Soạn giáo án Lịch sử 12 Chân trời sáng tạo Bài 3: Trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Lịch sử 12 Bài 3: Trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

BÀI 3: TRẬT TỰ THẾ GIỚI SAU CHIẾN TRANH LẠNH

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ: 

  • Nêu được xu thế phát triển chính của thế giới sau Chiến tranh lạnh.

  • Trình bày được khái niệm đa cực.

  • Nêu được xu thế đa cực trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh. 

  • Vận dụng được những biểu hiện về thế giới sau Chiến tranh lạnh để giải thích những vấn đề thời sự trong quan hệ quốc tế. 

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: Khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập; tự lực làm những nhiệm vụ học tập được giao trên lớp và ở nhà. 

  • Giao tiếp và hợp tác: Hợp tác và giao tiếp với các bạn trong các nhiệm vụ học tập.

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện được vấn đề từ các nhiệm vụ học tập và tìm cách giải quyết chúng. 

Năng lực riêng:

  • Tìm hiểu lịch sử: Biết cách sưu tầm, khai thác được thông tin, hình ảnh, tư liệu lịch sử về trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh. 

  • Nhận thức và tư duy lịch sử: Nêu được xu thế phát triển chính của thế giới sau Chiến tranh lạnh; Trình bày được khái niệm đa cực; Nêu được xu thế đa cực trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh. 

  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Nêu được thuận lợi của quan hệ quốc tế từ các xu thế phát triển chính của thế giới sau Chiến tranh lạnh. 

3. Phẩm chất

  • Khách quan, trung thực, có ý thức tìm tòi, khám phá những vấn đề quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV, SBT Lịch sử 12 – Chân trời sáng tạo.

  • Hình ảnh, video clip, tư liệu sưu tầm về bài học Trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh. 

  • Phiếu học tập (giấy A0), nam châm dán Phiếu học tập, bút màu.

  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Lịch sử 12 – Chân trời sáng tạo.

  • Đọc trước nội dung bài học và sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về bài học Trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh. 

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo sự lôi cuốn, kích thích HS muốn khám phá về trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh. 

b. Nội dung: GV trình chiếu cho HS xem hình ảnh, video về nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới (G20) và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nêu một số hiểu biết của em về nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới (G20). 

c. Sản phẩm: Một số thông tin về nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới (G20).

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV trình chiếu cho HS xem hình ảnh, video về nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới (G20).

Nhóm G20 (Group of twenty) là gì? Vai trò của G20 đối với nền kinh tế thế  giới

...

6 vấn đề EU muốn giải quyết tại Hội nghị Thượng đỉnh G20

Hội nghị thượng đỉnh G20 (năm 2015)

https://www.youtube.com/watch?v=rT7DNCRKw6E

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi: Nêu một số hiểu biết của em về nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới (G20). 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS xem hình ảnh, video, vận dụng hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu một số hiểu biết về nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới (G20). 
 

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: 

+ G20 là diễn đàn quốc tế chính thức dành cho các Nguyên thủ và Thống đốc ngân hàng trung ương từ 19 nền kinh tế hàng đầu thế giới cùng Liên minh châu Âu (EU). 

+ G20 được thành lập năm 1999, với mục đích thảo luận về những vấn đề kinh tế quan trọng, thúc đẩy các chính sách liên quan đến việc ổn định tình hình tài chính quốc tế cũng như định hướng phát triển cho nền kinh tế toàn cầu. 

+ Hiện nay, G20 chiếm hơn 90% trong tổng quy mô của toàn bộ nền kinh tế thế giới, các quốc gia thành viên bao gồm: Hoa Kì, Nhật Bản, Đức, Anh, Pháp, Ý, Ca-na-đa (nhóm G7), Hàn Quốc, Úc (2 nước phát triển nhưng không phải thành viên G7), Bra-xin, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi, Mê-xi-cô, In-đô-nê-xi-a, Ác-hen-ti-na, Ả Rập Xê Út, Thổ Nhĩ Kì (các nước công nghiệp mới và đang phát triển) và Liên minh châu Âu (thành viên đặc biệt). 

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Tháng 9/2009, Hội nghị Thượng đỉnh của nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới (G20) diễn ra tại Mỹ, thống nhất đưa G20 trở thành diễn đàn kinh tế lớn nhất thế giới. Hợp tác của G20 năm 2009 đã đánh dấu sự phát triển của của kỉ nguyên đa cực trong quan hệ quốc tế. Bài học ngày hôm nay sẽ làm rõ các nội dung về xu thế phát triển chính của thế giới sau Chiến tranh lạnh cũng như xu thế đa cực trong quan hệ quốc tế. Từ đó, giúp các em hiểu hơn những vấn đề thời sự ngày nay. Chúng ta cùng vào Bài 3 - Trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh. 

-------------------

………..Còn tiếp…………


=> Xem toàn bộ Giáo án lịch sử 12 chân trời sáng tạo

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án Lịch sử 12 chân trời sáng tạo, giáo án Bài 3: Trật tự thế giới sau Chiến Lịch sử 12 chân trời sáng tạo, giáo án Lịch sử 12 CTST Bài 3: Trật tự thế giới sau Chiến

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác