Soạn giáo án HĐTN 11 cánh diều Chủ đề 5: Xây dựng cộng đồng văn minh

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án HĐTN 11 Chủ đề 5: Xây dựng cộng đồng văn minh - sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 5: XÂY DỰNG CỘNG ĐỒNG VĂN MINH

 

  1. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Biết cách xây dựng và phát triển các mối quan hệ với mọi người trong cộng đồng.
  • Xây dựng được kế hoạch tổ chức hoạt động phát triển cộng đồng và đề xuất được giải pháp quản lí việc thực hiện hoạt động đó.
  • Thể hiện được hành vi văn minh nơi công cộng và trách nhiệm của bản thân với cộng đồng.
  • Xây dựng và thực hiện được kế hoạch truyền thông trong cộng đồng về văn hóa mạng xã hội.
  • Đánh giá được ý nghĩa của hoạt động phát triển cộng đồng.
  1. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Tự chủ, tự học: Chủ động tổ chức hoạt động phát triển cộng đồng; tự giác thực hiện hành động thể hiện sự văn minh nơi công cộng và trách nhiệm của bản thân với cộng đồng.
  • Giải quyết vấn đề sáng tạo: Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động phát triển cộng đồng và đề xuất được giải pháp quản lí việc thực hiện hoạt động đó; xây dựng và thực hiện được kế hoạch truyền thông trong cộng đồng về văn hóa mạng xã hội.
  • Giao tiếp và hợp tác: Thiết lập và xây dựng các mối quan hệ với mọi người trong cộng đồng.

Năng lực riêng:

 

  • Thích ứng với cuộc sống: Tìm hiểu cách xây dựng và phát triển các mối quan hệ với mọi người trong cộng đồng; Tìm hiểu hành vi văn minh nơi công cộng và trách nhiệm với cộng đồng; Tìm hiểu về văn hóa mạng xã hội.

 

  • Thiết kế và tổ chức hoạt động: Thể hiện hành vi văn minh nơi công cộng và trách nhiệm của cá nhân với cộng đồng; Xây dựng và thực hiện kế hoạch truyền thông về văn hóa mạng xã hội; Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động phát triển cộng đồng và đề xuất giải pháp quản lí việc thực hiện hoạt động; Đánh giá ý nghĩa của các hoạt động phát triển cộng đồng.
  1. Phẩm chất:

 

  • Trách nhiệm: Có ý thức xây dựng và phát triển các mối quan hệ với mọi người trong cộng đồng; thực hiện hành vi văn minh nơi công cộng và thể hiện trách nhiệm của bản thân với cộng đồng.
  • Nhân ái: Thể hiện sự tôn trọng mọi người và cộng đồng, nơi công cộng.
  • Chăm chỉ: Thường xuyên tham gia các hoạt động cộng đồng; cố gắng hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

 

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
    • SHS, SGV, Giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 11.

 

  • Tài liệu, sách báo, phim ảnh,... liên quan đến các nội dung của chủ đề.
  • Thu thập, sưu tầm những tấm gương tiêu biểu về hoạt động cộng đồng tại địa phương.

 

  1. Đối với học sinh
  • Sưu tầm, xây dựng những tình huống thể hiện hành vi ứng xử văn minh nơi công cộng.
  • Tìm đọc tài liệu liên quan đến bài học.
  • Đọc trước các hoạt động trong SHS để chuẩn bị ý kiến và tâm thế tham gia hoạt động.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

GỢI Ý HOẠT ĐỘNG SINH HOẠT DƯỚI CỜ

1.1. Tọa đàm về thanh niên và trách nhiệm với cộng đồng

- Đại diện các lớp thể hiện quan điểm, suy nghĩ về thanh niên và trách nhiệm với cộng đồng.

- Trao đổi về những tấm gương thanh niên có những đóng góp tích cực cho sự phát triển của cộng đồng, những điều ý nghĩa rút ra được từ những tấm gương đó.

1.2. Tổ chức triển lãm về cộng đồng văn minh

- Sưu tầm những hình ảnh, video, bài viết,... về cộng đồng văn minh.

- Trưng bày những sản phẩm đã sưu tầm được.

- Chia sẻ cảm tưởng khi tham gia triển lãm về cộng đồng văn minh.

1.3. Giao lưu với thanh niên tiêu biểu của địa phương về các hoạt động tình nguyện, các hành động phát triển cộng đồng tại địa phương

- Mời thanh niên tiêu biểu về các hoạt động tình nguyện, các hoạt động phát triển cộng đồng tại địa phương tới nhà trường giao lưu.

- Chia sẻ kinh nghiệm tham gia các hoạt động tình nguyện và phát triển cộng đồng.

 

GỢI Ý HOẠT ĐỘNG SINH HOẠT LỚP

1.1. Trao đổi và chia sẻ quan điểm về “bệnh vô cảm” của thanh niên hiện nay

Các thành viên suy nghĩ và bày tỏ quan điểm về:

- Có hay không có “bệnh vô cảm” của thanh niên hiện nay.

- Những biểu hiện của “bệnh vô cảm” và tác hại của nó.

- Làm thế nào để chữa “bệnh vô cảm”.

1.2. Chia sẻ ý tưởng về dự án hoặc hoạt động phát triển công cộng

- Các cá nhân suy nghĩ và lên ý tưởng về dự án hoặc hoạt động phát triển cộng đồng theo gợi ý:

+ Tên dự án/hoạt động.

+ Mục tiêu của dự án/ hoạt động.

+ Các nội dung, chương trình hành động.

+ Phương thức hành động.

+ Thời gian tiến hành.

+ Kết quả mong đợi.

- Chia sẻ ý tưởng với các bạn.

1.3. Chia sẻ về ý nghĩa của việc ứng xử văn minh và sống có trách nhiệm trong cộng đồng

- Kể lại những hành vi văn minh và sống có trách nhiệm trong cộng đồng mà em biết hoặc đã thực hiện.

- Trao đổi về ý nghĩa của việc ứng xử văn minh và sống có trách nhiệm trong cộng đồng.

1.4. Trao đổi cách rèn luyện hành vi văn minh nơi công cộng

- Các thành viên trong lớp chia sẻ những thử thách trong rèn luyện hành vi văn minh nơi công cộng và những cách thức để vượt qua thử thách đó.

- Lắng nghe lời chia sẻ từ khách mời về rèn luyện hành vi văn minh nơi công cộng.

 

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Giúp HS hứng thú với chủ đề; tạo tâm thế cho HS trước khi bước vào bài học.
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS hát bài “Nối vòng tay lớn” của Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và rút ra ý nghĩa của bài hát.
  4. Sản phẩm: Cảm nhận của HS về ý nghĩa của bài hát “Nối vòng tay lớn”.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS xem video và cùng hát bài “Nối vòng tay lớn” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: https://www.youtube.com/watch?v=D_d55NpYpIs (GV cho HS hát tùy vào thời lượng bài học, thực tế bài giảng).

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết bài hát có ý nghĩa gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS xem video, hát theo nhạc và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 -2 HS chia sẻ cảm nhận của bản thân.

Bài hát “Nối vòng tay lớn” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là tiếng nói tình cảm của những người Việt Nam yêu nước, mong muốn cùng nắm tay, kề vai sát cánh bên nhau để tạo dựng cuộc sống yên vui, thanh bình vươn tới mục tiêu cao cả vì một đất nước Việt Nam thống nhất, độc lập, hòa bình, hạnh phúc.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có)

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Mỗi cá nhân cần có trách nhiệm giữ gìn, xây dựng và phát triển những giá trị chung của cộng đồng. Điều đó sẽ thúc đẩy sự phát triển của xã hội và mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho tất cả mọi người. Và để tìm hiểu chi tiết và cụ thể hơn chúng ta sẽ cùng tìm hiểu Chủ đề 5: Xây dựng cộng đồng văn minh..

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu cách xây dựng và phát triển các mối quan hệ với mọi người trong cộng đồng

  1. Mục tiêu: Sau hoạt động, HS sẽ:

- Xác định được các cá nhân, tổ chức trong cộng đồng cần xây dựng và phát triển mối quan hệ tốt đẹp.

- Biết cách xây dựng và phát triển mối quan hệ với mọi người trong cộng đồng.

  1. Nội dung: GV tổ chức cho HS tìm hiểu cách xây dựng và phát triển các mối quan hệ với mọi người trong cộng đồng thông qua các nhiệm vụ:
  2. Xác định các cá nhân, tổ chức trong cộng đồng mà em cần xây dựng và phát triển các mối quan hệ tốt đẹp.
  3. Thảo luận về cách xây dựng và phát triển mối quan hệ với mọi người trong cộng đồng.
  4. Chia sẻ những khó khăn trong việc xây dựng và phát triển quan hệ với mọi người trong cộng đồng.
  5. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về cách xây dựng và phát triển các mối quan hệ với mọi người trong cộng đồng.
  6. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Xác định các cá nhân, tổ chức trong cộng đồng mà em cần xây dựng và phát triển các mối quan hệ tốt đẹp

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS viết ra giấy các cá nhân, tổ chức trong cộng đồng mà bản thân thấy cần xây dựng và phát triển các mối quan hệ tốt đẹp. Sau đó chia sẻ với các bạn trong nhóm, lí giải nguyên nhân vì sao cần xây dựng và phát triển mối quan hệ tốt đẹp với các cá nhân, tổ chức đó.

Gợi ý:

+ Hàng xóm

+ Người dân nơi em sinh sống

+ Nhóm, hội có đặc điểm, lợi ích chung (nhóm bạn, nhóm sinh hoạt câu lạc bộ,...)

+ Đoàn Thanh Niên

+ Chính quyền địa phương

+ ...

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, liệt kê những cá nhân, tổ chức trong cộng đồng mà bản thân thấy cần xây dựng và phát triển mối quan hệ.

