Soạn giáo án tăng cường Tiếng Việt 4 CTST bài: Ôn tập cuối học kì I

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án tăng cường Tiếng Việt 4 bài: Ôn tập cuối học kì I sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn:  …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

TUẦN 18 – ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I

Luyện tập đọc hiểu văn bản

Luyện tập về danh từ, động từ, tính từ

Luyện tập về biện pháp nhân hóa

Luyện viết văn

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Đọc đúng các từ, câu; đọc rõ ràng câu chuyện, bài thơ, bài văn đã học (từ tuần 10 đến tuần 17), tốc độ đọc khoảng 100 – 110 tiếng trong 1 phút; biết đọc diễn cảm lời nói của nhân vật trong bài đọc; biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu hoặc chỗ ngắt nhịp thơ.
  • Biết đọc theo ngữ điệu phù hợp với vai được phân trong những đoạn đối thoại có hai hoặc ba nhân vật. Thuộc được một số đoạn thơ đã học.
  • Đọc và hiểu văn bản, trả lời được những câu hỏi liên quan đến nội dung, ý nghĩa nghệ thuật của văn bản.
  • Nắm được ý nghĩa của danh từ, động từ, tính từ; nhận biết được danh từ, động từ, tính từ trong câu.
  • Sử dụng thành thạo biện pháp nhân hóa.
  • Nắm được cách viết các dạng bài văn đã học.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm để giải quyết nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực tự chủ và tự học: Biết giải quyết nhiệm vụ học tập (Trả lời các câu hỏi đọc hiểu của bài, hoàn thành bài tập về tiếng Việt). Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực văn học:

  • Biết bày tỏ sự yêu thích với một từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.
  • Học thuộc lòng các khổ thơ hoặc bài thơ cần thuộc trong nửa cuối học kì I.
  • Đọc trôi chảy các bài văn, câu chuyện trong nửa cuối học kì I.
  1. Phẩm chất:
  • Rèn luyện tính cẩn thận, kiên nhẫn, chăm chỉ trong học tập.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên:
  • Giáo án, sách giáo khoa.
  • Bảng phụ, máy tính, máy chiếu.
  • Phiếu học tập số 1.
  1. Đối với học sinh:
  • Đồ dùng học tập (sách, bút, vở, nháp…).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào bài ôn tập.

b. Cách tiến hành

- GV ổn định lớp học.

- GV cho cả lớp cùng hát một bài sôi động tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào tiết học.

- GV giới thiệu nội dung bài ôn tập:

+ Các bài đọc đã học trong nửa cuối kì I.

+ Luyện từ và câu: Luyện tập về danh từ, động từ, tính từ; biện pháp nhân hóa.

+ Các dạng bài văn đã học trong nửa cuối kì I.

B. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP

Hoạt động 1: Luyện đọc

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Đọc các khổ thơ hoặc bài thơ cần thuộc trong nửa cuối học kì I.

- Đọc trôi chảy các bài văn trong nửa đầu học kì I.

- Phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 100 – 110 tiếng/phút. Biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

b. Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS ôn tập cá nhân/ theo nhóm các bài đã giao.

- GV yêu cầu HS phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 100 – 110 tiếng/phút. Biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

- GV kiểm tra một số HS theo hình thức:

+ Mời ngẫu nhiên từng cá nhân đọc bài trước lớp.

+ HS đọc đoạn, bài (không nhất thiết phải đọc hết), HS trả lời câu hỏi đọc hiểu.

- GV gọi HS khác đứng dậy nhận xét bài đọc của bạn, GV sửa lỗi cho HS, chuyển sang nội dung mới.

Hoạt động 2: Ôn tập kiến thức tiếng Việt

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm vững các kiến thức cơ bản về danh từ, động từ, tính từ; biện pháp nhân hóa.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Thế nào là danh từ, động từ, tính từ?

+ Danh từ, động từ, tính từ được chia làm mấy loại?

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá và lấy thêm ví dụ về các loại danh từ, động từ, tính từ cho HS.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Nhân hóa là gì?

+ Tác dụng của biện pháp nhân hóa là gì?

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, bổ sung kiến thức.

Hoạt động 3: Ôn tập phần viết

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được cách viết bài văn thuật lại một sự việc, cách viết thư, giấy mời; cách viết đoạn văn tưởng tượng, đoạn văn nêu lí do thích một câu chuyện, đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc.

b. Cách tiến hành

- GV hệ thống lại các kiến thức về cách viết bài văn thuật lại một sự việc, cách viết thư, giấy mời; cách viết đoạn văn tưởng tượng, đoạn văn nêu lí do thích một câu chuyện, đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc cho HS.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Hoạt động 1: Hoàn thành bài tập phần đọc

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1: trả lời được một số câu hỏi liên quan đến bài đọc đã cho; nội dung, ý nghĩa nghệ thuật của văn bản.

b. Cách tiến hành:

- GV phát Phiếu học tập số 1 cho HS, yêu cầu HS chú ý quan sát và trả lời các câu hỏi.

- GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi ở phần Luyện đọc.

- GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong Phiếu bài tập số 1. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài.

Hoạt động 2: Hoàn thành bài tập phần Luyện từ và câu

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 phần Luyện từ và câu.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS đọc và hoàn thành các bài tập phần Luyện từ và câu trong Phiếu học tập số 1.

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi bài tập phần Luyện từ và câu trong Phiếu bài tập số 1. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài.

Hoạt động 3: Hoàn thành bài tập phần Viết

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – bài tập phần viết.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS đọc đề bài và hoàn thành phần viết văn vào phiếu học tập.

Câu 2: Gợi ý:

- Câu chuyện em định kể là gì?

- Diễn biến của câu chuyện như thế nào?

- Câu chuyện để lại cho em những bài học gì?

- Nêu suy nghĩ, cảm xúc của em về câu chuyện đó.

- GV mời đại diện 2 – 3 HS đọc phần bài làm của mình. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

 

- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài.

+ Đối với câu 1, nêu được cảm nghĩ về bài thơ Quê hương. Đối với câu 2, kể lại câu chuyện về tình bạn hoặc tình cảm gia đình đúng hình thức đoạn văn, đảm bảo nội dung.

+ Chữ viết sạch đẹp, đúng chính tả.

+ Không gạch xóa, bôi bẩn vào phiếu học tập.

* CỦNG CỐ

- GV yêu cầu HS tóm tắt nội dung luyện tập.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Ôn lại các kiến thức đã học.

+ Hoàn chỉnh bài văn kể lại một câu chuyện về tình bạn hoặc tình cảm gia đình.

+ Hoàn thiện phiếu bài tập số 1.

+ Chuẩn bị bài ôn tập sau.

 

 

 

 

 

- HS trật tự.

- Cả lớp cùng hát một bài.

 

- HS tập trung lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS ôn tập theo cá nhân/ theo nhóm.

 

 

- HS đọc bài trước lớp.

 

 

 

 

- HS lắng nghe nhận xét.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

 

 

- HS trả lời.

+ Danh từ là từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng tự nhiên, thời gian,…).

Có các loại danh từ sau:

·        Danh từ chỉ người

·        Danh từ chỉ vật

·        Danh từ chỉ hiện tượng tự nhiên

·        Danh từ chỉ thời gian

+ Động từ là từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật. Động từ được chia làm 2 loại cơ bản: động từ chỉ hoạt động và động từ chỉ trạng thái.

+ Tính từ là từ chỉ đặc điểm của sự vật, hoạt động, trạng thái,…

Có 3 loại tính từ cơ bản. Đó là:

·        Tính từ chỉ đặc điểm.

·        Tính từ chỉ tính chất.

·        Tính từ chỉ trạng thái.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

 

- HS trả lời:

+ Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người.

+ Nhân hóa làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật,… trở nên gần gũi, sinh động hơn.

- HS chú ý lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

- HS chú ý lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS nhận Phiếu học tập số 1 và đọc thầm các nội dung bài tập (2 phút).

- HS hoàn thành các câu hỏi (20 phút).

- HS xung phong báo cáo kết quả:

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

B

A

A

C

D

Câu 6: - Biện pháp so sánh:

“Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã”

“Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”

- Tác dụng:

+ Giúp câu thơ trở nên sinh động, hấp dẫn.

