Slide bài giảng công nghệ 7 chân trời bài 3: Quy trình trồng trọt
Slide điện tử bài 3: Quy trình trồng trọt. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Công nghệ 7 chân trời sáng tạo sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 3: QUY TRÌNH TRỒNG TRỌT
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- GV nêu tình huống ở phần mở đầu: Em về quê thăm bác và muốn giúp bác trồng cây. Công việc trồng cây phải thực hiện theo trình tự thế nào nhỉ?
Gợi ý:
Các công việc trồng cây như: xới đất, bón phân, trồng cây, tưới nước, thu hoạch.
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM:
- Chuẩn bị đất trồng
- Chuẩn bị giống cây trồng
- Gieo trồng
- Chăm sóc cây
- Thu hoạch
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Chuẩn bị đất trồng
- GV yêu cầu HS quan sát Hình 3.1 trong SHS và chỉ ra các công việc thuộc giai đoạn chuẩn bị đất trồng?
Nội dung ghi nhớ:
- Các bước chuẩn bị đất trồng:
+ Bước 1: Xác định diện tích đất trống: xác định được diện tích đất dự tính trồng cây.
+ Bước 2: Vệ sinh đất trồng:
- Tàn dư cây trồng đã được thu dọn
- Đất sạch cỏ dại
+ Bước 3: Làm đất và cải tạo đất:
- Đất được trộn đều, tơi xốp, thoáng khí, bằng mặt
- Luống thẳng, phẳng có rãnh thoát nước, tiêu độc. Khoảng cách giữa các mô phù hợp với loại cây trồng.
- Đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cây con bén rễ.
- Đảm bảo đất được khử phèn, khử mặn.
2. Chuẩn bị giống cây trồng
GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm :
+ Nhóm 1,2,3: Cho biết cây con nào không nên chọn để trồng. Vì sao?
+ Nhóm 4,5,6: Giả sử vẫn sử dụng cây con bị sâu hại thì nên xử lí như thế nào trước khi trồng?
Nội dung ghi nhớ:
- Mục đích: nhằm đảm bảo hạt giống hoặc cây con khoẻ mạnh, sạch sâu, bệnh, đủ số lượng để gieo trồng.
- Các bước thực hiện:
+ Bước 1: Lựa chọn giống để gieo trồng
- Đối với hạt giống: kích thước hạt đồng đều, không bị sâu, bệnh, không lẫn với các giống khác.
- Đối với cây con: cây khoẻ, đồng đều, không sâu bệnh.
+ Bước 2: Xử lí giống trước khi gieo trồng:
- Đối với hạt giống: đảm bảo hạt đã hút no nước, nứt vỏ và nhú mầm
- Đối với cây con: không còn cành có lá héo, gãy, thủng, biến dạng, lá bị đốm đen, đốm nâu hoặc biến dạng bất thường.
+ Bước 3: Kiểm tra số lượng hạt giống/cây con.
3. Gieo trồng
- GV yêu cầu HS quan sát Hình 3.5, thảo luận nhóm theo kĩ thuật khăn trải bàn và trả lời: Hãy trình bày các hình thức gieo trồng cây được minh hoạ ở Hình 3.5.
Nội dung ghi nhớ:
- Mục đích: gieo đúng thời vụ, đúng kĩ thuật để cây được trồng ở điều kiện khí hậu, mật độ thích hợp, giúp cây phát triển thuận lợi, đạt năng suất cao.
- Các bước gieo trồng:
+ Bước 1: Xác định thời vụ, phương tiện, các thức gieo trồng:
- Thời vụ gieo trồng phải phù hợp với hạt giống, cây con dự định trồng
- Xác định được phương tiện, cách thức dự định trồng.
+ Bước 2: Kiểm tra hạt giống hoặc cây con và đất trồng
- Hạt giống/cây con phải khoẻ, không sâu, bênh và hạt đã được ngâm ủ (nếu cần)
- Đất đủ ẩm, tơi xốp.
+ Bước 3: Tiến hành gieo trồng
- Khoảng cách đều nhau
- Độ sâu khi đặt hạt giống/cây con phải phù hợp với giống cây.
4. Chăm sóc cây
- Vì sao cần tỉa, dặm cây sau một thời gian gieo trồng?
- Khi chăm sóc cây trồng cần áp dụng những biện pháp nào để đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường?
Nội dung ghi nhớ:
- Mục đích: nhằm nuôi dưỡng, bảo vệ, phòng trừ các yếu tố gây hại cho cây như tưới nước, bón phân, vun, xới, tỉa, dặm, diệt cỏ dại và phòng trừ sâu, bệnh cho cây.
- Các công việc chăm sóc cây:
+ Tỉa, dặm cây: đảm bảo khoảng cách giữa các hàng, các cây và mật độ cây.
+ Làm cỏ, vun xới: đất sạch cỏ, không có sâu, bệnh; đất tơi xốp.
+ Tưới nước, tiêu nước: Tươi nước đầy đủ và kịp thời; tiêu nước kịp thời và nhanh chóng.
+ Phòng trừ sâu, bệnh: cây không bị sâu, bệnh.
……………………………………………….