Soạn giáo án HĐTN 11 cánh diều Chủ đề 4: Trách nhiệm với gia đình

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án HĐTN 11 Chủ đề 4: Trách nhiệm với gia đình - sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 4: TRÁCH NHIỆM VỚI GIA ĐÌNH

  1. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc thường xuyên những người thân trong gia đình.
  • Biết cách hóa giải những mâu thuẫn, xung đột xảy ra trong gia đình.
  • Thể hiện sự tự giác và trách nhiệm tham gia các hoạt động lao động khác nhau trong gia đình.
  • Thể hiện sự tự tin trong việc tổ chức, sắp xếp hợp lí công việc gia đình.
  • Lập được kế hoạch chi tiêu phù hợp với thu nhập trong gia đình và thực hiện được mục tiêu tiết kiệm tài chính trong gia đình.
  • Thực hiện được kế hoạch tài chính cá nhân một cách hợp lí.
  1. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Tự chủ, tự học: Kiểm soát cảm xúc và hành vi của bản thân trong việc ứng xử  với các thành viên gia đình và trong quá trình giải quyết mâu thuẫn, xung đột gia đình. 
  • Giao tiếp và hợp tác: Thể hiện khả năng giao tiếp và hợp tác tốt với các thành viên gia đình để cùng tham gia các sinh hoạt chung và hoạt động lao động của gia đình.
  • Giải quyết vấn đề sáng tạo: Thể hiện tính sáng tạo, khả năng giải quyết vấn đề khi giao đình có mâu thuẫn, xung đột.

Năng lực riêng:

 

  • Thích ứng với cuộc sống: Quan tâm, chăm sóc thường xuyên người thân trong gia đình; Tìm hiểu cách hóa giải mâu thuẫn, xung đột trong gia đình.
  • Thiết kế và tổ chức hoạt động: Thể hiện sự quan tâm, chăm sóc thường xuyên đến người thân; Thực hành hóa giải mâu thuẫn, xung đột trong gia đình; Tự giác, trách nhiệm khi tham gia lao động trong gia đình; Tổ chức, sắp xếp hợp lí công việc gia đình; Lập kế hoạch chi tiêu phù hợp với thu nhập gia đình; Thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân; Trở thành người chủ gia đình tương lai.

 

  1. Phẩm chất:

 

  • Trách nhiệm: Có ý thức trách nhiệm trong việc chia sẻ các công việc trong công việc và thực hiện nhiệm vụ trong gia đình.
  • Nhân ái: Yêu thương, quan tâm đến mọi thành viên gia đình, thể hiện thái độ nhân ái trong việc hóa giải mâu thuẫn, xung đột gia đình.
  • Chăm chỉ: Tích cực tham gia các sinh hoạt chung và hoạt động lao động trong gia đình.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
    • SHS, SGV, Giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 11.
  • Tài liệu, sách báo, phim ảnh,... liên quan đến các nội dung của chủ đề.
  1. Đối với học sinh
  • Sưu tầm tài liệu cho chủ đề theo hướng dẫn của GV hoặc nhóm HS phụ trách chủ đề.
  • Đọc trước các hoạt động trong SHS để chuẩn bị ý kiến và tâm thế tham gia hoạt động.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

GỢI Ý HOẠT ĐỘNG SINH HOẠT DƯỚI CỜ

1.1. Trao đổi về mối quan hệ trong gia đình thời đại 4.0

- Thành phần tham gia: nội bộ nhà trường, hoặc mời thêm khách/diễn giả là chuyên gia tâm lí – giáo dục, nếu phù hợp.

- Phân công nhóm HS chuẩn bị cho buổi trao đổi: xây dựng kịch bản; phân công nhiệm vụ cụ thể.

- Hình thức trao đổi: Tọa đàm bàn tròn/diễn đàn.

- Gợi ý nội dung:

+ Sự phát triển của khoa học công nghệ trong cuộc cách mạng 4.0 ảnh hưởng đến gia đình như thế nào?

+ Theo em, mối quan hệ gia đình ngày nay và trước đây có gì khác và giống nhau? Vì sao?

+ ...

1.2. Thi hùng biện về người chủ gia đình tương lai

- Tổ chức cho HS tìm hiểu, chuẩn bị trước một tuần.

- Hình thức: hùng biện cá nhân hoặc theo nhóm.

Gợi ý nội dung:

+ Suy nghĩ về trách nhiệm bản thân trong việc trở thành người chủ gia đình trong tương lai.

+ Những thay đổi của mô hình gia đình ngày nay và sự thích ứng để trở thành người chủ gia đình tốt.

+ Lợi ích của cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0 đối với gia đình.

+ ...

