Soạn giáo án tăng cường Tiếng Việt 4 CTST Chủ đề 4 - Ôn tập bài 3
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án tăng cường Tiếng Việt 4 Chủ đề 4 - Ôn tập bài 3 sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
TUẦN 15 - CHỦ ĐỀ 4: NHỮNG ƯỚC MƠ XANH
ÔN TẬP BÀI 3
Bài đọc: Thuyền trưởng và bầy ong
Luyện từ và câu: Luyện tập về nhân hóa
Luyện tập viết đoạn văn tưởng tượng
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Đọc đúng, hay và cảm nhận tốt nội dung bài: Thuyền trưởng và bầy ong.
- Nhận biết, chỉ ra được hình ảnh nhân hóa, các kiểu nhân hóa.
- Viết được một đoạn văn tưởng tượng về câu chuyện đã đọc, đã nghe.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận nhóm để giải quyết nhiệm vụ học tập.
- Năng lực tự chủ và tự học: Biết giải quyết nhiệm vụ học tập (Trả lời các câu hỏi đọc hiểu của bài, hoàn thành bài tập về tiếng Việt).
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng những kiến thức đã học để tìm tòi, mở rộng, giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.
Năng lực văn học: Biết bày tỏ sự yêu thích với một từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.
- Phẩm chất:
- Có ý thức tìm hiểu, làm phong phú vốn kiến thức của bản thân.
- Vun đắp, xây dựng những ước mơ tuổi thơ.
- Chăm chỉ, tích cực học tập.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Đối với giáo viên:
- Giáo án, sách giáo khoa.
- Bảng phụ, máy chiếu (nếu có).
- Phiếu học tập số 1.
- File nhạc.
- Đối với học sinh:
- Đồ dùng học tập (sách, bút, vở, nháp…).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào bài ôn tập. b. Cách tiến hành - GV ổn định lớp học. - GV cho HS nghe một bài hát về ước mơ trẻ thơ. - GV giới thiệu nội dung bài ôn tập: Chủ đề 4 – Ôn tập Bài 3: + Bài đọc: Thuyền trưởng và bầy ong. + Luyện từ và câu: Luyện tập về nhân hóa + Luyện tập viết đoạn văn tưởng tượng B. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP Hoạt động 1: Luyện đọc - Thuyền trưởng và bầy ong a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS luyện đọc bài Thuyền trưởng và bầy ong với giọng đọc vui tươi, truyền cảm; biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu, biết ngắt nghỉ hợp lí; đọc đúng nhịp thơ. b. Cách tiến hành - GV đọc mẫu lại một lần cho HS cảm nhận. - GV nhấn mạnh lại cho HS cách đọc với giọng đọc chậm rãi, tình cảm. - GV cho cả lớp làm việc theo nhóm đôi: 2 HS đọc lần lượt từng đoạn trong bài. - GV gọi HS đứng dậy đọc bài, mỗi bạn đọc 1 đoạn và đọc tiếp nối nhau. - GV gọi HS khác đứng dậy nhận xét bài đọc của bạn, GV sửa lỗi cho HS, chuyển sang nội dung mới. Hoạt động 2: Ôn tập kiến thức tiếng Việt a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS phát biểu được khái niệm về nhân hóa, các kiểu nhân hóa, tác dụng của nhân hóa. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, nhắc lại khái niệm về nhân hóa, các kiểu nhân hóa, tác dụng của nhân hóa. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Nhân hóa là gì + Tác dụng của biện pháp nhân hóa là gì? + Có mấy kiểu nhân hóa? Kể tên? - GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung. Hoạt động 3: Ôn tập phần viết a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được cách viết đoạn văn tưởng tượng. b. Cách tiến hành - GV nêu câu hỏi: + Đoạn văn tưởng tượng thường gồm những gì? + Nêu các cách viết đoạn văn tưởng tượng? - GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, bổ sung kiến thức. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Hoạt động 1: Hoàn thành bài tập phần đọc a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 - trả lời được một số câu hỏi liên quan đến bài đọc Thuyền trưởng và bầy ong. b. Cách tiến hành - GV phát Phiếu học tập số 1 cho HS, yêu cầu HS chú ý quan sát và trả lời các câu hỏi. - GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi ở phần luyện đọc. - GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong Phiếu bài tập số 1. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài. Hoạt động 2: Hoàn thành bài tập phần Luyện từ và câu a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành phần Luyện từ và câu trong Phiếu học tập số 1. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi phần Luyện từ và câu vào phiếu học tập. - GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong Phiếu bài tập số 1; các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài. Hoạt động 3: Hoàn thành bài tập phần Viết a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – bài tập phần viết. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS đọc đề bài và trả lời các câu hỏi phần viết vào phiếu học tập. - GV mời đại diện 2 – 3 HS đọc phần bài làm của mình. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chữa bài. Câu 1: Gợi ý: - Em đã đọc, đã nghe câu chuyện nào có bà tiên, ông bụt,…? - Câu mở đầu: Giới thiệu cuộc gặp gỡ. (Cuộc gặp gỡ của em với bà tiên, ông bụt,… diễn ra như thế nào?) - Các câu tiếp theo: · Kể lại cuộc trò chuyện của em với bà tiên, ông bụt,… (Em gặp bà tiên, ông bụt,… trong hoàn cảnh nào? Em sẽ nói những gì? Bà tiên, ông bụt,… sẽ trả lời em thế nào?) · Nêu suy nghĩ, cảm xúc của em về cuộc gặp gỡ đó. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của tiết học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Đọc lại bài Thuyền trưởng và bầy ong, hiểu ý nghĩa bài đọc. + Xem lại các kiến thức đã học về nhân hóa. + Hoàn chỉnh đoạn văn kể lại cuộc trò chuyện của em với bà tiên, ông bụt,… + Chuẩn bị bài ôn tập sau. |
- HS trật tự. - Cả lớp cùng lắng nghe.
- HS tập trung lắng nghe.
- HS tập trung lắng nghe. - HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS đọc theo nhóm đôi.
- HS đọc trước lớp.
- HS lắng nghe nhận xét.
- HS thảo luận cặp đôi.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời: + Nhân hóa là dùng từ ngữ chỉ người hoặc chỉ đặc điểm, hoạt động,… của người để gọi hoặc tả sự vật, hoặc trò chuyện với vật như trò chuyện với người. + Nhân hóa giúp cho sự vật trở nên sinh động, gần gũi. + Có 3 kiểu nhân hóa. Đó là: · Lấy từ ngữ gọi người để gọi vật · Lấy từ ngữ để chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của sự vật. · Trò chuyện, xưng hô với vật như với người. - HS chú ý lắng nghe.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời: + Đoạn văn tưởng tượng thường có: · Câu mở đầu: Giới thiệu sự việc hoặc tình huống tưởng tượng. · Các câu tiếp theo: Nêu diễn biến của sự việc hoặc tình huống tưởng tượng. Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật hoặc người kể chuyện. + Có nhiều cách viết đoạn văn tưởng tượng như: bổ sung chi tiết (lời kể, tả,…), bổ sung lời thoại của nhân vật, thay hoặc viết tiếp đoạn kết,… - HS chú ý lắng nghe.
- HS nhận Phiếu học tập số 1 và đọc thầm các nội dung bài tập (2 phút). - HS hoàn thành phần luyện đọc (10 phút). - HS xung phong báo cáo kết quả:
Câu 6: - Trẻ em có trí tưởng tượng phong phú, có những ước mơ bay bổng. Đừng vội phán xét hay vùi dập nó mà hãy để cho những ước mơ đó được bay cao bay xa. - Trẻ em luôn muốn được khám phá thế giới bên ngoài. - HS lắng nghe, chữa bài.
- HS hoàn thành phần luyện từ và câu (20 phút). - HS xung phong báo cáo kết quả: Bài 1: a. Sự vật được nhân hóa trong đoạn thơ là xe lu. b. Cách nhân hóa được sử dụng trong đoạn thơ là tả sự vật bằng từ ngữ dùng để tả người. c. Cách nhân hóa ấy làm cho sự vật trở nên sinh động, gần gũi, đáng yêu. Bài 2: - Sự vật được nhân hóa trong đoạn thơ là: Vầng trăng. - Chúng được nhân hóa bằng cách: Nói với sự vật như nói với con người. Cho các sự vật hành động, trò chuyện, suy nghĩ giống như là một con người. Bài 3: Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen… đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống. Chúng gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn mà vui không thể tưởng được. Ngày hội mùa xuân đấy! Bài 4: Biện pháp so sánh sử dụng: Trò chuyện, xưng hô với vật như với người. - HS lắng nghe, chữa bài.
- HS hoàn thành các câu hỏi theo yêu cầu (15 phút).
- HS báo cáo kết quả.
- HS lắng nghe, chữa bài.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, thực hiện. |
--------------- Còn tiếp ---------------
Soạn giáo án tăng cường Tiếng Việt 4 chân trời Chủ đề 4 - Ôn tập bài 3, GA word tăng cường Tiếng Việt 4 ctst Chủ đề 4 - Ôn tập bài 3, giáo án tăng cường Tiếng Việt 4 chân trời sáng tạo Chủ đề 4 - Ôn tập bài 3
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Xem thêm giáo án khác
GIÁO ÁN WORD LỚP 4 MỚI SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 4 MỚI SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN LỚP 4 BỘ SÁCH KHÁC
Giáo án tất cả các môn lớp 4 kết nối tri thức
Giáo án tất cả các môn lớp 4 cánh diều