Soạn giáo án quốc phòng an ninh 11 CTST Bài 6: Giới thiệu một số loại súng bộ binh, thuốc nổ, vật cản và vũ khí tự tạo

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Quốc phòng an ninh 11 chân trời Bài 6: Giới thiệu một số loại súng bộ binh, thuốc nổ, vật cản và vũ khí tự tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 6. GIỚI THIỆU MỘT SỐ LOẠI SÚNG BỘ BINH, THUỐC NỔ,

VẬT CẢN VÀ VŨ KHÍ TỰ TẠO

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nhận biết, phân loại được một số loại súng bộ binh, một số loại thuốc nổ, vật cản, vũ khí tự tạo.
  • Nêu được tính năng, tác dụng của một số loại thuốc nổ thường dùng; cấu tạo, tác dụng của các loại đồ dùng gây nổ; tính năng, cấu tạo, tác dụng của một số loại vật cản và vũ khí tự tạo;
  • Nêu được tính năng, cấu tạo, nguyên lí hoạt động và nguyên tắc tháo, lắp súng tiểu liên AK và biết thực hành tháo, lắp súng tiểu liên AK.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù:

  • Năng lực điều chỉnh hành vi: Nhận biết, phân loại được một số loại súng bộ binh, một số loại thuốc nổ, vật cản, vũ khí tự tạo và biết thực hành tháo, lắp súng tiểu liên AK.
  • Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Nhận biết được tính năng, tác dụng của một số loại thuốc nổ thường dùng; cấu tạo, tác dụng của các loại đồ dùng gây nổ; tính năng, cấu tạo, tác dụng của một số loại vật cản và vũ khí tự tạo.
  1. Phẩm chất:
  • Yêu thích môn học, có thái độ học tập và rèn luyện tốt. Luôn yêu quê hương, yêu đất nước, có ý thức trách nhiệm, tổ chức kỉ luật, sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ được giao.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SHS, SGV, SBT môn Giáo dục quốc phòng và an ninh lớp 11, Giáo án;
  • Súng thật (mô hình), tranh vẽ súng trường CKC, súng tiểu liên AK, súng trung liên RPD, súng diệt tăng B41, súng phóng lựu M79.
  • Mô hình thuốc nổ TNT, thuốc nổ C4, kíp thường, nụ xùy, dây cháy chậm; tranh phóng to các loại hàng rào, hào chống tăng, vách đứng,...
  • Máy tính, máy chiếu, bài giảng Powerpoint,...(nếu có)
  1. Đối với học sinh
  • SHS, SBT môn Giáo dục quốc phòng và an ninh lớp 11.
  • Vở ghi, bút, tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
  • Mặc trang phục thống nhất theo quy định, đội mũ cứng, đi giày vải.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: HS nêu được tên một số loại súng sử dụng trong lực lượng vũ trang hiện nay; từ đó, khơi dậy cho các em hứng thú học tập, tích cực tìm hiểu, nghiên cứu các nội dung bài học đặt ra.
  3. Nội dung:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi phần Mở đầu trong SHS tr.36.

- GV dẫn dắt vào bài học.

  1. Sản phẩm học tập: HS kể được tên một số loại súng được sử dụng trong quân đội.
  2. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi phần Mở đầu trong SHS tr.36:

Kể tên một số loại súng được sử dụng trong quân đội mà em biết.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng hiểu biết bản thân, suy nghĩ câu trả lời.

- GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 2-3 nhóm trả lời câu hỏi:

Một số loại súng được sử dụng trong quân đội:

+ Các loại súng ngắn, như: TT-33; K54; K59; CZ 52; CZ 83,…

+ Các loại súng trường, như: AK-47; AKS; CKC; AK-103; APS; AMD 65,…

+ Các loại súng tiểu liên, như: PPS-43; K-50M; PM-63; PM5k,…

+ Các loại súng bắn tỉa, như: SVD; PSL; PSG-1,…

+ Các loại súng máy, như: NSV; RPD; RPK-74; M-60,…

+ Các loại súng chống tăng, như: RPG-7; RPG-2; RPG-29,…

- Các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương câu trả lời của HS.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài.

Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 6. Giới thiệu một số loại súng bộ binh, thuốc nổ, vật cản và vũ khí tự tạo.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Súng bộ binh

  1. Mục tiêu: HS nêu được khái niệm, những hiểu biết chung, tính năng, cấu tạo, nguyên lí hoạt động và quy tắc của súng tiểu liên AK. Từ đó, biết thực hành tháo, lắp thông thường súng tiểu liên AK.
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin, quan sát hình ảnh SHS tr.36-41, trả lời câu hỏi và tóm tắt nội dung.

- GV rút ra kết luận về súng bộ binh.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về súng bộ binh.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Hiểu biết chung về súng bộ binh

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc nội dung, quan sát hình ảnh 6.1 trong SHS tr.36 và tóm tắt nội dung.

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi:

+ Súng bộ binh là gì?

+ Em hãy kể một số loại súng bộ binh.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm đôi, đọc thông tin SHS tr.36, trả lời câu hỏi.

- HS nghe giảng và ghi chép tóm tắt nội dung.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1-2 HS trả lời câu hỏi.

- GV tóm tắt nội dung, phân tích, giảng giải và rút ra kết luận về khái niệm và một số loại súng bộ binh.

- HS ghi chép nội dung, chia sẻ và phát biểu ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tổng kết.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

1. Súng bộ binh

a. Hiểu biết chung về súng bộ binh

* Khái niệm

Súng bộ binh là súng trang bị cho cá nhân và phân đội bộ binh.

* Một số loại súng bộ binh

- Súng tiểu liên AK

+ Súng tiểu liên AK cỡ 7,62 mm: súng nòng dài, tự động nạp đạn, trang bị cho từng người, dùng hoả lực để tiêu diệt sinh lực địch; ngoài ra, có thể sử dụng lưỡi lê, báng súng để đánh gần. Súng bắn được liên thanh và phát một.

+ Súng tiểu liên AK cải tiến có 2 loại:

●       AKM có thêm bộ phận giảm nẩy lắp ở đầu súng; có lẫy giảm tốc.

●       AKMS có bảng bằng sắt, gập lại được.

- Súng trung liên RPD cỡ 7,62 mm:

+ Loại súng nòng dài, tự động nạp đạn, trang bị cho một người sử dụng.

+ Đây là hoả lực mạnh của tiểu đội bộ binh, dùng để tiêu diệt sinh lực địch tập trung; những mục tiêu lẻ, quan trọng hoặc hoả điểm của địch; chi viện cho bộ binh xung phong.

+ Súng chỉ bắn được liên thanh.

Nhiệm vụ 2: Tính năng, cấu tạo, nguyên lí hoạt động của súng tiểu liên AK

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc nội dung trong SHS tr.37-39 và tóm tắt nội dung.

- GV chia lớp thành 6 nhóm (2 nhóm thực hiện 1 nhiệm vụ), yêu cầu HS đọc thông tin, quan sát hình ảnh 6.2, 6.3 SHS tr.37-39 và trả lời câu hỏi:

+ Nhóm 1, 2: Em hãy cho biết tính năng của súng tiểu liên AK.

+ Nhóm 3, 4: Súng tiểu liên AK có cấu tạo gồm mấy bộ phận chính? Đó là những bộ phận nào?

+ Nhóm 5, 6: Nguyên lí hoạt động của súng tiểu liên AK là gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm, đọc thông tin, quan sát hình ảnh SHS tr.37-39, trả lời câu hỏi.

- HS nghe giảng và ghi chép tóm tắt nội dung.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày câu trả lời.

- GV tóm tắt nội dung, phân tích, giảng giải và rút ra kết luận về tính năng, cấu tạo và nguyên lí hoạt động của súng tiểu liên AK.

- HS ghi chép nội dung, chia sẻ và phát biểu ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tổng kết.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

b. Tính năng, cấu tạo, nguyên lí hoạt động của súng tiểu liên AK

* Tính năng

- Dùng đạn kiểu 1943 do Liên Xô sản xuất, đạn kiểu 1956 do Trung Quốc, Việt Nam và một số nước khác sản xuất. Có các loại đầu đạn: đầu đạn thường; đầu đạn vạch đường; đầu đạn xuyên cháy và đầu đạn cháy. Hộp tiếp đạn chứa được 30 viên đạn.

- Tầm bắn: Thước ngắm ghi số từ 1 đến 8, tương ứng với cự li bắn từ 100m đến 800 m ngoài thực địa.

- Tầm bắn hiệu quả: 400 m; hoả lực bắn tập trung tiêu diệt mục tiêu mặt đất, mặt nước: 800 m; bắn máy bay, quân dù: 500 m.

- Tầm bắn thẳng đối với mục tiêu người nằm: 350m; đối với mục tiêu người chạy: 525m.

- Tốc độ đầu của đầu đạn: 710 m/s.

- Tốc độ bắn:

+ Lí thuyết 600 phát/phút;

+ Chiến đấu: khi bắn phát một khoảng 40 phát/phút, khi bắn liên thanh khoảng 100 phát/phút.

- Khối lượng: 3,8 kg; khi lắp đủ 30 viên đạn: 4,3 kg.

* Cấu tạo

Gồm 11 bộ phận chính: Nòng súng, bộ phận ngắm, hộp khoá nòng và nắp hộp khoá nòng, bệ khóa nòng và thoi đẩy, khoá nòng, bộ phận cò, bộ phận đẩy về, ống dẫn thoi đẩy và ốp lót tay, báng súng và tay cầm, hộp tiếp đạn, lê.

* Nguyên lí hoạt động

Gạt cần định cách bắn về vị trí bắn, kéo tay kéo bệ khóa nòng về sau hết cỡ. Khi thả tay kéo bệ khóa nòng, lò xo đẩy về giãn ra, đẩy bệ khóa nòng và khóa nòng tiến về phía trước, đẩy viên đạn thứ nhất vào buồng đạn.

- Bóp cò, búa đập vào kim hoả, kim hoả chọc vào hạt lửa, hạt lửa phát lửa đốt cháy thuốc phóng. Thuốc phóng cháy sinh ra khí thuốc có áp suất rất lớn, đẩy đầu đạn chuyển động trong nòng súng.

- Khi đầu đạn chuyển động qua lỗ trích khí thuốc, một phần khí thuốc phụt qua lỗ trích khí thuốc đập vào mặt thoi đẩy, đẩy bệ khóa nòng và khóa nòng lùi, vỏ đạn được hất ra ngoài.

- Khi bệ khoá nòng lùi hết cỡ, lò xo đẩy về giãn ra, đẩy bệ khóa nòng và khóa nòng tiến về phía trước, đẩy viên đạn tiếp theo vào buồng đạn.

Nhiệm vụ 3: Tháo, lắp thông thường súng tiểu liên AK

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc nội dung trong SHS tr.39-41 và tóm tắt nội dung.

- GV nêu lần lượt các quy tắc tháo, lắp.

- GV ghi thứ tự các bước tháo, lắp súng lên bảng để HS ghi vào vở và tiện theo dõi.

- GV vận dụng phương pháp làm mẫu qua 2 bước:

+ Bước 1: Làm nhanh (Làm như thực tế diễn ra)

+ Bước 2: Làm chậm, phân tích động tác (vừa làm vừa phân tích các cử động, động tác để người học nắm được nội dung).

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi kiểm tra nhận thức: Tháo, lắp súng tiểu liên AK gồm mấy bước? Đó là những bước nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm đôi, đọc thông tin, quan sát GV thực hiện, hình ảnh SHS tr.39-41, trả lời câu hỏi.

- HS nghe giảng và ghi chép tóm tắt nội dung.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1-2 HS trả lời câu hỏi.

- GV tóm tắt nội dung, phân tích, giảng giải và rút ra kết luận về khái niệm và một số loại súng bộ binh.

- HS ghi chép nội dung, chia sẻ và phát biểu ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tổng kết.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

c. Tháo, lắp thông thường súng tiểu liên AK

* Quy tắc tháo, lắp

- Người tháo, lắp phải nắm vững cấu tạo súng

- Chọn nơi khô ráo, sạch sẽ để tháo, lắp súng. Chuẩn bị đầy đủ các vật chất cần thiết như bàn, phụ tùng của súng.

- Trước khi tháo súng phải kiểm tra, khám súng.

- Khi tháo, lắp phải dùng đúng phụ tùng: đúng thứ tự, nhẹ nhàng, không dùng sức mạnh làm hư hỏng súng.

* Tháo súng

- Bước 1: Tháo hộp tiếp đạn, kiểm tra súng

- Bước 2: Tháo ống đựng phụ tùng

- Bước 3: Tháo thông nòng

- Bước 4: Tháo nắp hộp khoá nòng

- Bước 5: Tháo bộ phận đẩy về

- Bước 6: Tháo bệ khóa nòng và khóa nòng

- Bước 7: Tháo ống dẫn thoi đẩy và ốp lót tay trên

* Lắp súng

- Bước 1: Lắp ống dẫn thoi đẩy và ốp lót tay trên

- Bước 2: Lắp bệ khóa nòng và khóa nòng

- Bước 3: Lắp bộ phận đẩy về

- Bước 4: Lắp nắp hộp khoá nòng, kiểm tra chuyển động

- Bước 5: Lắp thông nòng

- Bước 6: Lắp ống đựng phụ tùng

- Bước 7: Lắp hộp tiếp đạn

Hoạt động 2: Thuốc nổ, vật cản và vũ khí tự tạo

  1. Mục tiêu: HS nhận biết, phân loại và nêu được tính năng, tác dụng của một số loại thuốc nổ thường dùng, đồ dùng gây nổ thường. Đồng thời, HS nêu được khái niệm, phân loại và nhận biết một số vật cản, vũ khí tự tạo.
  2. Nội dung:

 

 


=> Xem toàn bộ Giáo án Quốc phòng an ninh 11 chân trời sáng tạo

Từ khóa tìm kiếm:

Soạn giáo án điện tử quốc phòng an ninh 11 chân trời Bài 6: Giới thiệu một số loại súng, GA powerpoint quốc phòng an ninh 11 CTST Bài 6: Giới thiệu một số loại súng, giáo án điện tử quốc phòng an ninh 11 chân trời Bài 6: Giới thiệu một số loại súng

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án Toán 11 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử toán 11 chân trời sáng tạo
Giáo án Hóa học 11 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử Hóa học 11 chân trời sáng tạo

Giáo án Vật lí 11 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử vật lí 11 chân trời sáng tạo
Giáo án Sinh học 11 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử Sinh học 11 chân trời sáng tạo

GIÁO ÁN XÃ HỘI 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử ngữ văn 11 chân trời sáng tạo
Giáo án Lịch sử 11 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử Lịch sử 11 chân trời sáng tạo

Giáo án Địa lí 11 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử địa lí 11 chân trời sáng tạo
Giáo án Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo

GIÁO ÁN LỚP 11 CÁC MÔN CÒN LẠI