- HS chia sẻ với các bạn trong nhóm.

- GV quan sát quá trình HS thực hiện và hỗ trợ khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số HS chia sẻ kết quả thảo luận.

- GV mời HS khác nhận xét, đánh giá (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận. 

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. 

1. Tìm hiểu cách xây dựng và phát triển các mối quan hệ với mọi người trong cộng đồng

1.1. Xác định các cá nhân, tổ chức trong cộng đồng mà em cần xây dựng và phát triển các mối quan hệ tốt đẹp

Xây dựng và phát triển cộng đồng là nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi người, góp phần làm cho môi trường sống, môi trường làm việc xung quanh chúng ta thêm lành mạnh, văn minh và tốt đẹp.
















Nhiệm vụ 2: Thảo luận về cách xây dựng và phát triển mối quan hệ với mọi người trong cộng đồng

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và thực hiện nhiệm vụ: Em hãy thảo luận cùng các bạn về cách xây dựng và phát triển mối quan hệ với mọi người trong cộng đồng.

Gợi ý:

+ Quan tâm, hỏi thăm nhau hằng ngày

+ Chia sẻ thông tin

+ Tham gia hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao của khu dân cư

+ Tham gia công việc chung của khu dân cư, cộng đồng

+ Giúp đỡ mọi người

+ An ủi, động viên nhau vượt qua khó khăn

+ Chúc mừng và chia vui với thành công của mọi người.

+ ...

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận và chia sẻ theo cặp.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 3 – 4 cặp đôi chia sẻ trước lớp.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, đặt câu hỏi cho bạn (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh và kết luận

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

1.2. Thảo luận về cách xây dựng và phát triển mối quan hệ với mọi người trong cộng đồng

HS cần tích cực áp dụng các cách xây dựng và phát triển mối quan hệ với mọi người để nâng cao đời sống xã hội.

Nhiệm vụ 3: Chia sẻ những khó khăn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ với mọi người trong cộng đồng

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS trao đổi trong nhóm về những khó khăn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ với mọi người trong cộng đồng. Sau đó đưa ra các cách tháo gỡ khó khăn em cho là hiệu quả nhất.

Gợi ý:

+ Khác biệt về tuổi tác, tính cách, quan điểm sống

+ Kĩ năng giao tiếp chưa tốt.

+ Thiếu hiểu biết về mọi người trong cộng đồng.

+ ...

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện yêu cầu của GV và chia sẻ những khó khăn.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 3 – 4 HS chia sẻ trước lớp.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, đặt câu hỏi cho bạn (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh và kết luận

- GV chuyển sang nội dung mới.

1.3. Chia sẻ những khó khăn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ với mọi người trong cộng đồng

Để xây dựng và phát triển các mối quan hệ tốt đẹp với mọi người trong cộng đồng, mỗi thành viên cần nhận thức sâu sắc về ý nghĩa của việc làm đó. Đồng thời, mỗi người phải có thái độ, hành động sống có trách nhiệm, tôn trọng lẫn nhau, vì từ nền tảng các mối quan hệ tốt đẹp đó, chúng ta sẽ tạo nên nhiều giá trị cho cộng đồng xã hội.

Hoạt động 2: Tìm hiểu hành vi văn minh nơi công cộng và trách nhiệm với cộng đồng

  1. Mục tiêu: Sau hoạt động, HS sẽ:

- Nhận diện được các hành vi văn minh nơi công cộng.

- Thực hiện thường xuyên hành vi văn minh nơi công cộng.

- Xác định được trách nhiệm của bản thân với cộng đồng.

  1. Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu hành vi văn minh nơi công cộng và trách nhiệm với cộng đồng thông qua 4 nhiệm vụ chính:
  2. Nêu những nơi công cộng em thường tới.
  3. Chỉ ra các hành vi văn minh nơi công cộng.
  4. Chia sẻ hành vi văn minh mà em đã thể hiện ở một số nơi công cộng.
  5. Trao đổi và xác định trách nhiệm của bản thân với cộng đồng.
  6. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về hành vi văn minh nơi công cộng và trách nhiệm với cộng đồng.
  7. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Nêu những nơi công cộng em thường tới

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm về những nơi công cộng HS thường tới.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tổ chức trao đổi theo nhóm, sau đó chia sẻ trước lớp.

- GV quan sát quá trình HS thực hiện và hỗ trợ khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời một số HS chia sẻ những nơi công cộng em thường tới.

- GV mời HS khác lắng nghe, bổ sung ý kiến.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận. 

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. 

2. Tìm hiểu hành vi văn minh nơi công cộng và trách nhiệm với cộng đồng

2.1. Nêu những nơi công cộng em thường tới

Một số nơi công cộng phổ biến hiện nay: công viên, trung tâm thương mại, rạp chiếu phim, thư viện, bãi biển, bể bơi công cộng, đền, chùa,...











Nhiệm vụ 2: Chỉ ra các hành vi văn minh nơi công cộng

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi hoặc nhóm nhỏ về các hành vi văn minh nơi công cộng.

Gợi ý:

+ Tôn trọng không gian chung của cộng đồng

+ Giao tiếp cởi mở, lịch sự, thân thiện

+ Sử dụng âm lượng vừa đủ nghe, không gây ồn ào

+ Mặc trang phục phù hợp với hoàn cảnh

+ Tự giác xếp hàng

+ Quan tâm, giúp đỡ mọi người xung quanh, đặc biệt là người khuyết tật, phụ nữ có thai, người già, trẻ em,...

+ Tôn trọng, bảo vệ cảnh quan môi trường.

+ ...

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận và chia sẻ về cách giải quyết một số tình huống mâu thuẫn, xung đột.

- HS chia sẻ những điều cần lưu ý khi xảy ra mâu thuẫn, xung đột trong gia đình.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số HS chia sẻ trước lớp kết quả đã thảo luận.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, đặt câu hỏi cho bạn (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung mới.

2.2. Chỉ ra các hành vi văn minh nơi công cộng

Thể hiện các hành vi văn minh nơi công cộng là trách nhiệm của HS mà là trách nhiệm của tất cả công dân, nhằm xây dựng cộng đồng lành mạnh, phát triển.

Nhiệm vụ 3: Chia sẻ hành vi văn minh mà em đã thể hiện ở một số nơi công cộng

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS chia sẻ hành vi văn minh mà em đã thể hiện ở nơi công cộng.

Gợi ý:

Đi chùa, di tích lịch sử:

+ Giao tiếp lịch sự

+ Mặc trang phục phù hợp

+ ...

Công viên, sân chơi:

+ Vứt rác đúng nơi quy định

+ Tôn trọng không gian chung, không thực hiện hoạt động gây mất trật tự, lấn chiếm ảnh hưởng đến mọi người xung quanh

+ ...

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận và chia sẻ về cách giải quyết một số tình huống mâu thuẫn, xung đột.

- HS chia sẻ những điều cần lưu ý khi xảy ra mâu thuẫn, xung đột trong gia đình.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số HS chia sẻ trước lớp kết quả đã thảo luận.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, đặt câu hỏi cho bạn (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh và kết luận.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

2.3. Chia sẻ hành vi văn minh mà em đã thể hiện ở một số nơi công cộng

Ở mỗi không gian, địa điểm công cộng thì chúng ta cần tuân theo quy định và cư xử một cách văn minh, lịch sự.

Nhiệm vụ 4: Trao đổi và xác định trách nhiệm của bản thân với cộng đồng

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS thảo luận trong nhóm về trách nhiệm của bản thân với cộng đồng.

Gợi ý:

+ Hoàn thành tốt nhiệm vụ của bản thân trong tập thể

+ Tuân thủ pháp luật, các quy định của cộng đồng

+ Tôn trọng văn hóa, phong tục tập quán của cộng đồng

+ Tham gia các hoạt động chung của cộng đồng

+ Hợp tác, giúp đỡ các thành viên khác trong cộng đồng

+ Đấu tranh, bảo vệ lẽ phải, người yếu thế, phê phán hành vi sai trái

+ ...

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận và chia sẻ về trách nhiệm của bản thân với cộng đồng.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số HS chia sẻ trước lớp kết quả đã thảo luận.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, đặt câu hỏi cho bạn (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung mới.

2.4. Trao đổi và xác định trách nhiệm của bản thân với cộng đồng

Mỗi cá nhân có vai trò, trách nhiệm đối với sự phát triển của cộng đồng. Hãy bắt đầu từ những suy nghĩ và hành vi ứng xử phù hợp trong cộng đồng mỗi ngày, dần dần chúng ta sẽ hình thành được thói quen ứng xử tốt đẹp để thiết lập mối quan hệ gắn bó giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với cộng đồng. Đó là cách thiết thực nhất để thể hiện trách nhiệm của mỗi chúng ta với sự phát triển cộng đồng.

Hoạt động 3: Tìm hiểu về văn hóa mạng xã hội

  1. Mục tiêu: Sau hoạt động, HS sẽ:

- Tìm hiểu và chia sẻ được thực trạng văn hóa mạng xã hội hiện nay.

- Biết cách ứng xử có văn hóa trên mạng xã hội.

  1. Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu văn hóa mạng xã hội thông qua 2 nhiệm vụ chính:
  2. Tìm hiểu và chia sẻ về văn hóa mạng xã hội hiện nay.
  3. Thảo luận về cách ứng xử có văn hóa trên mạng xã hội.
  4. Sản phẩm: HS chia sẻ thực trạng văn hóa mạng xã hội hiện nay.
  5. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu và chia sẻ về văn hóa mạng xã hội hiện nay

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 3 nhóm, tìm hiểu và chia sẻ về văn hóa mạng xã hội hiện nay:

+ Nhóm 1: Những hành vi có văn hóa khi tham gia mạng xã hội.

+ Nhóm 2: Những hành vi thiếu văn hóa trên mạng xã hội.

+ Nhóm 3: Nguyên nhân dẫn đến các hành vi thiếu văn hóa trên mạng xã hội.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm, chia sẻ văn hóa mạng xã hội hiện nay.

- GV quan sát, hỗ trợ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm chia sẻ văn hóa mạng xã hội hiện nay:

Các hành vi có văn hóa khi tham gia mạng xã hội:

+ Tôn trọng quyền riêng tư

+ Thể hiện sự lịch sự

+ Chia sẻ thông tin chính xác

+ Tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ

+ Tương tác tích cực

Các hành vi thiếu văn hóa trên mạng xã hội:

+ Phân biệt chủng tộc, giới tính, tôn giáo

+ Lăng mạ, xúc phạm

+ Tạo tin đồn

+ Gây tranh cãi và bạo lực

+ Trộm cắp thông tin và vi phạm bản quyền

Nguyên nhân dẫn đến các hành vi thiếu văn hóa trên mạng xã hội:

+ Một số người không hiểu rõ hậu quả của hành động của họ trên mạng xã hội.

+ Không có sự giám sát thường xuyên của người quản lý hoặc cộng đồng trên mạng xã hội.

+ Nhiều người không nhận ra rằng một số hành vi của họ trên mạng xã hội có thể xúc phạm người khác và không đúng với giá trị văn hóa của xã hội.

- GV mời đại diện nhóm khác trình bày, bổ sung ý kiến của các nhóm.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.  

3. Tìm hiểu về văn hóa mạng xã hội

3.1. Tìm hiểu và chia sẻ về văn hóa mạng xã hội hiện nay

Mạng xã hội hiện nay đã phát triển rất mạnh mẽ, phản ánh hầu hết đời sống của con người. Ngoài những thông tin, mối quan hệ tốt thì mạng xã hội cũng tồn tại nhiều mối nguy hiểm, ảnh hưởng xấu tới suy nghĩ, hành vi con người.

















Nhiệm vụ 2: Thảo luận về cách ứng xử có văn hóa trên mạng xã hội

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao nhiệm vụ: Em hãy chia sẻ cách ứng xử có văn hóa trên mạng xã hội.

Gợi ý:

+ Suy nghĩ kĩ về lời nói và hình ảnh đăng trên mạng xã hội.

+ Tìm hiểu kĩ các nguồn thông tin để kiểm chứng trước khi bình luận, chia sẻ.

+ Nhận xét, bình luận khách quan và tế nhị; tỏ thái độ, cảm xúc phù hợp.

+ Có ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt khi giao tiếp trên mạng xã hội.

+ ...

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS chia sẻ cách ứng xử có văn hóa trên mạng xã hội.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS chia sẻ trước lớp.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét về kết quả của HS.

- GV chuyển sang nội dung mới.

3.2. Thảo luận về cách ứng xử có văn hóa trên mạng xã hội

Chúng ta đang sống trong một thế giới phẳng, những vấn đề cá nhân cũng trở thành những vấn đề chung qua một click chuột. Vì vậy, hãy cân nhắc trước khi hành động, dù là trong cuộc sống thực hay trên mạng xã hội. Luôn là một người văn minh và lịch sự, đó là điều người công dân sống trong xu thế toàn cầu hóa cần có.

Hoạt động 4: Thể hiện hành vi văn minh nơi công cộng và trách nhiệm của cá nhân với cộng đồng

  1. Mục tiêu: Sau hoạt động, HS sẽ:

- Biết cách rèn luyện hành vi văn minh nơi công cộng và trách nhiệm với cộng đồng.

- Đề xuất biện pháp phù hợp để thực hiện hành vi văn minh nơi công cộng và thể hiện trách nhiệm với cộng đồng.

- Có kĩ năng xử lí linh hoạt các tình huống nảy sinh trong thực tiễn cuộc sống liên quan đến cách ứng xử văn minh và có trách nhiệm với cộng đồng.

  1. Nội dung: GV tổ chức HS thể hiện hành vi văn minh nơi công cộng và trách nhiệm của cá nhân với cộng đồng thông qua các nhiệm vụ:
  2. Thảo luận cách rèn luyện hành vi văn minh nơi công cộng và trách nhiệm với cộng đồng.
  3. Lựa chọn biện pháp phù hợp và đề xuất cách em sẽ tham gia thực hiện hành vi văn minh nơi công cộng và thể hiện trách nhiệm với cộng đồng.
  4. Đóng vai thể hiện cách ứng xử văn minh và có trách nhiệm với cộng đồng.
  5. Sản phẩm: HS thể hiện hành vi văn minh nơi công cộng và trách nhiệm của cá nhân với cộng đồng.
  6. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Thảo luận cách rèn luyện hành vi văn minh nơi công cộng và trách nhiệm với cộng đồng

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận trong nhóm cách rèn luyện hành vi văn minh nơi công cộng và trách nhiệm với cộng đồng.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS trao đổi theo nhóm, đưa ra cách rèn luyện hành vi văn minh nơi công cộng và trách nhiệm với cộng đồng.

