Soạn giáo án Lịch sử 10 KNTT mới nhất Bài Nội dung thực hành chủ đề 2: Vai trò của sử học

Soạn giáo án lịch sử 10 kết nối tri thức Bài Nội dung thực hành chủ đề 2: Vai trò của sử học theo chương trình học mới nhất thay đổi từ năm học 2023- 2024. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

NỘI DUNG THỰC HÀNH CHỦ ĐỀ 2: VAI TRÒ CỦA SỬ HỌC

(1 tiết)

 

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

 - Hệ thống hóa những nội dung kiến thức cơ bản đã học trong chủ đề.

 - Tổ chức cuộc thi tranh biện về mối quan hệ giữa Sử học với sự phát triển du lịch.

2. Năng lực

 - Năng lực chung:

·      Giải quyết vấn đề: thông qua vận dụng được kiến thức cơ bản được học trong chủ đề Vai trò của Sử học để tham gia cuộc thi tranh biện.

·      Giao tiếp và hợp tác: thông qua việc quan tâm, yêu thích và tham gia các hoạt động tìm hiểu lịch sử.

 - Năng lực lịch sử:

·      Tìm hiểu lịch sử: Thông qua khai thác thông tin tư liệu, quan sát hình ảnh để hệ thống được những nội dung kiến thức cơ bản đã học trong Chủ đề 2.

·      Vận dụng kiến thức, kĩ năng lịch sử: Vận dụng kiến thức lịch sử để lí giải những vấn đề của thực tiễn cuộc sống; Có khả năng tự tìm hiểu những vấn đề lịch sử, phát triển năng lực sáng tạo, có khả năng tiếp cận và xử lí thông tin từ những nguồn khác nhau, có ý thức và năng lực tự học lịch sử suốt đời.

3. Phẩm chất

 - Giáo dục phẩm chất chăm chỉ; tự giác, tích cực tham gia các hoạt động học tập để giải quyết vấn đề.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

 - SGK, SGV, SBT Lịch sử 10, Giáo án.

 - Giấy A0 để tổ chức hoạt động nhóm.

 - Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

 - SGK, SBT Lịch sử 10.

 - Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học Nội dung thực hành chủ đề 2: Vai trò của Sử học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Khơi dậy hứng thú cho HS học tập, tạo không khí vui vẻ khám phá bài mới và chuyển giao nhiệm vụ học tập.

b. Nội dung: GV nêu yêu cầu cho HS thảo luận theo cặp đôi; HS vận dụng kiến thức đã học ở Chủ đề 2 và hiểu biết thực tế của bản thân để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS trình bày hiểu biết về những việc ngành du lịch cần làm để góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu cho HS làm việc cá nhân - GV yêu cầu cho HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi: Theo em, ngành du lịch cần phải làm gì để góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa và di sản thiên nhiên?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học, hiểu biết thực tế của bản thân, thảo luận để trả lời câu hỏi. - HS vận dụng kiến thức đã học, hiểu biết thực tế của bản thân, thảo luận để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).  - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS xung phong trả lời: - GV mời đại diện HS xung phong trả lời:

 + Di sản văn hoá, thiên nhiên là yếu tố quan trọng để các địa phương khai thác phát triển kinh tế du lịch, định vị hình ảnh, xây dựng thương hiệu du lịch Việt Nam, đưa các giá trị văn hoá, hình ảnh đất nước đến với bạn bè quốc tế.

 + Khai thác mà bất chấp việc giữ gìn di sản sẽ tự đánh mất tài nguyên. Để phát triển du lịch bền vững, ngành du lịch cần lựa chọn sản phẩm du lịch trên cơ sở giá trị di sản văn hoá; phát triển du lịch có trách nhiệm gắn với văn hoá cộng đồng. Sản phẩm du lịch cần tôn trọng đa dạng văn hoá, đề cao vai trò văn hoá bản địa, góp phần nâng cao nhận thức, bảo vệ lợi ích và phát huy vai trò của cộng đồng dân cư địa phương trong phát triển du lịch văn hoá. Một phần doanh thu từ du lịch di sản văn hoá phải được dùng cho việc bảo tồn, tôn tạo, phục dựng và quản lí di sản. Như vậy, du lịch di sản văn hoá đã đóng góp to lớn cho bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản.

- GV mời đại HS khác nhận xét, trả lời câu hỏi (nếu có ý kiến khác).  - GV mời đại HS khác nhận xét, trả lời câu hỏi (nếu có ý kiến khác).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt vào bài học:  - GV dẫn dắt vào bài học: Trong chủ đề 2 - Vai trò của Sử học, chúng ta đã được tìm hiểu về vấn đề Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên và phát triển du lịch. Trong tiết học ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau đi hệ thống hóa nội dung kiến thức cơ bản của chủ đề Vai trò của Sử học. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Nội dung thực hành chủ đề 2: Vai trò của sử học.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động: Hệ thống hóa những nội dung kiến thức cơ bản đã học trong chủ đề

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hệ thống hóa được những nội dung kiến thức cơ bản đã học trong Chủ đề 2.

b. Nội dung: GV cho HS hệ thống hóa nội dung kiến thức cơ bản của chủ đề Vai trò của Lịch sử trên giấy A0 bằng sơ đồ tư duy.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc và báo cáo theo nhóm trên sơ đồ tư duy về hệ thống hóa nội dung kiến thức cơ bản của chủ đề Vai trò của Lịch sử.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

 - GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy A0, yêu cầu HS các nhóm thảo luận và thực hiện nhiệm vụ: Hệ thống hóa nội dung kiến thức cơ bản đã học trong Chủ đề 2: Vai trò của Sử học.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

 - HS thảo luận theo các nhóm đã được phân công, trao đổi về nội dung các kiến thức đã được học trong Chủ đề 2 và lập sơ đồ tư duy.  - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

 - GV mời đại diện các nhóm trình bày báo cáo.  - GV mời đại diện HS nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

 - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.  - GV chuyển sang nội dung mới.

Hệ thống hóa những nội dung kiến thức cơ bản đã học trong chủ đề

Đính kèm dưới Hoạt động.


=> Xem toàn bộ Giáo án lịch sử 10 kết nối tri thức mới nhất

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác

MỞ ĐẦU

“Di sản văn hoá, di sản thiên nhiên là những tài sản vô giá và không thể thay thế, không chỉ của một dân tộc mà còn là của nhân loại... Bất kì di sản nào trong số đó biến mất, do xuống cấp hoặc bị huỷ hoại, cũng sẽ làm nghèo đi kho tàng di sản của tất cả các dân tộc trên thế giới.” (Theo Hướng dẫn thực hiện Công ước di sản thế giới của UNESCO)

Em hiểu như thế nào về nội dung trên? Theo em, Sử học có vai trò như thế nào trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hoá, di sản thiên nhiên? Em đã có những hoạt động nào để góp phần bảo vệ các di sản văn hoá, thiên nhiên ở địa phương?

Trả lời:

- Nội dung trên được hiểu như sau: Mỗi di sản hiện diện là một minh chứng sống động về hình ảnh một dân tộc qua các thời kỳ lịch sử hào hùng. Vì vậy, bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa không chỉ là nhiệm vụ quan trọng của mỗi quốc gia, mà còn là trách nhiệm mang tính toàn cầu. Di sản văn hóa và thiên nhiên là những tài sản vô giá và không thể thay thế được, không chỉ của một dân tộc, mà còn là của nhân loại nói chung

- Vai trò của sử học trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hoá, di sản thiên nhiên là: Phục dựng bức tranh lịch sử, khẳng định giá trị của các di sản, là cơ sở bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản.

- Những hoạt động nào để góp phần bảo vệ các di sản văn hoá, thiên nhiên ở địa phương:

+ Giữ gìn sạch sẽ các di sản văn hóa, địa phương.

+ Đi tham quan, tìm hiểu các di tích lịch sử, di sản văn hóa

+ Không vứt rác bừa bãi

+ Sẵn sàng tố giác kẻ gian ăn cắp các cổ vật di vật

+ Tham gia các lễ hội truyền thống.