Soạn giáo án Lịch sử 12 Chân trời sáng tạo Bài 6: Cách mạng tháng Tám năm 1945
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Lịch sử 12 Bài 6: Cách mạng tháng Tám năm 1945 sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
BÀI 6: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Trình bày được nét khái quát về bối cảnh lịch sử, diễn biến chính của Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Nêu được nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Phân tích được ý nghĩa và bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám năm 1945.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Tự chủ và tự học: Khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập; tự lực làm những nhiệm vụ học tập được giao trên lớp và ở nhà.
Giao tiếp và hợp tác: Hợp tác và giao tiếp với các bạn trong các nhiệm vụ học tập.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện được vấn đề từ các nhiệm vụ học tập và tìm cách giải quyết chúng.
Năng lực riêng:
Tìm hiểu lịch sử: Biết cách sưu tầm, khai thác được thông tin, hình ảnh, tư liệu lịch sử về Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Nhận thức và tư duy lịch sử: Trình bày được nét khái quát về bối cảnh lịch sử, diễn biến chính của Cách mạng tháng Tám năm 1945; Nêu được nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945; Phân tích được ý nghĩa và bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Nêu được những bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám năm 1945 có thể vận dụng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
3. Phẩm chất
Yêu nước: có ý thức trân trọng, tự hào về truyền thống đấu tranh cách mạng của dân tộc Việt Nam.
Chăm chỉ: thực hiện tốt các công việc cá nhân và nhóm trong quá trình học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
Giáo án, SGK, SGV, SBT Lịch sử 12 – Chân trời sáng tạo.
Lược đồ diễn biến về Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Một số đoạn video, đoạn phim tài liệu, bài hát,…như: đoạn trích của bộ phim điện ảnh Sao tháng Tám hoặc bộ phim tư liệu Ngày Độc lập 2/9/1945.
Phiếu học tập (giấy A0), nam châm dán Phiếu học tập, bút màu.
Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
SGK, SBT Lịch sử 12 – Chân trời sáng tạo.
Đọc trước nội dung bài học và sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về bài học Cách mạng tháng Tám năm 1945.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu:
- HS hình dung được một cách khái quát các nội dung cơ bản liên quan đến bài học lịch sử (như bối cảnh lịch sử, diễn biến chính, nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa và bài học lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945).
- Tạo tâm thế, kích thích được sự hứng thú, mong muốn tìm hiểu nội dung bài học mới của HS, định hướng nhiệm vụ cho HS trong bài học mới.
b. Nội dung: GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh, video Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội) và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nêu ý nghĩa của bản Tuyên ngôn độc lập đối với lịch sử dân tộc.
c. Sản phẩm: Ý nghĩa của bản Tuyên ngôn độc lập đối với lịch sử dân tộc.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh, video Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội) kết hợp dẫn dắt: Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, trịnh trọng tuyên bố với toàn thể quốc dân và thế giới: nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập.
https://www.youtube.com/watch?v=SCPphVYDPDk
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi: Nêu ý nghĩa của bản Tuyên ngôn độc lập đối với lịch sử dân tộc.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS xem hình ảnh, video, vận dụng kiến thức đã học và hiểu biết của bản thân, trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu ý nghĩa của bản Tuyên ngôn độc lập đối với lịch sử dân tộc.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:
Ý nghĩa của bản Tuyên ngôn độc lập đối với lịch sử dân tộc: Là bản “Thiên cổ hùng văn” về quyền con người, quyền dân tộc cơ bản của các dân tộc trên thế giới, khẳng định quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của nhân dân ta là quyền độc lập, tự do; là khát vọng và tinh thần đấu tranh kiên cường để giữ vững nền tự do độc lập.
+ Tạo ra thế và lực để cách mạng Việt Nam vững bước tiến lên, giành được những thắng lợi lịch sử mang tầm thời đại.
+ Khẳng định rõ vai trò, sức mạnh của khối toàn dân đoàn kết trong cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do; là thành quả, sự hi sinh, sức mạnh của toàn thể nhân dân.
+ Trực tiếp tạo ra chỗ dựa đáng tin cậy cho cuộc cách mạng của nhân dân Lào và Cam-pu-chia, góp phần làm thay đổi cục diện chính trị ở Ðông Nam Á.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám với việc ra đời bản Tuyên ngôn Ðộc lập ngày 2/9/1945 đã tạo ra thế và lực mới để cách mạng Việt Nam vững bước tiến lên, giành được những thắng lợi lịch sử mang tầm thời đại. Vậy, Cách mạng tháng Tám đã diễn ra trong bối cảnh lịch sử nào, diễn biến ra sao? Vì sao nói “Cách mạng tháng Tám là sự kiện vĩ đại trong lịch sử dân tộc”? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 6: Cách mạng tháng Tám năm 1945.
-------------------
………..Còn tiếp…………
Giáo án Lịch sử 12 chân trời sáng tạo, giáo án Bài 6: Cách mạng tháng Tám năm 1945 Lịch sử 12 chân trời sáng tạo, giáo án Lịch sử 12 CTST Bài 6: Cách mạng tháng Tám năm 1945
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác