Soạn giáo án Lịch sử 12 Cánh diều bài 9: Đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 năm 1975 đến nay. Một số bài học lịch sử của cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Lịch sử 12 bài 9: Đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 năm 1975 đến nay. Một số bài học lịch sử của cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay sách cánh diều. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

BÀI 9: ĐẤU TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC TỪ SAU THÁNG 4 NĂM 1975 ĐẾN NAY. MỘT SỐ BÀI HỌC LỊCH SỬ CỦA CÁC CUỘC KHÁNG CHIẾN BẢO VỆ TỔ QUỐC TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY 

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ: 

  • Trình bày được những nét khái quát về bối cảnh lịch sử, diễn biến chính của cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc (từ sau tháng 4-1975 đến những năm 80 của thế kỉ XX), cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia ở Biển Đông từ sau tháng 4-1975 đến nay.

  • Nêu được ý nghĩa lịch sử của cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4-1975 đến nay.

  • Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4-1975 đến nay.

  • Nêu được những bài học cơ bản của cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay và phân tích được giá trị thực tiễn của những bài học lịch sử của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay.

  • Trân trọng những bài học kinh nghiệm trong lịch sử và sẵn sàng góp phần tham gia bảo vệ Tổ quốc khi Tổ quốc cần. 

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: Khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập; tự lực làm những nhiệm vụ học tập được giao trên lớp và ở nhà. 

  • Giao tiếp và hợp tác: Hợp tác và giao tiếp với các bạn trong các nhiệm vụ học tập.

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện được vấn đề từ các nhiệm vụ học tập và tìm cách giải quyết chúng. 

Năng lực riêng: 

  • Tìm hiểu lịch sử: Biết cách sưu tầm, khai thác được thông tin, hình ảnh, tư liệu lịch sử về cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4-1975 đến nay.

  • Nhận thức và tư duy lịch sử: Trình bày được những nét khái quát về bối cảnh lịch sử, diễn biến chính của cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc (từ sau tháng 4-1975 đến những năm 80 của thế kỉ XX), cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia ở Biển Đông từ sau tháng 4-1975 đến nay; Nêu được ý nghĩa lịch sử của cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4-1975 đến nay.

  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng: Viết đoạn văn ngắn về một bài học lịch sử của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1975 đến nay mà em cho rằng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với thế hệ trẻ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay.

3. Phẩm chất

  • Yêu nước: Tự hào về truyền thống bất khuất của cha ông ta trong đấu tranh bảo vệ Tổ quốc; trân trọng những bài học kinh nghiệm trong lịch sử. 

  • Trách nhiệm: có ý thức trách nhiệm, sẵn sàng góp phần tham gia bảo vệ Tổ quốc khi Tổ quốc cần. 

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV, SBT Lịch sử 12 – Chân trời sáng tạo.

  • Các hình ảnh, tư liệu về các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4-1975 đến nay.

  • Một số đoạn video, đoạn phim tài liệu về cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4-1975 đến nay: Biên niên sử truyền hình (tập năm 1978, 1979, 1988); Cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc: tự hào một dải biên cương (Đài Truyền hình kĩ thuật số VTC); Kỉ niệm 45 năm ngày chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới phía Tây Nam của Tổ quốc (Kênh VTV4 – Đài truyền hình Việt Nam). 

  • Phiếu học tập (giấy A0), nam châm dán Phiếu học tập, bút màu.

  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Lịch sử 12 – Chân trời sáng tạo.

  • Đọc trước nội dung bài học và sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về Các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4-1975 đến nay.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo sự lôi cuốn, kích thích HS muốn khám phá về cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4-1975 đến nay cũng như đúc rút được một số bài học lịch sử của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay. 

b. Nội dung: GV trình chiếu cho HS quan sát video kết hợp Hình 1 SGK tr.52 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nêu hiểu biết của em về nhà giàn DK1/11.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về nhà giàn DK1/11.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát video kết hợp Hình 1 SGK tr.53: 

https://youtu.be/_n9k4lwrfU0?si=xln4uCaikl3e6qs7 

Photo] Nhà giàn DK1 - Cột mốc chủ quyền trên biển

Hình 1. Nhà giàn DK1/11

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi: Nêu hiểu biết của em về nhà giàn DK1/11.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát video, hình ảnh, vận dụng hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày về nhà giàn DK1/11.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Nhà giàn DK1/11 là một trong các nhà giàn thuộc cụm dịch vụ kinh tế - khoa học – kĩ thuật (DK1) của Việt Nam, được xây dựng trên thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc. Nhà giàn DK1/11 nằm trong hệ thống các nhà giàn DK1, có nhiệm vụ quan trọng trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo và thềm lục địa của Việt Nam.

+ Một sự kiện đáng chú ý liên quan đến nhà giàn DK1/11 là vào năm 1998, một cơn bão lớn đã tấn công khu vực này. Trong cơn bão, nhà giàn DK1/11 đã gặp phải sóng lớn và bị sập, khiến một số chiến sĩ hy sinh (Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Đại úy Vũ Quang Chương và Liệt sĩ, Thượng úy Đoàn Văn Sáu).

à Nhà giàn DK1/11, cùng với các nhà giàn khác trong hệ thống DK1, đóng vai trò quan trọng trong việc giữ vững chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, đồng thời là biểu tượng của lòng quả cảm và tinh thần bất khuất của các chiến sĩ Hải quân Việt Nam.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Nhà giàn DK1/11 có ý nghĩa rất quan trọng, là cột mốc khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên thềm lục địa phía Nam. Nhà giàn DK1/11 có nhiệm vụ kiểm soát vùng biển; hỗ trợ nghiên cứu khoa học về môi trường biển, khí hậu và tài nguyên môi trường; là điểm quan trọng cho các hoạt động cứu hộ và cứu nạn trên biển,... Không những vậy, nhà giàn DK1/11 là biểu tượng của lòng quả cảm và tinh thần bất khuất của các chiến sĩ hải quân Việt Nam từ sau tháng 4-1975 đến nay. Vậy các cuộc đấu bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4-1975 diễn ra như thế nào? Để lại những hậu quả gì và đạt được những thành tựu gì? Chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay: Bài 9 – Đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 năm 1975 đến nay. Một số bài học lịch sử của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay.

--------------

………Còn tiếp……….


=> Xem toàn bộ Giáo án lịch sử 12 cánh diều

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án Lịch sử 12 cánh diều, giáo án bài 9: Đấu tranh bảo vệ Tổ quốc Lịch sử 12 cánh diều, giáo án Lịch sử 12 CD bài 9: Đấu tranh bảo vệ Tổ quốc

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác