Soạn giáo án Lịch sử 12 Chân trời sáng tạo Bài 15: Hồ Chí Minh – Anh hùng Giải phóng dân tộc

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Lịch sử 12 Bài 15: Hồ Chí Minh – Anh hùng Giải phóng dân tộc sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

BÀI 15: HỒ CHÍ MINH – ANH HÙNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ: 

  • Giới thiệu được hành trình đi tìm đường cứu nước của Hồ Chí Minh trên bản đồ.

  • Nêu được nội dung cơ bản của con đường cứu nước của Hồ Chí Minh và ý nghĩa của sự kiện Hồ Chí Minh tìm ra con đường cứu nước.

  • Trình bày được quá trình chuẩn bị về chính trị, tư tưởng, tổ chức của Hồ Chí Minh cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam; nêu được vai trò của Hồ Chí Minh đối với việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và ý nghĩa của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. 

  • Nêu được vai trò của Hồ Chí Minh đối với việc triệu tập Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ 8 (tháng 5 năm 1941), thành lập Mặt trận Việt Minh, thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, trực tiếp lãnh đạo Cách mạng tháng Tám 1945 và lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. 

  • Nêu được ý nghĩa của việc thành lập Mặt trận Việt Minh (ngày 19/5/1941) và vai trò của Hồ Chí Minh. 

  • Nêu được vai trò của Hồ Chí Minh trong giai đoạn sau cách mạng tháng Tám (1945 – 1946) khi thực hiện chủ trương “hòa để tiến” thông qua việc kí Hiệp định Sơ bộ (ngày 6/3/1946) và bản Tạm ước (ngày 14/9/1946).

  • Nêu được vai trò của Hồ Chí Minh trong kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954).

  • Nêu được vai trò của Hồ Chí Minh trong kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1969).

  • Có ý thức trân trọng công lao, đóng góp của Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: Khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập; tự lực làm những nhiệm vụ học tập được giao trên lớp và ở nhà. 

  • Giao tiếp và hợp tác: Hợp tác và giao tiếp với các bạn trong các nhiệm vụ học tập.

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện được vấn đề từ các nhiệm vụ học tập và tìm cách giải quyết chúng. 

Năng lực riêng: 

  • Tìm hiểu lịch sử: Biết cách sưu tầm và sử dụng tài liệu lịch sử để tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh.

  • Nhận thức và tư duy lịch sử: Giới thiệu được hành trình đi tìm đường cứu nước của Hồ Chí Minh; Nêu được nội dung cơ bản của con đường cứu nước của Hồ Chí Minh và ý nghĩa của sự kiện Hồ Chí Minh tìm ra con đường cứu nước; Trình bày được quá trình chuẩn bị về chính trị, tư tưởng, tổ chức của Hồ Chí Minh cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam; nêu được vai trò của Hồ Chí Minh đối với việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và ý nghĩa của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam; Nêu được vai trò của Hồ Chí Minh đối với việc triệu tập Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ 8 (tháng 5 năm 1941), thành lập Mặt trận Việt Minh, thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, trực tiếp lãnh đạo Cách mạng tháng Tám 1945 và lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; Nêu được ý nghĩa của việc thành lập Mặt trận Việt Minh (ngày 19/5/1941) và vai trò của Hồ Chí Minh; Nêu được vai trò của Hồ Chí Minh trong giai đoạn sau cách mạng tháng Tám (1945 – 1946) khi thực hiện chủ trương “hòa để tiến” thông qua việc kí Hiệp định Sơ bộ (ngày 6/3/1946) và bản Tạm ước (ngày 14/9/1946); Nêu được vai trò của Hồ Chí Minh trong kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954); Nêu được vai trò của Hồ Chí Minh trong kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1969).

  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học, viết một bài cảm nhân về Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 17/7/1966 nhân dịp kỉ niệm ngày sinh của Người. 

3. Phẩm chất

  • Yêu nước: Trân trọng công lao, đóng góp của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam. 

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV, SBT Lịch sử 12 – Chân trời sáng tạo.

  • Một số đoạn video, đoạn phim tài liệu về đóng góp của Chủ tịch Hồ Chí Minh như: Hồ Chí Minh – chân dung một con người, Nguyễn Ái Quốc – ẩn số từ nước Pháp, Ngọn đuốc thế kỉ, Hồ Chí Minh – bài ca tự do,…

  • Phiếu học tập (giấy A0), nam châm dán Phiếu học tập, bút màu.

  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Lịch sử 12 – Chân trời sáng tạo.

  • Đọc trước nội dung bài học và sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về bài học Hồ Chí Minh anh hùng giải phóng dân tộc. 

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo sự lôi cuốn, kích thích HS muốn khám phá về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh. 

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Mảnh ghép lịch sử”. HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến chủ đề Hồ Chí Minh – anh hùng giải phóng dân tộc để lật mở mảnh ghép. 

c. Sản phẩm: Các mảnh ghép lịch sử được lật mở trong trò chơi.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS cả lớp chơi trò chơi “Mảnh ghép lịch sử”. 

- GV phổ biến luật chơi cho HS: Để lật mở được mỗi mảnh ghép bị che khuất hình ảnh, HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến chủ đề Hồ Chí Minh – anh hùng giải phóng dân tộc.

Ảnh có chứa văn bản, ảnh chụp màn hình, Phông chữ

Mô tả được tạo tự động

- GV trình chiếu 5 mảnh ghép và cho HS lần lượt lật mở từng mảnh ghép:

Mảnh ghép số 1: Hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành bắt đầu từ:

A. Ngày 5/6/1911. 

B. Tháng 7/1920. 

C. Tháng 6/1925. 

D. Ngày 6/1/1919. 

Mảnh ghép số 2: Tờ báo/Tạp chí nào do Nguyễn Ái Quốc sáng lập, được xuất bản vào năm 1922 tại Pa-ri, đăng lời nói đầu tuyên bố rằng báo này “là vũ khí để chiến đấu, sứ mạng của nó đã rõ ràng: Giải phóng con người”?

A. Đời sống công nhân. 

B. Người cùng khổ. 

C. Nhân đạo. 

D. Tạp chí Cộng sản. 

Mảnh ghép số 3: Đoạn tư liệu dưới đây cho biết nội dung gì về con đường cứu nước, giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh?

“Trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức quần chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi… Đảng có vững thì cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy… Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lê-nin”. 

(Trích Đường Kách mệnh trong Hồ Chí Minh: Toàn tập, Tập 2,

 NXB Chính trị quốc gia, 2011, tr.289)

A. Hành trình tìm đường cứu nước, đi qua nhiều châu lục, tự học tập, dần thấu hiểu bản chất của các cuộc cách mạng tư sản trên thế giới. 

B. Lãnh đao cuộc kháng chiến chống Mỹ từ năm 1954 đến năm 1969. 

C. Chuẩn bị và lãnh đạo Cách mạng tháng Tám năm 1945. 

D. Chuẩn bị về chính trị, tư tưởng, tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Mảnh ghép số 4: 4 câu thơ dưới đây được Hồ Chí Minh sáng tác trong hoàn cảnh nào?

“Không có việc gì khó.

Chỉ sợ lòng không bền.

Đào núi và lấp biển.

Quyết chí ắt làm nên”.

A. Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những ngày tháng hoạt động cách mạng ở Pác Bó.

B. Chủ tịch Hồ Chí Minh bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam, khi Người sang Trung Quốc để liên lạc với lực lượng cách mạng Việt Nam.

C. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh và xác định tiến trình cách mạng Việt Nam, đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa. 

D. Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp ra mặt trận, chỉ đạo Chiến dịch Biên giới.

Mảnh ghép số 5: Hồ Chí Minh từng viết “Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!”. Con đường làm cho Chủ tịch Hồ Chí Minh phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng đó là gì?

A. Quốc tế Cộng sản. 

B. Hội Liên hiệp thuộc địa. 

C. Luận cương của Lê-nin. 

D. Đảng cộng sản Pháp. 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học, hiểu biết của bản thân, trả lời câu hỏi và lật mở từng mảnh ghép. 

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

GV mời đại diện 5 HS lần lượt lật mở 5 mảnh ghép. 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

Mảnh ghép số 1: A

Mảnh ghép số 2: B

Mảnh ghép số 3: D

Mảnh ghép số 4: D

Mảnh ghép số 5: C

- GV trình chiếu Mảnh ghép lịch sử và dẫn dắt HS vào bài học: 

Ảnh có chứa trang phục, Mặt người, đàn ông, người

Mô tả được tạo tự động

Nguyễn Ái Quốc tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII 

của Đảng Xã hội Pháp (12 – 1920)

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Khoá họp lần thứ 24 của Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO) năm 1987 đã ban hành nghị quyết với nội dung: “Năm 1990 sẽ đánh dấu 100 năm kỉ niệm Ngày sinh của

Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc và Nhà văn hoá kiệt xuất của Việt Nam. Nghị quyết là sự công nhận của cộng đồng quốc tế đối với những đóng góp to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những đóng góp như thế nào đối với lịch sử dân tộc cũng như nhân loại? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 16: Hồ Chí Minh anh hùng giải phóng dân tộc.

-------------

……Còn tiếp……


=> Xem toàn bộ Giáo án lịch sử 12 chân trời sáng tạo

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án Lịch sử 12 chân trời sáng tạo, giáo án Bài 15: Hồ Chí Minh – Anh hùng Lịch sử 12 chân trời sáng tạo, giáo án Lịch sử 12 CTST Bài 15: Hồ Chí Minh – Anh hùng

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác