Soạn giáo án Tin học 5 kết nối tri thức bài 3: Tìm kiếm thông tin trong giải quyết vấn đề
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Tin học 5 bài 3: Tìm kiếm thông tin trong giải quyết vấn đề sách kết nối tri thức. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 2345 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 3: TỔ CHỨC LƯU TRỮ, TÌM KIẾM VÀ TRAO ĐỔI THÔNG TIN
BÀI 3. TÌM KIẾM THÔNG TIN TRONG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Giải thích được sự cần thiết, tầm quan trọng của việc thu thập và tìm kiếm thông tin trong giải quyết vấn đề.
Tìm kiếm và chọn được thông tin phù hợp với vấn đề cần giải quyết.
Thể hiện được sự hợp tác với người khác để giải quyết vấn đề cụ thể.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực học tập, tự học: HS biết tự tìm kiếm, chuẩn bị và lựa chọn tài liệu, phương tiện học tập trước giờ học, quá trình tự giác tham gia các và thực hiện các hoạt động học tập cá nhân trong giờ học ở trên lớp,…
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Khả năng phân công và phối hợp thực hiện nhiệm vụ học tập.
Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: HS đưa ra các phương án trả lời cho câu hỏi, bài tập xử lý tình huống, vận dụng kiến thức, kĩ năng của bài học để giải quyết vấn đề thường gặp
Năng lực riêng:
Biết cách tìm kiếm và chọn thông tin phù hợp với vấn đề cần giải quyết.
Biết cách hợp tác với người khác để giải quyết vấn đề
3. Phẩm chất:
Chăm chỉ, hợp tác, có tinh thần làm việc nhóm, tôn trọng sự khác biệt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
SGK, SGV, Giáo án.
Tìm kiếm và sưu tầm địa chỉ một số website về du lịch Sa Pa để phục vụ việc minh hoạ cho nội dung thực hành; máy chiếu, bài trình chiếu về nội dung bài (nếu có).
2. Đối với học sinh
SGK, vở ghi,…
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Đưa ra tình huống thực tiễn để dẫn dắt HS vào nội dung bài học. b. Cách thức thực hiện: - GV yêu cầu HS đọc tình huống phần Khởi động – SGK tr.14 và thảo luận theo nhóm 4 HS, trao đổi, phỏng đoán xem kì nghỉ hè của ba bạn An, Minh, Khoa có thành công không. Vào đầu năm học, cô giáo giao cho mỗi nhóm ba bạn hoàn thành một bài trình chiếu về kì nghỉ hè vừa qua và nêu những kinh nghiệm, bài học rút ra từ kì nghỉ đó. Cả ba bạn An, Minh, Khoa đều được bố mẹ cho đi nghỉ hè. An đi Nha Trang, Khoa đi Đà Lạt, Minh đi thăm họ hàng ở Úc. Vấn đề cần giải quyết của các bạn là chuẩn bị đồ dùng mang theo. Như mọi kì nghỉ hè trước đó, cả ba bạn đều háo hức chuẩn bị và xếp vào va li những đồ dùng như: quần áo bơi, ô, kính bơi, kem chống nắng, những bộ quần áo mùa hè mát mẻ,… và hi vọng sẽ tận hưởng một chuyến đi thú vị. Em hãy đoán xem kì nghỉ hè của ba bạn có thành công không. - GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trả lời. Các HS khác lắng nghe, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét câu trả lời của HS, sau đó dẫn dắt vào bài học mới: Khi chuẩn bị đồ mang theo cho kì nghỉ hè, ba bạn An, Minh, Khoa cần tìm hiểu thông tin về địa điểm mà mình sẽ đến. Vậy để biết được kì nghỉ hè của các bạn có thành công không, cô/thầy và lớp mình cùng đến với bài học hôm nay – Bài 3: Tìm kiếm thông tin trong giải quyết vấn đề. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Sự cần thiết, tầm quan trọng của việc thu thập, tìm kiếm thông tin a. Mục tiêu: HS nhận ra được các vấn đề có thể xảy ra trong thực tế. Cả ba bạn đều chuẩn bị cho kì nghỉ hè như nhau nhưng mỗi bạn đến một địa điểm khác nhau thì có thể nảy sinh các vấn đề khác nhau. b. Cách thức thực hiện: - GV yêu cầu HS đọc phần Hoạt động 1 SGK tr.14 – 15, thảo luận theo nhóm 3 hoặc nhóm 5 – 6 HS và trả lời các câu hỏi: Những vấn đề mà ba bạn có thể gặp phải trong kì nghỉ hè: + Nha Trang là thành phố biển, thời tiết quanh năm nắng nóng. Với những gì chuẩn bị, An có kì nghỉ như thế nào? + Đà Lạt là thành phố cao nguyên, thời tiết quanh năm mát mẻ, tối và đêm khá lạnh. Với những gì chuẩn bị, Khoa có kì nghỉ như thế nào? + Úc là nước nằm ở Nam bán cầu, lúc này ở Úc đang là mùa đông. Với những gì chuẩn bị, Minh có kì nghỉ như thế nào? Hình 15. Kì nghỉ của An Hình 16. Kì nghỉ của Minh - GV mời một vài nhóm đại diện trình bày câu trả lời. Các HS khác lắng nghe, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV tổng hợp kết quả, từ đó dẫn dắt, giảng giải, phân tích cho HS nhận ra sự cần thiết, tầm quan trọng của việc thu thập và tìm kiếm thông tin trong giải quyết vấn đề. + Thiếu thông tin sẽ khiến em gặp khó khăn trong giải quyết vấn đề. + Có đủ thông tin sẽ giúp em giải quyết vấn đề tốt hơn. - GV chốt lại kiến thức ở mục Hộp kiến thức và mời 1 HS đứng dậy đọc.