1.3. Triển lãm đồ dùng gia đình làm từ vật liệu tái chế

- Phân công trước 1-2 tuần để các lớp chuẩn bị thu gom nguyên liệu và xây dựng ý tưởng.

- Gợi ý hình thức tổ chức: Các tổ trong mỗi lớp tận dụng vật liệu tái chế (vỏ chai lo, can nhựa, hộp giấy,...) để làm thành các đồ dùng gia đình đơn giản (lọ hoa, thiệp chúc mừng, bình tưới cây,...) để trưng bày triển lãm toàn khối.

1.4. Tọa đàm về tiết kiệm tài chính trong gia đình

- Mời chuyên gia hoặc GV có kinh nghiệm về chủ đề tham gia tọa đàm.

- Hướng dẫn nhóm HS phụ trách hoạt động xây dựng kịch bản và phân công nhân sự tham gia các phần trong buổi tọa đàm.

- Hình thức tọa đàm: Trò chuyện bàn tròn giữa HS và các khách mời; tọa đàm kết hợp hỏi đáp nhanh với khán giả phía dưới; tọa đàm kết hợp xem clip/phim ngắn minh họa cho chủ đề.

GỢI Ý HOẠT ĐỘNG SINH HOẠT LỚP

1.1. Thảo luận ý nghĩa và sự cần thiết của việc tham gia hoạt động lao động trong gia đình

- Gợi ý hình thức tổ chức thảo luận: thảo luận nhóm nhỏ, tranh biện theo nhóm, tọa đàm,...

- Gợi ý nội dung thảo luận:

+ Ý nghĩa và lợi ích của việc tham gia lao động trong gia đình.

+ Những kĩ năng cần thiết để lao động trong gia đình một cách hiệu quả.

+ Những kĩ năng chúng ta sẽ học được khi thường xuyên làm việc nhà.

1.2. Chia sẻ những mẹo vặt để làm việc nhà hiệu quả

- Phân công theo cặp đôi cùng tìm hiểu và sưu tầm những mẹo vặt trong làm việc nhà.

- Gợi ý tìm mẹo: mẹo vặt trong nấu nướng, dọn dẹp vệ sinh nhà cửa,...

- Mỗi cặp ghi chép lại các mẹo vặt, hoặc ghi nhớ cách làm để trình diễn giới thiệu với các bạn.

- Chia sẻ, trao đổi trong lớp về các mẹo vặt đã sưu tầm được.

1.3. Trao đổi về các cách thức quản lí tiền bạc hợp lí, tiết kiệm

- Hình thức trao đổi: thảo luận nhóm, diễn đàn tự do, tranh biện theo nhóm.

- Gợi ý nội dung trao đổi:

+ Vì sao phải học cách quản lí tiền bạc.

+ Như thế nào được coi là quản lí tiền hợp lí.

+ Cần rèn luyện những gì để có thể quản lí tiền bạc hợp lí, tiết kiệm?

+ Một số công thức/ quy trình quản lí tiền hợp lí, tiết kiệm.

1.4. Tìm hiểu những câu chuyện về người trẻ thành công nhờ sớm biết quản tài chính cá nhân

- Mỗi nhóm tìm hiểu và sưu tầm ít nhất hai câu chuyện về người trẻ thành công có liên quan đến khả năng biết quản lí tài chính cá nhân.

- Chia sẻ các câu chuyện và rút ra bài học cho bản thân.

- Hình thức chia sẻ: kể chuyện; giới thiệu clip/hình ảnh minh họa,...

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Giúp HS hứng thú với chủ đề; tạo tâm thế cho HS trước khi bước vào bài học.
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS xem video và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm: Cảm nhận của HS về trách nhiệm của bản thân trong thực hiện công việc nhà, hiểu biết ban đầu về chủ đề bài học. 
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS xem video và trả lời câu hỏi:

https://www.youtube.com/watch?v=F-AK2UnHbVw (7:58 – 9:33)

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy nêu cảm nhận về việc thực hiện công việc nhà của hai anh em trong video trên?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS xem video và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 -2 HS chia sẻ cảm nhận của bản thân.

