Soạn giáo án Vật lí 12 Chân trời sáng tạo Bài 6: Định luật Boyle. Định luật Charles

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Vật lí 12 Bài 6: Định luật Boyle. Định luật Charles sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

BÀI 6: ĐỊNH LUẬT BOYLE. ĐỊNH LUẬT CHARLES

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Thực hiện thí nghiệm khảo sát được định luật Boyle: Khi giữ không đổi nhiệt độ của một khối lượng khí xác định thì áp suất gây ra bởi khí tỉ lệ nghịch với thể tích của nó.

  • Thực hiện thí nghiệm minh hoạ được định luật Charles: Khi giữ không đổi áp suất của một khối lượng khí xác định thì thể tích của khí tỉ lệ với nhiệt độ tuyệt đối của nó.

  • Phát biểu được nội dung và viết được biểu thức định luật Boyle và Charles.

2. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực suy nghĩ độc lập và tự tin đưa ra câu trả lời, tự tin đưa ra ý kiến thảo luận trước lớp.

  • Năng lực giao tiếp hợp tác: Thảo luận nhóm, phối hợp với các bạn trong nhóm cùng thảo luận để đưa ra phương án thí nghiệm, thực hiện được thí nghiệm khảo sát được định luật Boyle và Charles.

  • Năng lực giải quyết vấn đề: Thu thập được số liệu thực hành và xử lí các thông tin có liên quan đến định luật Boyle và Charles; đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.

Năng lực vật lí:

  • Nêu được ba thông số p, V, T xác định trạng thái của một khối khí xác định.

  • Thực hiện được thí nghiệm khảo sát quá trình đẳng nhiệt.

  • Phát biểu và viết được nội dung định luật Boyle.

  • Thực hiện được thí nghiệm khảo sát quá trình đẳng áp.

  • Phát biểu và viết được nội dung định luật Charles.

  • Vận dụng định luật Boyle và Charles để giải được một số bài tập đơn giản và giải thích được một số hiện tượng trong cuộc sống.

3. Phẩm chất

  • Chăm chỉ có ý thức về nhiệm vụ học tập; ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn.

  • Trung thực trong quá trình tiến hành thí nghiệm và xử lí số liệu.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Đối với giáo viên:

  • SGK, SBT, SGV Vật lí 12, Kế hoạch bài dạy.

  • Hình ảnh và bảng trong SGK: hình ảnh quá trình đưa thuốc vào ống tiêm, hình ảnh áp suất của hỗn hợp hai khí bằng tổng áp suất do mỗi khí gây ra,…

  • Phiếu học tập.

  • Máy chiếu, máy tính (nếu có).

2. Đối với học sinh:

  • SGK, SBT Vật lí 12.

  • Dụng cụ thí nghiệm:

+ Bộ (1): xilanh chứa khí có các vạch chia độ, pit-tông, áp kế, trụ thép, đế ba chân.

+ Bộ (2): xilanh chứa khí, áp kế, ca nhựa trong, que khuấy, ống nhựa mềm, trụ thép, đế ba chân, kẹp đa năng và khớp nối đa năng, ấm đun nước, nước đá đang tan.

  • Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS xác định được đối tượng nghiên cứu của bài học là chất khí thông qua hiện tượng thực tế.

b. Nội dung: GV cho HS thảo luận về câu hỏi, HS phát biểu ý kiến của bản thân về kiến thức đã học kết hợp với kinh nghiệm thực tế, từ đó GV định hướng HS vào nội dung của bài học.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và nhu cầu tìm hiểu về các quá trình biến đổi trạng thái của khí.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu hình ảnh quá trình đưa thuốc vào ống tiêm (hình 6.1) cho HS quan sát.

Để đưa lọ thuốc từ lọ vào trong xilanh của ống tiêm, ban đầu nhân viên y tế đẩy pit-tông sát đầu trên của xilanh, sau đó đưa đầu kim tiêm (được gắn với ống tiêm) vào trong lọ thuốc. Khi kéo pit-tông, thuốc sẽ chảy vào trong xilanh. Quá trình lấy máu dùng trong xét nghiệm tại các cơ sở y tế cũng hoàn toàn tương tự. Ứng dụng trên dựa vào các định luật của chất khí. Vậy, đó là những định luật nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét chung và dẫn dắt vào bài học mới: Áp suất và thể tích của một khối khí có mối liên hệ như thế nào khi nhiệt độ không đổi? Thể tích và nhiệt độ của một khối khí có mối liên hệ như thế nào khi áp suất không đổi? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 6: Định luật Boyle. Định luật Charles.

-------------------

………..Còn tiếp…………


=> Xem toàn bộ Giáo án vật lí 12 chân trời sáng tạo

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án Vật lí 12 chân trời sáng tạo, giáo án Bài 6: Định luật Boyle. Định luật Charles Vật lí 12 chân trời sáng tạo, giáo án Vật lí 12 CTST Bài 6: Định luật Boyle. Định luật Charles

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác