Silde bài giảng Âm nhạc 5 kết nối Tiết 5: Hát Lí đất giồng
Slide điện tử Tiết 5: Hát Lí đất giồng. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Âm nhạc 5 Kết nối tri thức sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
CHỦ ĐỀ 2: GIAI ĐIỆU QUÊ HƯƠNG – TIẾT 1
- HÁT: LÍ ĐẤT GIỒNG
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- GV nêu nhiệm vụ: Thể hiện một bài dân ca mà em biết.
- GV mời 1 – 2 HS xung phong hát 1 câu/1 đoạn/ cả bài bài dân ca mà em biết (GV khuyến khích HS sử dụng nhạc cụ thể hiện tiết tấu đệm cho bài hát).
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Dân ca Việt Nam là một thể loại âm nhạc cổ truyền, được lưu truyền trong dân gian, do chính người dân lao động tự sáng tác theo tập quán, phong tục. Một trong các thể loại dân ca theo vùng miền là dân ca Nam bộ, gồm các điệu hò, lý, vè, tiêu biểu như: Ru con, Bắc Kim Thang, Lý cây bông, Lý dĩa bánh bò, Lý ngựa ô, lý quạ kêu, Lý chiều chiều, Lý bông dừa, Lý con sáo, Lý qua cầu... Lý đất giồng là một bài hát tiêu biểu của dân ca Nam Bộ. Hãy cùng nhau hát đúng giai điệu và lời ca của bài hát nhé. Chúng ta vào Tiết 5: Hát – Lí đất giồng.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm
- GV trình chiếu hình ảnh tác giả Đỗ Minh và bản nhạc Lí đất giồng
Nội dung ghi nhớ:
+ Tác giả Đỗ Minh:
Tác giả đặt lời cho bài hát Lí đất giồng có tên đầy đủ là Đỗ Thị Minh Chính. Bà là Tổng chủ biên bộ sách Âm nhạc viết cho cấp Tiểu học và đồng Tổng chủ biên Âm nhạc 6, 7 – bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống.
+ Bài hát Lí đất giồng:
- Lí đất giồng là bài dân ca Nam Bộ có giai điệu vui tươi và trong sáng.
- Bài dân ca miêu tả phong cảnh vùng Nam Bộ.
Nhiệm vụ 2: Nghe hát mẫu, đọc lời ca
- GV đàn, hát mẫu/ cho HS nghe video bài hát Lí đất giồng để cảm thụ được tính chất vui tươi, duyên dáng của bài hát.
- GV hướng dẫn HS chia câu hát và đọc lời ca theo tiết tấu của bài hát
Nội dung ghi nhớ:
+ Câu hát 1: Non nước mình đẹp tựa bài thơ. Câu hát vọng từ ngàn năm xưa.
+ Câu hát 2: Gió lên, trăng sáng trời mây. Miền quê em nắng đỏ.
+ Câu hát 3: Gió đưa hương lúa vàng. Tang tình tang tinh tính tang.
+ Câu hát 4: Tang tang tình tình tình tinh tang. Tang tang tình tình tình tinh tang.
+ Câu hát 5: Nắng lên ai gánh lúa về. Lúa thơm mùi nếp mới.
+ Câu hát 6: Mai ngày lúa lại trổ bông. Tang tình tang tinh tính tang.
Nhiệm vụ 3: Tập hát từng câu, hát kết hợp vỗ tay theo nhịp
- GV hướng dẫn HS tập hát từng câu và nối câu.
- GV mời HS hát bài hát Lí đất giồng bằng các hình thức cá nhân/ nhóm/ tổ.
- GV hướng dẫn HS luyện tập bằng các hình thức cá nhân/ nhóm/ tổ, hát cả bài kết hợp vỗ tay theo nhịp.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH
- GV hướng dẫn HS hát kết hợp vỗ tay theo nhịp cùng nhạc đệm.
- GV hướng dẫn HS hát nối tiếp theo nhóm:
+ Nhóm 1: hát câu 1.
+ Nhóm 2: hát câu 2.
+ Nhóm 3: hát câu 3.
+ Cả 3 nhóm: hát câu 3, 4, 5.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nêu cảm nhận của em sau khi hát bài Lí đất giồng? (Lí đất giồng là bài hát có tính chất vui tươi, duyên dáng, miêu tả phong cảnh cánh đồng vùng Nam Bộ.)