Câu chuyện của 2 anh em mang đến bài học nhẹ nhàng về cách ứng xử trong cuộc sống, những thói quen tốt và cả những bài học nhân văn như: chăm sóc, nhường nhịn em và cùng thực hiện công việc nhà giúp đỡ cha mẹ. Đồng thời, câu chuyện còn giúp người xem học hỏi được kĩ năng giải quyết những vấn đề này một cách tích cực, rèn luyện cách chia sẻ cảm xúc, thấu hiểu, giúp đỡ và hòa đồng với mọi người.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có)

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Gia đình là một xã hội thu nhỏ, ở đó bạn được trải nghiệm nhiều phương diện khác nhau của đời sống xã hội. Khi bạn cùng các thành viên trong gia đình tổ chức tốt cuộc sống gia đình, biết cách giải quyết các mâu thuẫn sẽ không chỉ góp phần xây dựng hạnh phúc gia đình bạn hạnh phúc, xã hội văn minh mà còn rèn luyện để tổ chức cuộc sống tương lai của chính bạn. Và để tìm hiểu chi tiết và cụ thể hơn chúng ta sẽ cùng tìm hiểu Chủ đề 4: Trách nhiệm với gia đình.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Quan tâm, chăm sóc thường xuyên người thân trong gia đình

  1. Mục tiêu: Sau hoạt động, HS:

- Nêu được những biểu hiện của sự quan tâm, chăm sóc thường xuyên đến người thân.

- Liên hệ được với những việc làm cụ thể của bản thân thể hiện sự quan tâm, chăm sóc người thân.

  1. Nội dung: GV tổ chức cho HS tìm hiểu những biểu hiện quan tâm, chăm sóc thường xuyên người thân trong gia đình thông qua các nhiệm vụ:
  2. Tự đánh giá mức độ quan tâm đến người thân trong gia đình.
  3. Trao đổi về những hành động cụ thể biểu hiện sự quan tâm, chăm sóc thường xuyên đến người thân.
  4. Chia sẻ những việc HS đã làm để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc người thân.
  5. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về những biểu hiện của sự quan tâm, chăm sóc thường xuyên đến người thân. Từ đó, HS liên hệ những việc làm cụ thể của bản thân thể hiện sự quan tâm, chăm sóc người thân.
  6. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tự đánh giá mức độ quan tâm của em đến người thân trong gia đình

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV mời HS đọc các câu hỏi gợi ý tự đánh giá trong SHS tr.33.

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, yêu cầu thực hiện tự đánh giá theo gợi ý trong SHS.

Gợi ý: Các câu hỏi tự đánh giá:

+ Em có thể kể tên những công việc bố mẹ thường làm vào cuối tuần không?

+ Em có biết món ăn yêu thích của anh/chị/em mình không?

+ Em có thể nêu được sở thích lúc rảnh rỗi của bố hoặc mẹ không?

+ Em có biết hằng ngày bố mẹ làm những công việc nào trước khi đi làm và sau khi đi làm về không?

+ Em có nhớ lần gần nhất mình đến thăm ông bà nội/ngoại là khi nào không?

+ Em có nhớ được lần gần đây nhất mình tặng quà cho bố mẹ hoặc ông bà là nhân dịp gì không?

+ ...

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, tự đánh giá mức độ quan tâm của bản thân đối với người thân trong gia đình.

- GV quan sát quá trình HS thực hiện và hỗ trợ khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số HS chia sẻ kết quả tự đánh giá:

+ Em có mấy câu trả lời “có” và “không”?

+ Vì sao mỗi chúng ta có thể có những kết quả tự đánh giá khác nhau?

- GV mời HS khác nhận xét, đánh giá (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận. 

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. 

1. Quan tâm, chăm sóc thường xuyên người thân trong gia đình

1.1. Tự đánh giá mức độ quan tâm của em đến người thân trong gia đình

Tự đánh giá được mức độ quan tâm của bản thân đến người thân trong gia đình giúp chúng ta có thể nhìn lại những việc làm của mình đã phù hợp chưa và có những điều chỉnh công việc hợp lí hơn.

















Nhiệm vụ 2: Trao đổi về những hành động cụ thể biểu hiện sự quan tâm, chăm sóc thường xuyên đến người thân

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và thực hiện nhiệm vụ: Em hãy ghi ra giấy những hành động cụ thể mà bạn của mình đã làm để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc thường xuyên đến người thân.

Gợi ý:

+ Cùng tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí

+ Chia sẻ niềm vui với người thân

+ Động viên, an ủi khi người thân có chuyện buồn

+ Chăm sóc người thân khi đau ốm

+ Chia sẻ công việc trong gia đình

+ ...

- Sau khi HS chia sẻ, GV tiếp tục đặt câu hỏi: 

+ Sự quan tâm, chăm sóc nếu chỉ được thể hiện bằng lời nói thì đã đủ chưa? Người nhận sự quan tâm như vậy sẽ cảm thấy như thế nào?

+ Khi được người khác quan tâm, chăm sóc, em cảm thấy như thế nào?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận và chia sẻ theo cặp.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 3 – 4 cặp đôi chia sẻ trước lớp.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, đặt câu hỏi cho bạn (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh và kết luận

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

1.2. Trao đổi về những hành động cụ thể biểu hiện sự quan tâm, chăm sóc thường xuyên đến người thân

Để mỗi gia đình đều trở thành một tổ ấm, mọi thành viên cần luôn quan tâm, chăm sóc nhau thông qua những việc làm, hành động hằng ngày.

Nhiệm vụ 3: Chia sẻ những việc em đã làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc người thân

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS nhớ lại và viết vào sách thực hành (hoặc vở học tập) những điều em đã từng làm để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc người thân. 

Gợi ý:

+ Chăm sóc bố, mẹ lúc bố mẹ ốm

+ Mua quà tặng sinh nhật cho thành viên trong gia đình

+ Chia sẻ niềm vui với bố mẹ

+ Giúp mẹ nấu ăn, làm việc nhà

+ ...

- GV yêu cầu HS chia sẻ cảm nhận của người thân khi nhận được sự quan tâm từ em.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện yêu cầu của GV và chia sẻ cảm nhận.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 3 – 4 HS chia sẻ trước lớp.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, đặt câu hỏi cho bạn (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh và kết luận

- GV chuyển sang nội dung mới.

1.3. Chia sẻ những việc em đã làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc người thân

Mỗi chúng ta đều mong muốn được người khác, đặc biệt là người thân, quan tâm, chăm sóc. Vì vậy, bản thân mình cũng cần biết cách quan tâm, chăm sóc đến mọi người trong gia đình để duy trì tình cảm ấm áp và sự gắn kết giữa các thành viên.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về cách hóa giải mâu thuẫn, xung đột trong gia đình

  1. Mục tiêu: Sau hoạt động, HS chia sẻ được một số tình huống về mâu thuẫn, xung đột trong gia đình và tìm hiểu được cách hóa giải những mâu thuẫn, xung đột đó.
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS tìm hiểu cách hóa giải mâu thuẫn, xung đột trong gia đình thông qua 2 nhiệm vụ chính:
  3. Chia sẻ các tình huống đã từng trải qua về mâu thuẫn, xung đột trong gia đình.
  4. Tìm hiểu cách thức hóa giải mâu thuẫn, xung đột trong gia đình.
  5. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về tình huống về mâu thuẫn, xung đột trong gia đình và cách hóa giải những mâu thuẫn, xung đột đó.
  6. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Chia sẻ các tình huống em đã trải qua về mâu thuẫn, xung đột trong gia đình

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận những câu hỏi sau:

+ Theo em, thế nào được gọi là mâu thuẫn, xung đột trong gia đình?

+ Khi nào thì mâu thuẫn, xung đột thường hay xảy ra?

- GV yêu cầu một bạn trong nhóm ghi tóm tắt các tình huống mâu thuẫn, xung đột trong gia đình mà các bạn chia sẻ.

- GV đưa ra một số gợi ý trao đổi:

+ Em có cảm nhận gì khi nghe các bạn trong nhóm chia sẻ về những tình huống mâu thuẫn, xung đột trong gia đình?

+ Có gia đình nào hoàn toàn không có mâu thuẫn gì không? Vì sao?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tổ chức trao đổi theo nhóm, cùng đóng góp ý kiến và xây dựng nội dung GV yêu cầu.

- GV quan sát quá trình HS thực hiện và hỗ trợ khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm cùng báo cáo kết quả trao đổi và thảo luận của nhóm mình.

+ Mâu thuẫn, xung đột gia đình là tình trạng các thành viên không hòa hợp trong cách suy nghĩ, quan niệm, hành xử và định hướng tương lai.

+ Mâu thuẫn, xung đột thường hay xảy ra khi những thành viên trong gia đình có những ý kiến, suy nghĩ không thống nhất, đối ngược trong cách cư xử, hoàn cảnh chi phối,...

- GV mời đại diện nhóm khác trình bày, bổ sung ý kiến của các nhóm.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận. 

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. 

2. Tìm hiểu về cách hóa giải mâu thuẫn, xung đột trong gia đình

2.1. Chia sẻ các tình huống em đã trải qua về mâu thuẫn, xung đột trong gia đình

Mỗi gia đình được xem là một cộng đồng thu nhỏ, với các mối quan hệ đa dạng, vì vậy mâu thuẫn, xung đột cũng là một phần trong đời sống gia đình. Tuy nhiên nếu thường xuyên có mâu thuẫn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến bầu không khí và sự đoàn kết trong gia đình.



























Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu cách thức hóa giải mâu thuẫn, xung đột trong gia đình

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đề nghị các nhóm đọc lại những tình huống đã được chia sẻ và thảo luận về những cách thức có thể áp dụng để giải quyết mâu thuẫn trong các tình huống đó.

Gợi ý:

Những cách thức có thể áp dụng để giải quyết mâu thuẫn:

+ Đặt mình vào vị trí của người khác để suy nghĩ

+ Kiểm soát cảm xúc của bản thân khi xảy ra xung đột

+ Lắng nghe, thấu hiểu mong muốn của các thành viên gia đình

+ Chịu trách nhiệm, không đổ lỗi cho người khác

+ Trò chuyện thẳng thắn để cùng tìm giải pháp

+ Thay đổi bản thân theo chiều hướng tích cực hơn...

- Sau khi HS chia sẻ, GV tổ chức thảo luận:

+ Em thích cách giải quyết của tình huống nào nhất? Vì sao?

+ Những tình huống như thế nào thường dễ (hoặc khó) giải quyết hơn?

+ Nếu gặp phải một tình huống phức tạp, chúng ta nên làm gì?

- GV tiếp tục yêu cầu HS thảo luận để trả lời câu hỏi:

+ Theo em, cần lưu ý những điều gì khi trong gia đình xảy ra mâu thuẫn, xung đột?

+ Nếu mâu thuẫn thường xuyên xảy ra, mỗi thành viên gia đình nên làm gì?

Gợi ý:

Những điều cần lưu ý khi xảy ra mâu thuẫn, xung đột giữa các thành viên gia đình:

+ Không dùng ngôn từ nặng nề

+ Không nên nhắc lại những xung đột đã qua

+ Không lôi kéo thành viên khác vào cuộc xung đột

+ Nên thảo luận để xử lí xung đột khi đã bình tĩnh

+ ...

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận và chia sẻ về cách giải quyết một số tình huống mâu thuẫn, xung đột.

- HS chia sẻ những điều cần lưu ý khi xảy ra mâu thuẫn, xung đột trong gia đình.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số HS chia sẻ trước lớp kết quả đã thảo luận.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, đặt câu hỏi cho bạn (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung mới.

2.2. Tìm hiểu cách thức hóa giải mâu thuẫn, xung đột trong gia đình

- Khi mâu thuẫn, xung đột xảy ra, chúng ta không nên né tránh mà cần tìm cách giải quyết tích cực, đảm bảo lợi ích của các bên liên quan và hòa khí trong gia đình.

- Mỗi một loại tình huống sẽ cần cách giải quyết tương ứng. Là HS, mỗi chúng ta đều có thể góp phần cùng các thành viên gia đình hóa giải những mâu thuẫn, xung đột đó.

Hoạt động 3: Thể hiện sự quan tâm, chăm sóc thường xuyên đến người thân

  1. Mục tiêu: Sau hoạt động, HS thể hiện được những hoạt động quan tâm, chăm sóc thường xuyên đến người thân thông qua hoạt động đóng vai và trong cuộc sống hằng ngày.
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS tìm hiểu cách thể hiện sự quan tâm, chăm sóc thường xuyên đến người thân thông qua 2 nhiệm vụ chính:
  3. Đóng vai thể hiện hành động quan tâm, chăm sóc thường xuyên đến người thân thông qua hoạt động đóng vai và trong cuộc sống hằng ngày.
  4. Ghi chép lại những việc em làm được trong một tuần để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc thường xuyên đến những người thân trong gia đình mình và chia sẻ kết quả với các bạn.
  5. Sản phẩm: HS đưa ra kế hoạch hoạt động xây dựng và phát triển nhà trường và cùng nhau thực hiện.
  6. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Đóng vai thể hiện hành động quan tâm, chăm sóc thường xuyên đến người thân thông qua hoạt động đóng vai và trong cuộc sống hằng ngày

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu HS quan sát các tình huống trong SHS tr.35 để thực hiện nhiệm vụ:

  
  

+ Nhóm 1: Đóng vai thể hiện những hành động quan tâm, chăm sóc thường xuyên đến người thân trong tình huống 1.

+ Nhóm 2: Đóng vai thể hiện những hành động quan tâm, chăm sóc thường xuyên đến người thân trong tình huống 2.

+ Nhóm 3: Đóng vai thể hiện những hành động quan tâm, chăm sóc thường xuyên đến người thân trong tình huống 3.

+ Nhóm 4: Đóng vai thể hiện những hành động quan tâm, chăm sóc thường xuyên đến người thân trong tình huống 4.

- Sau khi các nhóm đóng vai, GV yêu cầu HS thảo luận:

+ Đối với nhóm đóng vai: 

  • Em có cảm nhận gì sau khi đóng vai này?
  • Với vai là người thân trong gia đình, cảm xúc của em như thế nào khi nhận được sự quan tâm, chăm sóc của thành viên khác?
  • Em đã bao giờ gặp một tình huống tương tự trong thực tế chưa? Khi đó, em hành động như thế nào?

+ Đối với các nhóm quan sát: 

  • Em rút ra được điều gì sau khi xem các tình huống đóng vai?
  • Nếu em là nhân vật trong tình huống, em sẽ ứng xử như thế nào? Vì sao?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát các tình huống SHS tr.35 và thực hiện đóng vai thể hiện những hành động quan tâm, chăm sóc thường xuyên đến người thân theo sự phân công nhóm của GV.

- GV quan sát, hỗ trợ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày phần đóng vai thể hiện sự quan tâm, chăm sóc thường xuyên đến người thân:

+ Tình huống 1: Hãy gửi lời chúc mừng chân thành và chia sẻ niềm vui với người thân của mình.

+ Tình huống 2: Chúng ta cần an ủi thành viên đó, tìm cách để giúp đỡ.

+ Tình huống 3: Chủ động hỏi thăm, động viên và chúc người thân mau khỏe.

+ Tình huống 4: Hãy hỗ trợ và tạo điều kiện cho người thân của mình thực hiện những sở thích và mong muốn của họ. Ví dụ như: mua cho họ các dụng cụ cần thiết, đưa họ đến những địa điểm hoặc sự kiện liên quan đến sở thích của họ.

- GV mời đại diện nhóm khác trình bày, bổ sung ý kiến của các nhóm.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.  

3. Thể hiện sự quan tâm, chăm sóc thường xuyên đến người thân

3.1. Đóng vai thể hiện hành động quan tâm, chăm sóc thường xuyên đến người thân thông qua hoạt động đóng vai và trong cuộc sống hằng ngày

Sự quan tâm, chăm sóc người thân cần được thể hiện bằng hành động cụ thể, gần gũi và thực hiện hằng ngày, vì không phải người thân chỉ quan tâm lúc họ đau ốm.

















Nhiệm vụ 2: Ghi chép lại những việc em làm được trong một tuần để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc thường xuyên đến những người thân trong gia đình mình và chia sẻ kết quả với các bạn

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao nhiệm vụ: Em hãy ghi chép lại những việc em làm được trong một tuần để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc thường xuyên đến những người thân trong gia đình mình vào vở thực hành. Sau 1 tuần, hãy chia sẻ kết quả với các bạn trong lớp.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe GV hướng dẫn và thực hiện báo cáo tại nhà.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ tại nhà và sau 1 tuần, chia sẻ kết quả với các bạn trong lớp.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá về kết quả của HS.

- GV chuyển sang nội dung mới.

3.2. Ghi chép lại những việc em làm được trong một tuần để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc thường xuyên đến những người thân trong gia đình mình và chia sẻ kết quả với các bạn

Hành động quan tâm, chăm sóc nên đi kèm với thái độ và lời nói phù hợp tương ứng (nhẹ nhàng, yêu thương, tôn trọng, thấu hiểu) để mang lại hạnh phúc và sự hài lòng cho các thành viên gia đình.

Hoạt động 4: Thực hành hóa giải mâu thuẫn, xung đột trong gia đình

  1. Mục tiêu: Sau hoạt động, HS xây dựng được một số tình huống giả định về mâu thuẫn, xung đột trong gia đình và thực hành cách thức hóa giải các mâu thuẫn, xung đột đó.
  2. Nội dung: GV tổ chức HS thực hành hóa giải mâu thuẫn, xung đột trong gia đình thông qua các nhiệm vụ:
  3. Xây dựng các tình huống giả định về mâu thuẫn, xung đột trong gia đình.
  4. Thực hành giải quyết tình huống để luyện tập cách hóa giải mâu thuẫn, xung đột trong gia đình.
  5. Chia sẻ cảm nhận của em về những cách thức hóa giải mâu thuẫn, xung đột được thể hiện trong các tình huống.
  6. Sản phẩm: HS xây dựng được một số tình huống giả định về mâu thuẫn, xung đột trong gia đình và thực hành cách thức hóa giải các mâu thuẫn, xung đột đó.
  7. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Xây dựng các tình huống giả định về mâu thuẫn, xung đột trong gia đình

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, xây dựng 2 tình huống giả định về mâu thuẫn, xung đột giữa các thành viên trong gia đình và viết tóm tắt tình huống vào giấy A3 hoặc A4 (để trống phần Gợi ý cách giải quyết).

Gợi ý một số tình huống:

+ Xung đột ý kiến khi cha mẹ muốn can thiệp vào quan hệ bạn bè của con.

+ Bất đồng quan điểm giữa cha mẹ và các con về việc con dành thời gian tham gia các hoạt động tập thể, ngoại khoá của nhà trường và cộng đồng.

+ Mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình về định hướng nghề nghiệp của con.

+ ...

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tổ chức trao đổi theo nhóm, cùng đóng góp ý kiến và xây dựng nội dung GV yêu cầu.