+ Khiến cho sự vật trở nên có thần, có hồn, sức truyền cảm mạnh mẽ: Con thuyền như một chú ngựa đẹp đẽ, với sức lực phi thường, vươn mình trên biển cả mênh mông, rộng lớn.

+ Hình ảnh cánh buồm vốn giản dị, mộc mạc bỗng trở nên vĩ đại, lớn lao và thiêng liêng biết bao nhiêu, cánh buồm đã trở thành biểu tượng, linh hồn của quê hương.

Câu 7: Tình cảm của tác giả đối với quê hương thật đằm thắm, sâu sắc. Xa quê, tác giả luôn nhớ về quê minh với vị mặn mòi, màu xanh của biển, với cánh buồm trắng, những con thuyên ra khơi và những thân hình vạm vỡ của những người dân chài.

- HS lắng nghe, chữa bài.

 

 

 

 

 

- HS hoàn thành phần luyện từ và câu (20 phút).

- HS xung phong báo cáo kết quả:

Bài 1:

- Danh từ chung: sông, kỉ niệm, tôi, năm tháng, quê hương bến bờ, rồng, ánh ngọc, chân.

- Danh từ riêng: Cổ Cò, Ngũ Hành Sơn, Cửa Đại, Thu Bồn, Vu Gia, Hồng Hà, Hà Nội, Sài Gòn, Viễn Đông.

Bài 2:

- Danh từ: đất đỏ, suối, đường, chúng tôi, các em, bản làng, hộ gia đình.

- Động từ: ngã, nằm, trượt lăn xuống, đến, ở, tách biệt, sống.

- Tính từ: lầy lội, dốc và trơn.

Bài 3: Các vật và hiện tượng tự nhiên được nhân hóa: cây, lá vàng, gió, chồi non.

Chúng được nhân hóa bằng cách Lấy từ ngữ để chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của sự vật.

Bài 4:

a. Các danh từ chỉ cây cối và chỉ hiện tượng tự nhiên có trong đoạn thơ:

- Danh từ chỉ cây cối: xà cừ, cam, chuối, hồng, cau.

- Danh từ chỉ hiện tượng: gió, mây, nắng, mưa, bình minh.

b. Các sự vật được nhân hóa: xà cừ, cam, chuối, hồng, cau, gió, chim, mây, đất, vườn cây, nắng, mưa, bình minh.

Mỗi sự vật ấy được nhân hóa bằng cách:

- Dùng từ ngữ gọi người để gọi vật

- Sử dụng từ ngữ chỉ hoạt động, tính chất của con người để chỉ hoạt động, tính chất của sự vật.

Bài 5:

Từ ngữ chỉ sự vật được nhân hóa

Từ ngữ nói về người được dùng để nói về sự vật

a. Dòng sông

b. Mặt trời, ngọn khói, gió

a. điệu, mặc áo

b. lặn, lúng liếng, đuổi

- HS lắng nghe, chữa bài.

 

 

 

 

 

- HS hoàn thành các câu hỏi theo yêu cầu (30 phút).

 

 

 

 

 

 

- HS xung phong báo cáo kết quả.

Câu 1: HS viết 2 – 3 câu nêu cảm nghĩ của mình về bài thơ.

Câu 2: HS viết theo yêu cầu.

- HS lắng nghe, chữa bài.

 

 

 

 

 

 

 

- HS tóm tắt nội dung bài luyện tập.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 --------------- Còn tiếp ---------------


=> Xem toàn bộ Giáo án tăng cường Tiếng Việt 4 CTST

Từ khóa tìm kiếm:

Soạn giáo án tăng cường Tiếng Việt 4 chân trời bài: Ôn tập cuối học kì I, GA word tăng cường Tiếng Việt 4 ctst bài: Ôn tập cuối học kì I, giáo án tăng cường Tiếng Việt 4 chân trời sáng tạo bài: Ôn tập cuối học kì I

 

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN WORD LỚP 4 MỚI SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 4 MỚI SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN LỚP 4 BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án tất cả các môn lớp 4 kết nối tri thức
Giáo án tất cả các môn lớp 4 cánh diều