Slide bài giảng Âm nhạc 4 kết nối Chủ đề 2 Tiết 6: Ôn bài hát: Chim sáo; Nhạc cụ: Thể hiện nhạc cụ gõ hoặc nhạc cụ giai điệu
Slide điện tử Chủ đề 2 Tiết 6: Ôn bài hát: Chim sáo; Nhạc cụ: Thể hiện nhạc cụ gõ hoặc nhạc cụ giai điệu. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Âm nhạc 4 kết nối tri thức sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
TIẾT 6:
ÔN BÀI HÁT: CHIM SÁO
NHẠC CỤ: THỂ HIỆN NHẠC CỤ GÕ, NHẠC CỤ GIAI ĐIỆU
KHỞI ĐỘNG
HS trả lời câu hỏi:
Kể tên một số loài chim mà em biết ?
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM
- Ôn bài hát: Chim sáo.
- Nhạc cụ: Thể hiện nhạc cụ gõ hoặc nhạc cụ giai điệu.
- Luyện tập
- Vận dụng
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Ôn bài hát Chim sáo
- GV hướng dẫn HS tập luyện theo các hình thức:
+ Hát nối tiếp theo cặp đôi.
+ Hát kết hợp vận động cơ thể theo nhịp điệu.
+ Múa với gáo dừa (một điệu múa của dân tộc Khmer, sử dụng hai nửa gáo dừa gõ vào nhau theo nhịp kết hợp với động tác múa đơn giản).
Nội dung ghi nhớ:
HS thực hành dưới sự hướng dẫn GV
- Nhạc cụ: Thể hiện nhạc cụ gõ hoặc nhạc cụ giai điệu
Hoạt động 1: Nhạc cụ gõ
- GV hướng dẫn từng đôi bạn tập riêng phần của mình, sau đó gõ nối tiếp.
* Hình tiết tấu 1
* Hình tiết tấu tiết 2
Nội dung ghi nhớ:
HS thực hành dưới sự hướng dẫn GV
2. Nhạc cụ giai điệu
* Nhạc cụ ri-cooc-đơ
- Tìm hiểu chung về hình dangm cấu tạo và cách chơi nhạc cụ ri-cooc-đơ:
Nội dung ghi nhớ:
+ Hình dạng: Ri-cooc-đơ là một loại sáo có nguồn gốc từ nước ngoài. Trên thân sáo có các lỗ bấm. Người chơi kết hợp thổi và bấm ngón tay vào các lỗ của sáo để tạo ra âm thanh.
+ Cấu tạo:
- Phần đầu: Miệng sáo; cửa sổ (lỗ thông gió).
- Phần giữa: Các lỗ bấm ở tay trái; các lỗ bấm ở tay phải.
- Phần đuôi.
* Nhạc cụ kèn phím
- Tìm hiểu cấu tạo, hình dạng nhạc cụ kèm phím
Nội dung ghi nhớ:
+ Hình dạng: Kèn phím là nhạc cụ có nguồn gốc từ châu Âu. Kèn có ống thổi
+ Cấu tạo:
- Ống thổi dài.
- Ống thổi ngắn.
- Bàn phím.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Câu 1: Đặc điểm của nhạc cụ ri-coóc-đơ là gì ?
- Là một loại sáo dọc, thân sáo có lỗ bấm
- Là loại sáo ngang, thâm sáo có các nút ấn
- Là một loại đàn ngang, có các phím ấn
- Là một loại trống có nguồn gốc từ nước ngoài
Câu 2: Cấu tạo của kèm phím gồm những bộ phận nào ?
- Bàn phím, lỗ bấm
- Miệng sáo, cửa sổ, các lỗ bấm
- Ống thổi dài, ống thổi ngắn, bàn phím
- Lỗ bấm, ống thổi dài, ống thổi ngắn
Câu 3: Cách bảo quản đúng của kèn phím sau khi sử dụng xong là gì?
- Không cần vệ sinh
- Cất vào chỗ nào bất kì chỗ nào
- Tháo hết các bộ phận ra khi không dùng đến
- Vệ sinh đầu ống thổi và bàn phím, bảo quản cẩn thận
Câu 4: Đâu không phải một nhạc cụ mà em được học trong bài hôm nay ?
- Sáo ri-cooc-dơ
- Đàn tranh
- Kèm phím
- Bộ gõ
Câu 5: Cấu tạo của nhạc cụ sáo ri - coóc-đơ được chia thành mấy phần ?
- 7 phần
- 3 phần
- 5 phần
- 4 phần
Gợi ý đáp án:
Câu hỏi | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Đáp án | A | C | D | C | B |
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Chia nhóm và luyện tập một bài hát tự chọn hoặc dân ca địa phương bằng một trong các cách sau đây:
+ Vỗ tay
+ Thổi ri-coóc-đơ
+ Đánh đàn phím
Câu 2: Từ bài hát đã luyện tập ở trên, thể hiện bài hát đã luyện tập trước cả lớp ?