuyển, bắt giữ lâm sản cũng như các loài động vật rừng bị cấm khai thác, săn bắt,...

………………..