Slide bài giảng Công nghệ 12 Điện - điện tử Kết nối bài 20: Thực hành Mạch khuếch đại đảo
Slide điện tử bài 20: Thực hành Mạch khuếch đại đảo. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Công nghệ 12 Điện - điện tử Kết nối tri thức sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 20. THỰC HÀNH : MẠCH KHUẾCH ĐẠI ĐẢO
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời: Nhìn vào hai vạch màu trên điện trở, em hãy cho biết đâu là điện trở 1kΩ và 2,2kΩ ?
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM:
- Tìm hiểu về mục đích, yêu cầu, sơ đồ mạch điện
- Chuẩn bị dụng cụ và vật liệu
- Luyện tập
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu về mục đích, yêu cầu, sơ đồ mạch điện
GV đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu: Em hãy trình bày mục đích, yêu cầu của bài thực hành: Mạch khuếch đại đảo. Vẽ sơ đồ mạch điện. Nêu công thức tính Ura và hệ số khuếch đại của mạch.
Nội dung ghi nhớ:
1. Mục đích
- Lắp ráp và khảo sát hoạt động cho mạch khuếch đại đảo.
2. Yêu cầu
- Mạch hoạt động đúng chức năng.
- Liên kết giữa các phần tử trên mạch chắc chắn, gọn gàng.
3. Sơ đồ mạch điện
- Sơ đồ mạch khuếch đại đảo sử dụng IC LM741.
- Sử dụng các chân 2,3,4,6,7 của IC LM741.
- Công thức:
+ Mạch khuếch đại đảo thực hiện khuếch đại biên độ tín hiệu lối vào đảo U vào như công thức, dầu trừ thể hiện sự ngược pha của tín hiệu lối ra so với tín hiệu lối vào.
Ura= - R2R1. Uvào
+ Hệ số khuếch đại của mạch phụ thuộc vào các điện trở. Trong đó G là hệ số khuếch đại của mạch được xác định như công thức.
G=R2R1
Hoạt động 2. Chuẩn bị dụng cụ và vật liệu
GV đưa ra câu hỏi: Để tiến hành bài thực hành, em cần chuẩn bị những dụng cụ và vật liệu nào?
Nội dung ghi nhớ:
…………………………………………………………….
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Từ nội dung bài học, GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập trắc nghiệm sau:
Câu 1: Mạch khuếch đại đảo sử dụng IC nào trong bài thực hành này?
A. IC 555
B. IC LM741
C. IC 4017
D. IC LM358
Câu 2: Chân nào của IC LM741 được sử dụng để kết nối đầu vào trong mạch khuếch đại đảo?
A. Chân 1 và 2
B. Chân 2 và 3
C. Chân 4 và 7
D. Chân 5 và 6
Câu 3: Mạch khuếch đại đảo làm gì với tín hiệu đầu vào?
A. Khuếch đại tín hiệu đầu vào với cùng pha
B. Khuếch đại tín hiệu đầu vào và đảo pha
C. Giảm biên độ tín hiệu đầu vào
D. Không ảnh hưởng đến tín hiệu đầu vào
Câu 4: Hệ số khuếch đại G của mạch khuếch đại đảo được xác định bằng công thức nào?
A. G=R1/R2
B. G=R2/R1
C. G=(R1+R2 )/R1
D. G=(R1х R2 )/R1
Câu 5: Để đo điện áp đầu ra Ura của mạch khuếch đại đảo, bạn cần đo tại chân nào của IC LM741?
A. Chân 3
B. Chân 4
C. Chân 6
D. Chân 7
Nội dung ghi nhớ:
Câu 1 - B | Câu 2 - B | Câu 3 - B | Câu 4 - B | Câu 5 - C |
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập sau:
Câu 1: Dựa trên mạch khuếch đại đảo đã lắp ráp, hãy giải thích tại sao tín hiệu đầu ra lại bị đảo pha so với tín hiệu đầu vào? Trong quá trình thực hành, yếu tố nào ảnh hưởng đến hệ số khuếch đại của mạch và làm thế nào để điều chỉnh hệ số này?
Câu 2: Nếu mạch khuếch đại đảo không hoạt động đúng chức năng (tín hiệu đầu ra không khuếch đại hoặc bị sai lệch), bạn sẽ kiểm tra và khắc phục lỗi ở những bước nào trong quá trình lắp ráp? Hãy nêu cụ thể các bước kiểm tra và giải pháp khắc phục.