Soạn giáo án Toán 9 Kết nối tri thức bài 14: Cung và dây của một đường tròn

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Toán 9 bài 14: Cung và dây của một đường tròn sách kết nối tri thức. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Thông tin tải giáo án:

  • Có đầy đủ giáo án word, ppt, chuyên đề , dạy thêm...
  • Các tài liệu được hỗ trợ trong suốt năm học
  • Khi có lỗi, thiếu bài được bổ sung miễn phí
  • Các câu hỏi của giáo viên được phản hồi gần như tức thì. 24/7
  • Nhấn vào Zalo phía dưới để được hỗ trợ ngay và luôn

Nội dung giáo án

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 14. CUNG VÀ DÂY CỦA MỘT ĐƯỜNG TRÒN

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: 

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

  • Nhận biết cung, dây cung, đường kính của đường tròn và quan hệ giữa độ dài dây và đường kính.

  • Nhận biết góc ở tâm, cung bị chắn.

  • Nhận biết và xác định số đo của một cung.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm

  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.

Năng lực riêng: tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học; mô hình hóa toán học; giải quyết vấn đề toán học.

  • Tư duy và lập luận toán học: So sánh, phân tích dữ liệu, phân tích, lập luận để giải thích được các tính chất của cung và dây của một đường tròn, góc ở tâm, số đo góc ở tâm.

  • Mô hình hóa toán học: mô tả các dữ kiện bài toán thực tế, giải quyết bài toán gắn với đường kính và dây, góc ở tâm, số đo cung.

  • Giải quyết vấn đề toán học: sử dụng các tính chất của góc ở tâm để tính số đo cung, khoảng cách từ tâm đến dây để tính bán kinh đường tròn.

  • Giao tiếp toán học: đọc, hiểu thông tin toán học.

  • Sử dụng công cụ, phương tiện học toán: sử dụng thước kẻ, phần mềm vẽ hình.

3. Phẩm chất

  • Tích cực thực hiện nhiệm vụ khám phá, thực hành, vận dụng.

  • Có tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

  • Khách quan, công bằng, đánh giá chính xác bài làm của nhóm mình và nhóm bạn.

  • Tự tin trong việc tính toán; giải quyết bài tập chính xác.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 

1 - GV: SGK, SGV, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT, PBT (ghi đề bài cho các hoạt động trên lớp), các hình ảnh liên quan đến nội dung bài học,... 

2 - HS

- SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu: 

- Tạo hứng thú, thu hút HS tìm hiểu nội dung bài học.

b) Nội dung: HS đọc bài toán mở đầu và thực hiện bài toán dưới sự dẫn dắt của GV (HS chưa cần giải bài toán ngay).

c) Sản phẩm: HS nắm được các thông tin trong bài toán và dự đoán câu trả lời cho câu hỏi mở đầu theo ý kiến cá nhân.

d) Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 

- GV chiếu Slide dẫn dắt và yêu cầu HS thảo luận và nêu dự đoán về câu hỏi mở đầu (chưa cần HS giải): 

Trong các cuộc thi đấu thể thao, người ta thường tổ chức thi bắn cung. Thuở xưa, cây cung được làm ra bằng cách buộc một sợi dây (gọi là dây cung) vào hai đầu của một đoạn tre (hoặc gỗ) có tính đàn hồi cao. Đoạn tre bị kéo căng, cong lại tạo nên hình ảnh của một phần đường tròn, đó cũng chính là hình ảnh của “cung” trong Toán học. Trong
bài này chúng ta sẽ tìm hiểu về những vấn đề liên quan đến khái niệm này.

A bow and arrows next to a target

Description automatically generated

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm và thực hiện yêu cầu theo dẫn dắt của GV.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi đại diện một số thành viên nhóm HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV ghi nhận câu trả lời của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào tìm hiểu bài học mới: “Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu một chủ đề quan trọng trong hình học, đó là "Cung và dây của đường tròn". Đường tròn là một đối tượng quen thuộc, nhưng để hiểu rõ hơn về các phần của nó, chúng ta cần tìm hiểu về cung và dây. Các em đã bao giờ tự hỏi làm thế nào để xác định và tính toán chiều dài của một cung hay một dây trên đường tròn chưa? Trong bài học này, chúng ta sẽ phân tích các khái niệm cơ bản như cung, dây, và những tính chất hình học đặc biệt của chúng, cũng như cách áp dụng những kiến thức này vào giải các bài toán thực tế”.

Cung và dây của một đường tròn.

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 


=> Xem toàn bộ Giáo án toán 9 kết nối tri thức

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án Toán 9 kết nối tri thức, giáo án bài 14: Cung và dây của một đường Toán 9 kết nối tri thức, giáo án Toán 9 KNTT bài 14: Cung và dây của một đường