- GV theo dõi và đánh giá quá trình học tập, khả năng làm việc nhóm của HS, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm chia sẻ trước lớp.

- GV mời HS khác bổ sung ý kiến, nhận xét (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

4. Thể hiện hành vi văn minh nơi công cộng và trách nhiệm của cá nhân với cộng đồng

4.1. Thảo luận cách rèn luyện hành vi văn minh nơi công cộng và trách nhiệm với cộng đồng

HS luôn luôn thực hiện được các hành vi văn minh nơi công cộng và thể hiện tốt vai trò, trách nhiệm của bản thân với cộng đồng.












Nhiệm vụ 2: Lựa chọn một biện pháp phù hợp và đề xuất cách em sẽ tham gia thực hiện hành vi văn minh nơi công cộng và thể hiện trách nhiệm với cộng đồng

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS thực hiện các yêu cầu sau:

+ Lựa chọn biện pháp phù hợp để thực hiện hành vi văn minh nơi công cộng và thể hiện trách nhiệm với cộng đồng.

+ Lập kế hoạch cụ thể để thực hiện biện pháp đó: Mục tiêu, nội dung, các bước hành động, đánh giá kết quả.

+ Thực hiện theo kế hoạch và ghi chép lại kết quả đạt được.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện theo hướng dẫn và yêu cầu của GV.

- GV theo dõi và đánh giá quá trình học tập, khả năng làm việc nhóm của HS, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời một số HS chia sẻ về việc thực hiện hành vi văn minh nơi công cộng và thể hiện trách nhiệm với cộng đồng với biện pháp đã lựa chọn.

- GV mời HS khác bổ sung ý kiến, nhận xét (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

4.2. Lựa chọn một biện pháp phù hợp và đề xuất cách em sẽ tham gia thực hiện hành vi văn minh nơi công cộng và thể hiện trách nhiệm với cộng đồng

Mỗi người có cách làm, phương pháp riêng phù hợp để thể hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của bản thân trong việc thực hiện hành vi văn minh nơi công cộng, xây dựng xã hội phát triển hơn.

Nhiệm vụ 3: Đóng vai thể hiện cách ứng xử văn minh và có trách nhiệm với cộng đồng trong các tình huống

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS đọc các tình huống SHS và thực hiện đóng vai xử lí tình huống:

  
 
 

+ Nhóm 1: Đóng vai xử lí tình huống 1.

+ Nhóm 2: Đóng vai xử lí tình huống 2.

+ Nhóm 3: Đóng vai xử lí tình huống 3.

+ Nhóm 4: Đóng vai xử lí tình huống 4.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc các trường hợp SHS tr.45-46, thảo luận, đóng vai xử lí tình huống.

- GV theo dõi và đánh giá quá trình học tập, khả năng làm việc nhóm của HS, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày phần đóng vai xử lí tình huống:

+ Tình huống 1: Mây có thể khuyên chị rằng mình nên đi vào hôm khác, bởi hôm nay Mây và mọi người mặc áo phông và quần soóc, trang phục này không phù hợp đi lễ chùa.

+ Tình huống 2: An và gia đình nên yêu cầu nhóm thanh niên đó nói bé lại, không nói tục và hút thuốc trong không gian chung. Nếu nhóm thanh niên không nghe lời, An và gia đình có thể tìm một bàn khác hoặc nhờ nhân viên quán can thiệp để giải quyết tình huống.

+ Tình huống 3: Mai nên nhắc nhở các bạn trượt pa-tanh và trượt ván chậm lại, tránh gây nguy hiểm cho người xung quanh.

+ Tình huống 4: Huy có thể tham gia hoạt động làm sạch bờ biển của Đoàn Thanh niên xã. Việc tham gia hoạt động này không chỉ giúp Huy có một ngày cuối tuần bổ ích mà còn góp phần giúp cho môi trường xung quanh trở nên sạch đẹp và tốt hơn cho cả cộng đồng.

- GV mời HS khác bổ sung ý kiến, nhận xét (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo.

4.3. Đóng vai thể hiện cách ứng xử văn minh và có trách nhiệm với cộng đồng trong các tình huống

Có những cách thức khác nhau thể hiện trách nhiệm của cá nhân với cộng đồng. Hãy lựa chọn những hoạt động vừa sức, phù hợp với điều kiện thực tiễn để tham gia và mang lại những giá trị cho cộng đồng. Sự cộng hưởng giữa các cá nhân trách nhiệm sẽ làm nên một cộng đồng trách nhiệm và phát triển bền vững.

Hoạt động 5: Xây dựng và thực hiện kế hoạch truyền thông về văn hóa mạng xã hội

  1. Mục tiêu: Sau hoạt động, HS sẽ: 

- Phân tích được ý nghĩa của việc xây dựng và thực hiện kế hoạch truyền thông về văn hóa mạng xã hội.

- Xây dựng được kế hoạch truyền thông về văn hóa mạng xã hội.

- Thực hiện được kế hoạch đã xây dựng.

  1. Nội dung: GV tổ chức cho HS xây dựng và thực hiện kế hoạch truyền thông về văn hóa mạng xã hội thông qua các nhiệm vụ:
  2. Xây dựng kế hoạch truyền thông về văn hóa mạng xã hội.
  3. Thực hiện kế hoạch truyền thông về văn hóa mạng xã hội.
  4. Chia sẻ kết quả truyền thông.
  5. Sản phẩm: Kế hoạch truyền thông về văn hóa mạng xã hội của HS.
  6. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Xây dựng kế hoạch truyền thông về văn hóa mạng xã hội

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm, xây dựng kế hoạch truyền thông về văn hóa mạng xã hội.

Gợi ý: 

+ Bước 1: Xác định mục tiêu.

+ Bước 2: Xây dựng nội dung truyền thông và thông điệp muốn truyền tải.

+ Bước 3: Xác định và lựa chọn hình thức truyền thông: kịch ngắn, vẽ tranh cổ động, hùng biện, lập trang fanpage, diễn đàn...

+ Bước 4: Phân công nhiệm vụ.

+ Bước 5: Dự kiến thời gian, địa điểm thực hiện.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS trao đổi nhóm, xây dựng kế hoạch truyền thông về văn hóa mạng xã hội theo hướng dẫn của GV.

- GV theo dõi và hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời một số HS chia sẻ bản kế hoạch trước lớp.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

5. Xây dựng và thực hiện kế hoạch truyền thông về văn hóa mạng xã hội

5.1. Xây dựng kế hoạch truyền thông về văn hóa mạng xã hội

Xây dựng kế hoạch truyền thông là bước đầu quan trọng trong việc hình thành, xác định rõ quá trình thực hiện kế hoạch truyền thông về văn hóa mạng xã hội.


















Nhiệm vụ 2: Thực hiện kế hoạch truyền thông về văn hóa mạng xã hội

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS lựa chọn thời điểm phù hợp và các nhóm thực hiện kế hoạch tuyên truyền đã xây dựng. Sau đó ghi lại video, hình ảnh; thu thập thông tin phản hồi về việc thực hiện kế hoạch tuyên truyền về văn hóa mạng xã hội.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền ở địa phương/ khu vực thích hợp và báo cáo kết quả vào tiết học sau.

- GV theo dõi và hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thực hiện tuyên truyền.

- GV mời HS nhóm khác đưa ra nhận xét, góp ý (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

5.2. Thực hiện kế hoạch truyền thông về văn hóa mạng xã hội

Sau khi xây dựng được kế hoạch truyền thông, chúng ta cần chủ động sắp xếp thời gian, công việc phù hợp để thực hiện kế hoạch có thể đạt được kết quả mong đợi.

Nhiệm vụ 3: Chia sẻ kết quả truyền thông

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS chia sẻ kết quả đạt được trong thực hiện kế hoạch truyền thông.

- GV yêu cầu HS trao đổi về những bài học kinh nghiệm rút ra được, phân tích những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện kế hoạch truyền thông về văn hóa mạng xã hội. Từ đó nêu được những cách khắc phục khó khăn.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện nhiệm vụ, chia sẻ kết quả truyền thông.

- GV theo dõi và hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm chia sẻ cảm xúc, bài học kinh nghiệm.

- GV mời HS nhóm khác đưa ra nhận xét, góp ý (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo.

5.3. Chia sẻ kết quả truyền thông

Để truyền thông về văn hóa mạng xã hội đạt được kết quả tốt, chúng ta cần xây dựng kế hoạch truyền thông một cách khoa học và phù hợp với điều kiện thực tiễn trên cơ sở xác định rõ hình thức, mục tiêu, đối tượng, nội dung truyền thông cũng như người thực hiện, địa điểm, thời gian và kết quả mong đợi. Sau mỗi hoạt động truyền thông, cần thu thập các thông tin phản hồi làm căn cứ tin cậy cho việc điều chỉnh các hoạt động tiếp theo nhằm thực hiện mục tiêu đặt ra một cách tối ưu.

Hoạt động 6: Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động phát triển cộng đồng và đề xuất giải pháp quản lí việc thực hiện hoạt động

  1. Mục tiêu: Sau hoạt động, HS sẽ:

- Xác định được hoạt động phát triển cộng đồng có thể tham gia.

- Xây dựng được kế hoạch tổ chức hoạt động phát triển cộng đồng.

- Đề xuất được các biện pháp quản lí việc thực hiện kế hoạch hoạt động phát triển cộng đồng.

