Soạn giáo án Lịch sử 12 Cánh diều bài 7: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954)

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Lịch sử 12 bài 7: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) sách cánh diều. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

BÀI 7: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 – 1954)

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ: 

  • Trình bày được nét khái quát về bối cảnh lịch sử, diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. 

  • Nêu được nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

  • Phân tích được ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. 

  • Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. 

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: Khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập; tự lực làm những nhiệm vụ học tập được giao trên lớp và ở nhà. 

  • Giao tiếp và hợp tác: Hợp tác và giao tiếp với các bạn trong các nhiệm vụ học tập.

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện được vấn đề từ các nhiệm vụ học tập và tìm cách giải quyết chúng. 

Năng lực riêng: 

  • Tìm hiểu lịch sử: Biết cách sưu tầm, khai thác được thông tin, hình ảnh, tư liệu lịch sử về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. 

  • Nhận thức và tư duy lịch sử: Trình bày được nét khái quát về bối cảnh lịch sử, diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp; Nêu được nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp; Phân tích được ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. 

  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng: Sưu tầm được tư liệu về một trong những nhân vật lịch sử gắn liền với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954).

3. Phẩm chất

  • Yêu nước: ý thức trân trọng, tự hào về cuộc kháng chiến chống Pháp.

  • Trách nhiệm: tham gia vào công tác đền ơn đáp nghĩa ở địa phương và sẵn sàng tham gia đóng góp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. 

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV, SBT Lịch sử 12 – Chân trời sáng tạo.

  • Các lược đồ: chiến dịch Việt Bắc năm 1947, chiến dịch Biên giới năm 1950, chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. 

  • Các hình ảnh, tư liệu về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam (1945 – 1954).

  • Một số đoạn video, đoạn phim tài liệu về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam (1945 – 1954) như: Cuộc chiến giữa hổ và voi, Việt Nam – trên đường thắng lợi,….; Các bộ phim điện ảnh như: Hà Nội mùa đông năm 1946, Hoa ban đỏ, Kí ức Điện Biên, Đường lên Điện Biên,…

  • Phiếu học tập (giấy A0), nam châm dán Phiếu học tập, bút màu.

  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Lịch sử 12 – Chân trời sáng tạo.

  • Đọc trước nội dung bài học và sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về bài học Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo sự lôi cuốn, kích thích HS muốn khám phá về bối cảnh lịch sử, diễn biến chính, nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. 

b. Nội dung: GV cho HS xem quan sát hình ảnh, đọc “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” trích trong Hồ Chí Minh toàn tập và yêu câu HS trả lời câu hỏi:

- “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” được Hồ Chí Minh viết trong bối cảnh lịch sử nào?

- “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” có ý nghĩa gì?

c. Sản phẩm: Bối cảnh lịch sử, ý nghĩa của “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát Hình 7.1 và trích lời Hồ Chí Minh trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”.

“… Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng, nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa. Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ …”.

(Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” trích trong Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, Sđd, 2011, trang 534)

Không có mô tả ảnh.

Chiến sĩ “Quyết tử” ôm bom ba càng đánh xe tăng địch trong những ngày Hà Nội

 mở đầu kháng chiến toàn quốc

- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi và trả lời câu hỏi:

+ “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” được Hồ Chí Minh viết trong bối cảnh lịch sử nào?

+ “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” có ý nghĩa gì?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS xem hình ảnh, lắng nghe lời trích, vận dụng hiểu biết thực tế và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu bối cảnh lịch sử, ý nghĩa của “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: 

+ Bối cảnh viết “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh: được công bố vào tối ngày 19/12/1946, trong bối cảnh đất nước đang gặp nhiều khó khăn, thử thách, nhưng với ý chí quyết tâm “thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” của cả dân tộc đã giúp cho Đảng, Chính phủ vững vàng chèo lái con thuyền cách mạng đi đến thành công.

+ Ý nghĩa của “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”:

  • Khẳng định khát vọng hòa bình, ý chí và quyết tâm sắt đá bảo vệ nền độc lập, tự do của dân tộc.

  • Là lời hịch của non sông – lời hiệu triệu lịch sử, là một văn kiện có tính chất cương lĩnh chính trị, quân sự có giá trị thời đại sâu sắc.

  • Phác họa những nét cơ bản về đường lối chống thực dân Pháp, góp phần chỉ đạo, định hướng cho cuộc kháng chiến giành thắng lợi.

  • Để lại những bài bài học sâu sắc cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

  • Là bài học sâu sắc đối với việc xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” tuy rất ngắn gọn, nhưng là văn kiện quan trọng, mang tính chỉ đạo không chỉ trong những ngày đầu, mà còn có tác dụng định hướng cho sự phát triển của cả cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp cũng như sau này. Vậy, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược Việt Nam (1945 – 1954) diễn ra trong bối cảnh lịch sử và diễn biến chính như thế nào? Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử ra sao? Bài học sẽ giúp các em hiểu rõ hơn những nội dúng này. Chúng ta cùng vào Bài 7: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954).

----------------

………..Còn tiếp…………

 


=> Xem toàn bộ Giáo án lịch sử 12 cánh diều

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án Lịch sử 12 cánh diều, giáo án bài 7: Cuộc kháng chiến chống thực dân Lịch sử 12 cánh diều, giáo án Lịch sử 12 CD bài 7: Cuộc kháng chiến chống thực dân

Nếu giáo viên muốn tải file giáo án, tài liệu

-------

Chat hỗ trợ - Nhấn vào đây - 0386 168 725

--------

Được hỗ trợ ngay và luôn

Xem thêm giáo án khác