- GV theo dõi và đánh giá quá trình học tập, khả năng làm việc nhóm của HS, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày tình huống giả định.

- GV mời HS khác bổ sung ý kiến, nhận xét (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

4. Thực hành hóa giải mâu thuẫn, xung đột trong gia đình

4.1. Xây dựng các tình huống giả định về mâu thuẫn, xung đột trong gia đình

Xây dựng được các tình huống giả định về mâu thuẫn, xung đột gia đình là cách để HS nhận biết, lường trước được những trường hợp xảy ra trong mối quan hệ gia đình.












Nhiệm vụ 2: Thực hành giải quyết tình huống để luyện tập cách hóa giải mâu thuẫn, xung đột trong gia đình

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS trao đổi chéo với nhau các tình huống đã xây dựng được.

- GV nêu nhiệm vụ: Mỗi nhóm thảo luận tình huống nhận được; đưa ra cách giải quyết. Sau đó chuyển kết quả đã thảo luận cho nhóm xây dựng tình huống để cùng trao đổi về kết quả xử lí của nhóm bạn.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tổ chức trao đổi theo nhóm, vận dụng các bước và gợi ý hóa giải mâu thuẫn, xung đột đã học để đưa ra cách giải quyết. 

- GV theo dõi và đánh giá quá trình học tập, khả năng làm việc nhóm của HS, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm chia sẻ cách giải quyết mà nhóm đã thảo luận.

- GV mời HS khác bổ sung ý kiến, nhận xét (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

4.2. Thực hành giải quyết tình huống để luyện tập cách hóa giải mâu thuẫn, xung đột trong gia đình

Mâu thuẫn, xung đột trong gia đình cần được nhận diện và tìm cách hóa giải càng sớm càng tốt, để tránh xảy ra hệ quả tiêu cực tới cảm xúc, hành vi của mọi người trong gia đình.

Nhiệm vụ 3: Chia sẻ cảm nhận của em về những cách thức hóa giải mâu thuẫn, xung đột được thể hiện trong các tình huống

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS chia sẻ cảm nhận của bản thân về những cách thức hóa giải mâu thuẫn, xung đột được thể hiện trong các tình huống.

Gợi ý câu hỏi:

+ Em có suy nghĩ gì về các tình huống mà nhóm bạn đã xây dựng?

+ Em có nhất trí với cách giải quyết mà nhóm em đã đưa ra không? (Nếu không, vì sao?)

+ Chọn một tình huống và cách giải quyết mà em cảm thấy ấn tượng hoặc hợp lí nhất.

+ Em rút ra bài học gì từ các tình huống đã được trao đổi?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tổ chức trao đổi theo nhóm, chia sẻ cảm nhận theo gợi ý của GV.

- GV theo dõi và đánh giá quá trình học tập, khả năng làm việc nhóm của HS, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số HS chia sẻ cảm nhận trước lớp.

- GV mời HS khác bổ sung ý kiến, nhận xét (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo.

4.3. Chia sẻ cảm nhận của em về những cách thức hóa giải mâu thuẫn, xung đột được thể hiện trong các tình huống

Dù còn nhỏ, mỗi chúng ta cần tham gia ở mức độ phù hợp vào việc hóa giải, xử lí mâu thuẫn, xung đột trong gia đình để góp phần giữ gìn bầu không khí vui vẻ, đầm ấm của gia đình.

Hoạt động 5: Tự giác, trách nhiệm khi tham gia lao động trong gia đình

  1. Mục tiêu: Sau hoạt động, HS trình bày được biểu hiện của sự tự giác, trách nhiệm khi tham gia lao động trong gia đình và thể hiện được sự tự giác, trách nhiệm đó bằng lời nói, việc làm cụ thể.
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS tìm hiểu biểu hiện của tự giác, trách nhiệm trong tham gia lao động gia đình thông qua các nhiệm vụ:
  3. Trao đổi về biểu hiện của sự tự giác, trách nhiệm khi tham gia lao động trong gia đình.
  4. Thể hiện sự tự giác và trách nhiệm khi tham gia lao động trong gia đình.
  5. Sản phẩm: HS nêu biểu hiện của sự tự giác, trách nhiệm khi tham gia lao động trong gia đình và thể hiện được sự tự giác, trách nhiệm đó bằng lời nói, việc làm cụ thể.
  6. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Trao đổi về biểu hiện của sự tự giác, trách nhiệm khi tham gia lao động trong gia đình

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm nhỏ 2-3 HS và nêu những biểu hiện của sự tự giác, trách nhiệm khi tham gia lao động trong gia đình.

Gợi ý: 

+ Chủ động tham gia làm việc nhà

+ Luôn cẩn thận khi thực hiện công việc để tránh sai, hỏng

+ Nhận biết được khi nào người thân cần đến mình để sẵn sàng hỗ trợ

+ Giúp đỡ những thành viên cao tuổi hoặc em nhỏ trong gia đình

+ ...