- GV nêu câu hỏi củng cố trang 15 SGK: Để chuẩn bị cho chuyến đi tham quan với lớp, em cần những thông tin gì? A. Thông tin về vị trí của điểm tham quan. B. Thông tin dự báo thời tiết ngày đi tham quan. C. Thông tin về chương trình tham quan. D. Đánh giá, nhận xét, kinh nghiệm của những người đã tham quan ở địa điểm đó. - GV mời đại diện 1-2 HS trả lời. - GV nhận xét. Hoạt động 2: Hợp tác để giải quyết vấn đề a. Mục tiêu: HS biết được cần phải hợp tác để giải quyết vấn đề. b. Cách thức thực hiện: - GV yêu cầu HS đọc phần Hoạt động 2 SGK tr.16, thảo luận theo nhóm 3 hoặc nhóm 5 – 6 HS và trả lời câu hỏi: Để hoàn thành bài trình chiếu mà cô giáo giao cho, theo em các bạn An, Minh, Khoa nên thực hiện theo phương án nào sau đây? Tại sao? A. Ai có khả năng và thích làm thì làm hộ cả nhóm, các bạn khác đỡ phải làm. B. Mỗi bạn làm một bài trình chiếu của riêng mình, rồi chọn bài nào hay nhất trình bày. C. Chia công việc thành nhiều công việc nhỏ hơn, phân công mỗi bạn làm một việc tuỳ vào điểm mạnh của từng người. - GV chọn một vài nhóm đại diện trình bày kết quả. Các HS khác lắng nghe, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV tổng hợp kết quả và phân tích rõ để HS hiểu ra không nên thực hiện theo phương án A và B vì cả hai phương án đều không thể hiện được tinh thần hợp tác, làm việc nhóm. - GV chốt lại kiến thức ở mục Hộp kiến thức và mời 1 HS đứng dậy đọc.
- GV nêu câu hỏi củng cố trang 16 SGK: Chọn phát biểu đúng. A. Khi làm việc nhóm, cần có tinh thần trách nhiệm. B. Hợp tác để giải quyết vấn đề sẽ hiệu quả hơn. C. Khi làm việc nhóm, bạn nào giỏi thì nên làm hộ cả nhóm. - GV mời đại diện 1-2 HS trả lời. - GV phân tích thêm để HS thấy được cái sai trong phương án C và tránh không làm theo. HS cần nhận ra bài học trong học tập cũng như trong cuộc sống là: Để người khác làm thay công việc của mình là điều không nên. Hoạt động 3: Thực hành tìm kiếm và lựa chọn thông tin a. Mục tiêu: HS thực hành tìm kiếm thông tin và lựa chọn thông tin. b. Cách thức thực hiện: Nhiệm vụ 1: Gia đình em có kế hoạch đi du lịch ở Sa Pa vào dịp tết Dương lịch. Em hãy tìm kiếm thông tin về các điểm tham quan ở Sa Pa
|
- HS thực hiện thảo luận nhóm để cùng nhau tìm hiểu tình huống trong phần Khởi động. - HS trình bày kết quả thảo luận: + Kì nghỉ hè của An thành công. + Kì nghỉ hè của Khoa và Minh không thành công.
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài.
- HS thảo luận nhóm và trả lời: Với những gì chuẩn bị, kì nghỉ của An vui vẻ và thành công. Kì nghỉ của Minh và Khoa sẽ không thành công vì sự chuẩn bị của các bạn không đúng và phù hợp với thời tiết thực tế ở nơi các bạn đến.
- HS chú ý và lắng nghe.
- HS đọc to và rõ ràng. - HS chú ý, lắng nghe và ghi nhớ.
- HS trả lời: Chọn A, B, C, D.
- HS chú ý và lắng nghe.
- HS HS thảo luận nhóm và trả lời: Chọn C. Vì khi làm việc nhóm, cần thảo luận, phân công công việc dựa vào điểm mạnh của mỗi người và mỗi thành viên trong nhóm cần có ý thức hợp tác, giúp đỡ nhau hoàn thành công việc chung.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS đọc to và rõ ràng. - HS chú ý, lắng nghe và ghi nhớ.
- HS trả lời: Chọn A, B.
- HS chú ý và lắng nghe.
|
Giáo án Tin học 5 kết nối tri thức, giáo án bài 3: Tìm kiếm thông tin trong giải Tin học 5 kết nối tri thức, giáo án Tin học 5 CD bài 3: Tìm kiếm thông tin trong giải
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác