Soạn giáo án Lịch sử 10 KNTT mới nhất Bài 10: Văn minh Đại Việt

Soạn giáo án lịch sử 10 kết nối tri thức Bài 10: Văn minh Đại Việt theo chương trình học mới nhất thay đổi từ năm học 2023- 2024. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 10: VĂN MINH ĐẠI VIỆT

(5 tiết)

 

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

 - Giải thích được khái niệm, phân tích được cơ sở hình thành, ý nghĩa của nền văn minh Đại Việt.

 - Nêu được quá trình phát triển của văn minh Đại Việt trên trục thời gian và một số thành tựu cơ bản của nền văn minh Đại Việt.

2. Năng lực

 - Năng lực chung:

                 ·        Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về những thành tựu của văn minh Đại Việt.

                 ·        Vận dụng hiểu biết về văn minh Đại Việt để giới thiệu, quảng bá về đất nước, con người, di sản văn hóa Việt Nam.

 - Năng lực lịch sử:

                 ·        Tìm hiểu lịch sử: Thông qua việc khai thác sơ đồ và đọc thông tin, tư liệu đề nêu được quá trình phát triển của văn minh Đại Việt; Thông qua việc sử dụng tư liệu viết, tranh ảnh,... để nêu được một số thành tựu cơ bản của nền văn minh Đại Việt về chính trị, kinh tế, văn hóa (tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng), giáo dục, văn học, nghệ thuật,...

                 ·        Nhận thức và tư duy lịch sử: Thông qua việc giải thích được khái niệm văn minh Đại Việt; trình bày được cơ sở hình thành và thành tựu văn minh Đại Việt.

3. Phẩm chất

 - Tự hào và trân trọng về những giá trị của nền văn minh Đại Việt, bồi đắp lòng yêu nước.

 - Có trách nhiệm giữ gìn, phát huy giá trị và quảng bá văn minh Đại Việt.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

 - SGK, SGV, SBT Lịch sử 10.

 - Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển năng lực.

 - Phiếu học tập dành cho HS.

 - Tập bản đồ và tư liệu Lịch sử 10.

 - Một số hình ảnh được phóng to, tư liệu lịch sử tiêu biểu gắn với nội dung bài học.

 - Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

 - SGK, SBT Lịch sử 10.

 - Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học Văn minh Đại Việt.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, khơi gợi được hứng thú, mong muốn tìm hiểu nội dung bài học mới của HS, cũng như định hướng được nhiệm vụ học tập cho HS trong bài học mới.  

b. Nội dung: GV trình chiếu cho HS quan sát video về kiến trúc Kinh thành Huế; HS quan sát video và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về sự hiểu biết nền văn minh Đại Việt cũng như ý nghĩa của văn minh Đại Việt.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình - GV trình chiếu cho HS quan sát video về kiến trúc Kinh thành Huế:

https://youtu.be/2xuJn9VSP50?si=g53de9Ew0IMvbAdM (0:45 – 3:50)

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi:  - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi: Nêu hiểu biết của bản thân về kiến trúc cung đình Huế.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát video, thảo - HS quan sát video, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi theo ý hiểu của mình.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV gọi 1 đến 2 HS trình - GV gọi 1 đến 2 HS trình bày kết quả thảo luận:

Kiến trúc cung đình Huế:

 + Kiến trúc cung đình Huế đã tiếp thu và kế thừa kiến trúc truyền thống Lý, Trần, Lê là tất yếu để chống sự đồng hóa và cũng chống sự lạc hậu nên đồng thời tiếp thu tinh hoa của mĩ thuật Trung Hoa nhưng đã được Việt Nam hóa một cách có ý thức dân tộc của các nghệ nhân từ các miền Nam Bắc quy tụ về xây dựng Kinh đô, kể cả những người thợ gốc Minh Hương Trung Quốc và Chăm-pa.

 + Ðặc biệt đã được hiện đại hóa kĩ thuật của những công trình kiến trúc sư người Pháp phục vụ dưới thời Gia Long, theo phương châm cơ bản tiếp thu có chọn lọc những kiến trúc thích nghi với tâm hồn người Việt và Việt hóa dần để phù hợp với tâm lí bản địa đem lại những đặc trưng bản sắc kiến trúc Huế.

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung, nêu ý kiến (nếu có).  - GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung, nêu ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt vào bài học:  - GV dẫn dắt vào bài học: Thành tựu của văn minh Đại Việt đạt được trong gần mười thế kỉ là nền tảng để Việt Nam đạt được nhiều thành tựu rực rỡ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tạo dựng bản lĩnh, bản sắc của con người Việt Nam, vượt qua thử thách, vững bước tiến vào kỉ nguyên hội nhập và phát triển mới. Vậy văn minh Đại Việt được hình thành trên cơ sở nào? Quá trình phát triển của văn minh Đại Việt ra sao? Nền văn minh Đại Việt đã đạt được những thành tựu tiêu biểu gì và có ý nghĩa như thế nào trong lịch sử dân tộc Việt Nam? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 10: Văn minh Đại Việt.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm và cơ sở hình thành văn minh Đại Việt

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Giải thích được khái niệm văn minh Đại Việt. - Giải thích được khái niệm văn minh Đại Việt.

- Trình bày được cơ sở hình thành văn minh Đại Việt. - Trình bày được cơ sở hình thành văn minh Đại Việt.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS đọc thông tin mục 1 và thực hiện nhiệm vụ học tập.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về khái niệm và cơ sở hình thành văn minh Đại Việt.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

 - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, đọc thông tin mục 1a SGK tr.73 và trả lời câu hỏi:  + Trình bày về khái niệm văn minh Đại Việt.  + Lấy ví dụ cụ thể để làm rõ khái niệm văn minh Đại Việt.

Gợi ý:

        ·        Những sáng tạo về vật chất và tinh thần của cư dân Đại Việt.

        ·        Mốc thời gian mở đầu và kết thúc của nền văn minh, gắn với các triều đại cụ thể.

 - GV hướng dẫn HS đọc mục Em có biết SGK tr.73 để hiểu rõ hơn vì sao văn minh Đại Việt giai đoạn này có tên gọi chung là văn minh Đại Việt.  - GV chia HS thành các nhóm nhỏ (4 – 6 HS/nhóm).  - GV yêu cầu các nhóm đọc thông tin mục 1b SGK tr.73, 74 và thực hiện nhiệm vụ:  + Văn minh Đại Việt hình thành trên cơ sở nào?  + Cơ sở nào là quan trọng nhất? Vì sao?  - GV tiếp tục yêu cầu các nhóm:  + Lấy ví dụ chứng minh về các giá trị cội nguồn của các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam (HS được học ở bài trước).  + Lấy ví dụ về quá trình sinh sống, lao động và thích ứng với điều kiện tự nhiên.  + Lấy ví dụ về quá trình đấu tranh giành độc lập và bảo tồn văn hóa dân tộc trong hàng nghìn năm Bắc thuộc.  + Lấy ví dụ về kết quả của quá trình tiếp thu có chọn lọc nhiều thành tựu của các nền văn minh thế giới (văn minh Ấn Độ, Trung Hoa, Chăm-pa và phương Tây).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

 - HS thảo luận theo cặp, sau đó thảo luận theo nhóm, đọc thông tin để thực hiện nhiệm vụ học tập.  - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

 - GV mời đại diện HS trình bày về khái niệm và cơ sở hình thành văn minh Đại Việt.  - GV mời đại diện HS lấy ví dụ chứng minh về cơ sở hình thành văn minh Đại Việt: Đính kèm dưới Hoạt động 1.  - GV mời đại diện HS nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

 - GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ.  - GV kết luận: Gọi là văn minh Đại Việt tức là gắn liền với quốc hiệu Đại Việt từ thời Lý đến trước thời Nguyễn. Tuy nhiên, về mốc mở đầu của văn minh Đại Việt thì phải bắt đầu từ đầu kỉ nguyên độc lập (tức là từ thời Ngô – Đinh – Tiền Lê) và kết thúc năm 1858 (thời nhà Nguyễn, trước khi bị thực dân Pháp xâm lược).  - GV chuyển sang nội dung mới.

1. Tìm hiểu khái niệm và cơ sở hình thành văn minh Đại Việt

a. Khái niệm

Văn minh Đại Việt là những sáng tạo văn hóa vật chất và tinh thần đạt trình độ cao trong kỉ nguyên độc lập của đất nước (từ sau thời kì Bắc thuộc đến trước khi bị thực dân Pháp đô hộ).

b. Cơ sở hình thành

 - Cội nguồn từ nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc, được bảo tồn hơn 1 000 năm chống Bắc thuộc.  - Phát triển rực rỡ trong bối cảnh đất nước phát triển mạnh từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX.  - Trải qua các triều đại (Ngô, Đinh, Tiền Lê,...).  - Nhân dân kiên cường đấu tranh chống giặc ngoại xâm, cải tạo tự nhiên.  - Tiếp thu có chọn lọc những thành tựu tiến bộ của các nền văn minh bên ngoài (Ấn Độ, Trung Hoa,...) về tư tưởng, chính trị, giáo dục,...).


=> Xem toàn bộ Giáo án lịch sử 10 kết nối tri thức mới nhất

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác

MỞ ĐẦU

Từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX, trong kỉ nguyên đất nước độc lập và phát triển theo mô hình quân chủ trung ương tập quyền, nền văn minh Đại Việt đã được hình thành và phát triển. Hình bên là một di tích quan trọng trong khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội) – một trong những biểu tượng nổi tiếng của văn minh Đại Việt. Theo em, nền văn minh Đại Việt đã được hình thành, phát triển thế nào và có ý nghĩa ra sao đối với lịch sử dân tộc? Hãy chia sẻ về một số thành tựu tiêu biểu của nền văn minh này mà em biết.

Trả lời:

- Ý nghĩa của nền văn minh Đại Việt với lịch sử dân tộc:

+ Là nền tảng để Việt Nam đạt được những thành tựu rực rỡ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

+ Tạo dựng bản sắc riêng để người Việt Nam vững vàng vượt qua thử thách, vững bước vào kỉ nguyên hội nhập và phát triển mới.

- Một số thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Đại Việt mà em biết:

+ Đặc trưng là nông nghiệp lúa nước và văn hóa làng xã.

+ Nổi tiếng với các nghề dệt, gốm sứ, luyện kim.

+ Có các cơ quan chuyên chế đề điều.

+ Đúc các loại tiền kim loại riêng