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS trao đổi nhóm, chia sẻ những biểu hiện của sự tự giác, trách nhiệm khi tham gia lao động trong gia đình.

- GV theo dõi và hỗ trợ HS khi cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời một số HS chia sẻ trước lớp.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

5. Tự giác, trách nhiệm khi tham gia lao động trong gia đình

5.1. Trao đổi về biểu hiện của sự tự giác, trách nhiệm khi tham gia lao động trong gia đình

Tự giác, trách nhiệm khi tham gia lao động trong gia đình là biểu hiện của sự quan tâm, chăm sóc đến các thành viên khác.


















Nhiệm vụ 2. Thể hiện sự tự giác và trách nhiệm khi tham gia lao động trong gia đình

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu HS đọc các tình huống SHS tr.37 và thực hiện xây dựng kịch bản đóng vai:

+ Nhóm 1: Đóng vai xử lí tình huống 1:

Bố mẹ có việc đột xuất phải làm thêm ở cơ quan vào dịp cuối tuần. Ở nhà chỉ có mỗi Hoàng và em nhỏ.

+ Nhóm 2: Đóng vai xử lí tình huống 2:

Khôi phát hiện một đồ dùng cần thiết hàng ngày của gia đình bị hỏng.

+ Nhóm 3: Đóng vai xử lí tình huống 3:

Nhi trông coi cửa hàng kinh doanh của gia đình trong khi bố mẹ đi vắng. Khách đem hàng đến phàn nàn và đòi đổi trả vì hàng bị lỗi.

- GV tổ chức cho HS thảo luận chung sau khi đóng vai:

+ Em cảm nhận như thế nào về hành động, lời nói thể hiện sự tự giác, trách nhiệm khi tham gia lao động gia đình của các nhân vật trong tình huống?

+ Em đã gặp tình huống tương tự chưa? Nếu có, em đã hành động như thế nào để thể hiện sự tự giác, trách nhiệm của mình?

+ Chia sẻ thêm một tình huống có thật của em có liên quan đến các tình huống đóng vai.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc các tình huống SHS tr.37 và xây dựng kịch bản đóng vai theo sự phân chia của GV.

- GV theo dõi và hỗ trợ HS khi cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc nhóm.

+ Tình huống 1: Hoàng sẽ chịu trách nhiệm với việc làm việc nhà và chăm sóc em nhỏ, như lau dọn nhà cửa, nấu ăn, giặt giũ, tắm rửa và giúp đỡ em nhỏ trong việc học tập và vui chơi.

+ Tình huống 2: Khôi sẽ tự mày mò xem có sửa được không, nếu không được thì sẽ mang ra tiệm sửa.

+ Tình huống 3: Nhi cần nắm rõ các sản phẩm và dịch vụ của cửa hàng, tìm hiểu kỹ càng về quy trình kinh doanh và quy định bảo hành, đổi trả sản phẩm để có thể tư vấn và giải đáp thắc mắc của khách hàng một cách chính xác. Khi nhận được phàn nàn của khách hàng về sản phẩm, Nhi nên lắng nghe khách hàng trước để hiểu rõ vấn đề. Sau đó, Nhi cần nhanh chóng giải quyết vấn đề một cách lịch sự và chuyên nghiệp, tìm cách đổi trả sản phẩm hoặc sửa chữa để khách hàng hài lòng.

- GV mời HS nhóm khác đưa ra nhận xét, góp ý (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo.

5.2. Thể hiện sự tự giác và trách nhiệm khi tham gia lao động trong gia đình

Việc tham gia lao động trong gia đình sẽ giúp chúng ta rèn luyện được nhiều kĩ năng hữu ích, trưởng thành hơn và thấu hiểu được những lo toan, vất vả của người thân.

THÔNG TIN GIÁO ÁN

  • Giáo án word: Trình bày mạch lạc, chi tiết, rõ ràng
  • Giáo án điện tử: Sinh động, hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học cho học sinh
  • Giáo án word và PPT đồng bộ, thống nhất với nhau

Khi đặt nhận giáo án ngay và luôn:

  • Giáo án word: Nhận đủ cả năm
  • Giáo án điện tử: Nhận đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: Giáo án HĐTN 11 cánh diều Chủ đề 4 Trách nhiệm với gia đình, Tải giáo án trọn bộ HĐTN 11 cánh diều, Giáo án word HĐTN 11 cánh diều Chủ đề 4 Trách nhiệm với gia đình

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 11 CÁNH DIỀU

 

GIÁO ÁN XÃ HỘI 11 CÁNH DIỀU