  1. Nội dung: GV tổ chức cho HS tìm hiểu việc xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động phát triển cộng đồng và đề xuất giải pháp quản lí việc thực hiện hoạt động thông qua các nhiệm vụ:
  2. Thảo luận về hoạt động phát triển cộng đồng và chia sẻ những hoạt động em có thể tham gia hoặc tổ chức thực hiện.
  3. Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động phát triển cộng đồng.
  4. Đề xuất giải pháp quản lí việc thực hiện kế hoạch phát triển cộng đồng.
  5. Sản phẩm: HS chia sẻ những điểm chưa hợp lí trong việc tổ chức, sắp xếp công việc gia đình của mình và biết cách điều chỉnh cho phù hợp.
  6. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Thảo luận về hoạt động phát triển cộng đồng và chia sẻ những hoạt động em có thể tham gia hoặc tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS làm việc theo nhóm, yêu cầu thực hiện nhiệm vụ:

+ Thảo luận nhóm về các hoạt động cộng đồng mà em biết.

+ Xác định hoạt động em có thể tham gia hoặc tổ chức thực hiện.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận nhiệm vụ và thực hiện theo yêu cầu của GV.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số HS chia sẻ trước lớp.

- GV mời các bạn còn lại lắng nghe, nhận xét (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, ghi nhận sự cố gắng của HS 

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

6. Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động phát triển cộng đồng và đề xuất giải pháp quản lí việc thực hiện hoạt động

6.1. Thảo luận về hoạt động phát triển cộng đồng và chia sẻ những hoạt động em có thể tham gia hoặc tổ chức thực hiện

Có nhiều hoạt động phát triển cộng đồng mà lứa tuổi HS có thể tham gia thực hiện: Tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh; Quyên góp quần áo, sách vở giúp HS vùng cao; Chiến dịch mùa hè xanh;...













Nhiệm vụ 2: Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động phát triển cộng đồng

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm, xây dựng kế hoạch hoạt động phát triển cộng đồng.

Gợi ý:

+ Mục tiêu hoạt động

+ Nội dung hoạt động

+ Hình thức tổ chức

+ Phân công nhiệm vụ

+ Thời gian, địa điểm

+ Kết quả dự kiến

Ví dụ:

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hình thành nhóm, tiến hành xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động phát triển cộng đồng theo gợi ý của GV.

- GV quan sát và đánh giá quá trình làm việc của HS, hỗ trợ khi HS cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số nhóm chia sẻ bản kế hoạch trước lớp.

- GV mời các bạn còn lại lắng nghe và tham gia đóng góp, bổ sung thêm.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

6.2. Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động phát triển cộng đồng

HS cần chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động phát triển cộng đồng để định hướng được mục tiêu, nội dung, hình thức, thời gian và phân công nhiệm vụ cho từng người thực hiện sao cho hợp lí, góp phần đạt được kết quả mong đợi.

Nhiệm vụ 3: Đề xuất giải pháp quản lí việc thực hiện kế hoạch phát triển cộng đồng

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm và đề xuất giải pháp quản lí việc thực hiện kế hoạch phát triển cộng đồng.

Gợi ý: 

+ Điều phối, hướng dẫn các thành viên thực hiện theo kế hoạch, hạn chế xảy ra bất đồng ý kiến trong công việc.

+ Nhắc nhở các cá nhân thực hiện nhiệm vụ được phân công.

+ Chủ động xử lí các vấn đề phát sinh và tìm kiếm sự hỗ trợ.

+ Thường xuyên trao đổi, cập nhật thông tin, phản hồi để có thể điều chỉnh phù hợp.

+ ...

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm, đề xuất giải pháp quản lí việc thực hiện kế hoạch phát triển cộng đồng.

- GV quan sát, hướng dẫn (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời một số HS chia sẻ kết quả thảo luận trước lớp.

- GV mời HS khác nhận xét, góp ý.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tổng kết.

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo.

6.3. Đề xuất giải pháp quản lí việc thực hiện kế hoạch phát triển cộng đồng

Hãy lựa chọn một hoạt động phát triển cộng đồng vừa sức, xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động phát triển cộng đồng và đề xuất giải pháp quản lí việc thực hiện hoạt động đó là những việc làm hết sức thiết thực để bạn khám phá tiềm năng của bản thân, cũng như thể hiện trách nhiệm với cộng đồng.

THÔNG TIN GIÁO ÁN

  • Giáo án word: Trình bày mạch lạc, chi tiết, rõ ràng
  • Giáo án điện tử: Sinh động, hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học cho học sinh
  • Giáo án word và PPT đồng bộ, thống nhất với nhau

Khi đặt nhận giáo án ngay và luôn:

  • Giáo án word: Nhận đủ cả năm
  • Giáo án điện tử: Nhận đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: Giáo án HĐTN 11 cánh diều Chủ đề 5 Xây dựng cộng đồng văn minh, Tải giáo án trọn bộ HĐTN 11 cánh diều, Giáo án word HĐTN 11 cánh diều Chủ đề 5 Xây dựng cộng đồng văn minh

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 11 CÁNH DIỀU

 

GIÁO ÁN XÃ HỘI 11 CÁNH DIỀU