Slide bài giảng Công nghệ 12 Điện - điện tử Kết nối bài 17: Thực hành Mạch phát hiện dòng điện xoay chiều trong dây dẫn
Slide điện tử bài 17: Thực hành Mạch phát hiện dòng điện xoay chiều trong dây dẫn. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Công nghệ 12 Điện - điện tử Kết nối tri thức sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 17.THỰC HÀNH: MẠCH PHÁT HIỆN DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU TRONG DÂY DẪN
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời: Để kiểm tra một dây dẫn có dòng điện xoay chiều chạy qua, ta đưa cuộn cảm L của một mạch điện đến gần dây dẫn đó, theo các em sẽ có hiện tượng gì xảy ra.
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM:
- Tìm hiểu về mục đích, yêu cầu, sơ đồ mạch điện
- Chuẩn bị dụng cụ và vật liệu
- Luyện tập
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu về mục đích, yêu cầu, sơ đồ mạch điện
GV đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu: Em hãy trình bày mục đích, yêu cầu của bài thực hành: Mạch phát hiện dòng điện xoay chiều trong dây dẫn. Vẽ sơ đồ mạch điện.
Nội dung ghi nhớ:
1. Mục đích
Lắp ráp vào khảo sát hoạt động của mạch phát hiện dòng điện xoay chiều trong dây dẫn sử dụng các linh kiện điện tử cơ bản
2. Yêu cầu
- Mạch hoạt động đúng chức năng.
- Liên kết giữa các linh kiện trên mạch chắc chắc, gọn gàng.
3. Sơ đồ mạch điện
Hình 17.1. Sơ đồ nguyên lí mạch phát hiện dòng điện xoay chiều trong dây dẫn.
- Kiểm tra dòng điện xoay chiều qua dây dẫn: đưa cuộn cảm L của mạch điện đến gần dây dẫn.
→ Nếu đèn led bật sáng là có dòng điện xoay chiều đi qua dây dẫn và ngược lại.
Hoạt động 2. Chuẩn bị dụng cụ và vật liệu
GV đưa ra câu hỏi: Để tiến hành bài thực hành, em cần chuẩn bị những dụng cụ và vật liệu nào?
Nội dung ghi nhớ:
- Đồng hồ vạn năng: 1 chiếc.
- Bo mạch thứ: 1 chiếc
- Dây thông tin một lõi để nối mạch điện: 2m
- Điện trở 330Ω: 1 chiếc.
- Cuộn cảm lõi không khí 3μH.
- Tụ phân cực 0,47μF - 50V: 1 chiếc.
- Transistor NPN C1815: 2 chiếc.
- Nguồn một chiều: 12V.
- Nguồn xoay chiều 220V - 50Hz và tái sử dụng quạt điện nối với xoay chiều.
…………………………………………………………….
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Từ nội dung bài học, GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập trắc nghiệm sau:
Câu 1: Mục đích của việc thực hành lắp ráp mạch phát hiện dòng điện xoay chiều là gì?
A. Lắp ráp và khảo sát mạch phát hiện dòng điện một chiều.
B. Lắp ráp và khảo sát mạch phát hiện dòng điện xoay chiều trong dây dẫn.
C. Lắp ráp mạch điều khiển động cơ xoay chiều.
D. Khảo sát hiệu suất của dòng điện một chiều.
Câu 2: Trong mạch phát hiện dòng điện xoay chiều, cuộn cảm L có chức năng gì?
A. Chuyển đổi điện năng thành nhiệt năng.
B. Tăng cường độ dòng điện xoay chiều trong mạch.
C. Phát hiện sự hiện diện của dòng điện xoay chiều khi đưa đến gần dây dẫn.
D. Tạo ra dòng điện một chiều cho mạch.
Câu 3: Nếu đèn LED bật sáng khi cuộn cảm L được đưa đến gần dây dẫn, điều này chứng tỏ điều gì?
A. Dòng điện một chiều đang chạy qua dây dẫn.
B. Không có dòng điện nào chạy qua dây dẫn.
C. Có dòng điện xoay chiều đang chạy qua dây dẫn.
D. Dòng điện trong mạch bị đứt quãng.
Câu 4: Transistor NPN C1815 trong mạch có vai trò gì?
A. Điều khiển dòng điện chạy qua cuộn cảm.
B. Khuếch đại dòng điện và điều khiển đèn LED.
C. Chuyển đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều.
D. Điều chỉnh điện trở trong mạch.
Câu 5: Yêu cầu nào sau đây KHÔNG thuộc yêu cầu kỹ thuật khi lắp ráp mạch phát hiện dòng điện xoay chiều?
A. Mạch phải hoạt động đúng chức năng phát hiện dòng điện xoay chiều.
B. Liên kết giữa các linh kiện phải chắc chắn và gọn gàng.
C. Mạch phải có khả năng phát hiện dòng điện một chiều.
D. Các linh kiện được lắp đúng vị trí theo sơ đồ nguyên lý.
Nội dung ghi nhớ:
Câu 1 - B | Câu 2 - C | Câu 3 - C | Câu 4 - B | Câu 5 - C |