Soạn giáo án HĐTN 11 cánh diều Chủ đề 3: Hoàn thiện bản thân

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án HĐTN 11 Chủ đề 3: Hoàn thiện bản thân - sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 3: HOÀN THIỆN BẢN THÂN

 

  1. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nhận diện được nét riêng và thể hiện sự tự tin về đặc điểm riêng của bản thân.
  • Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân và biết điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi.
  • Thể hiện được sự nỗ lực hoàn thiện bản thân; biết thu hút các bạn cùng phấn đấu hoàn thiện.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động; tự đặt được mục tiêu học tập để đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu thực hiện; thực hiện các phương pháp học tập hiệu quả.
  • Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề của bài học. Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.
  • Biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động hướng nghiệp.

Năng lực riêng:

  • Giao tiếp và hợp tác: Thiết lập và xây dựng các mối quan hệ bạn bè tốt đẹp, thu hút các bạn cùng phấn đấu vươn lên để hoàn thành bản thân.
  • Tự chủ và tự học: Biết điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi trong học tập và cuộc sống một cách tích cực, hiệu quả.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Chủ động giải quyết khó khăn trong quá trình thích ứng với sự thay đổi và nỗ lực hoàn thiện bản thân.
  1. Phẩm chất:
  • - Trách nhiệm: Nỗ lực trong việc hoàn thiện bản thân, có ý thức phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu để trưởng thành, thu hút các bạn cùng phấn đấu hoàn thiện bản thân.
  • - Trung thực: Đánh giá đúng về điểm mạnh, điểm yếu của bản thân và bạn bè.
  • - Chăm chỉ: Tích cực, cố gắng hoàn thiện các nhiệm vụ học tập.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • - Sưu tầm các bài tập, trắc nghiệm tâm lí về tính cách, khí chất, năng lực.
  • - Chuẩn bị những câu chuyện, tình huống về những cách thức, con đường hoàn thiện bản thân.
  • - Sưu tầm những tấm gương người thật, việc thật về hoàn thiện bản thân.
  • - Tổng hợp các câu nói truyền cảm hứng cho mọi người về việc yêu quý bản thân và nỗ lực vươn lên trong cuộc sống.
  1. Đối với học sinh
  • - Tìm hiểu về cách khám phá tính cách, năng lực của bản thân.
  • - Nhận diện về những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.
  • - Chuẩn bị một số tình huống liên quan đến chủ đề.
  • - Sưu tầm những câu chuyện, những tấm gương về sự nỗ lực hoàn thiện bản thân.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

GỢI Ý HOẠT ĐỘNG SINH HOẠT DƯỚI CỜ

1.1 Trao đổi về cách thể hiện nét riêng và sự tự tin về điểm riêng của bản thân.

Gợi ý:

  • Chia sẻ về cách thể hiện nét riêng và sự tự tin về điểm riêng của bản thân
  • Tọa đàm với chủ đề “Tôi tự tin là chính tôi”.

1.2. Tham gia hội diễn Tài năng trẻ.

Gợi ý:

  • Phát động hội diễn tài năng trẻ, khuyến khích các cá nhân đăng kí tham gia trên cơ sở nhận thức được tiềm năng, thế mạnh của bản thân.
  • Biểu diễn các tiết mục được đăng kí.
  • Trao giải cho tiết mục độc đáo, xuất sắc.

1.3. Trao đổi kinh nghiệm tham gia các hoạt động để cải thiện điểm yếu của bản thân.

Gợi ý:

  • - Gặp gỡ khách mời trao đổi về kinh nghiệm tham gia các hoạt động để cải thiện điểm yếu của bản thân.
  • - Tập làm chuyên gia tư vấn: Đưa ra những cách thức cải thiện điểm yếu của bản thân.

1.4. Chia sẻ ý nghĩa của việc nỗ lực hoàn thiện bản thân trong cuộc sống.

Gợi ý:

  • - Tổ chức diễn đàn trao đổi trực tiếp hoặc viết bài về ý nghĩa của việc nỗ lực hoàn thiện bản thân trong cuộc sống.
  • - Bình chọn và trao giải cho bài phát biểu hoặc bài viết được mọi người tâm đắc nhất.

GỢI Ý HOẠT ĐỘNG SINH HOẠT LỚP

  • Học hỏi những cách điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi

Gợi ý:

  • - Tìm hiểu những cách điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi
  • - Chia sẻ những cách điều chỉnh phù hợp với bản thân
    • Tranh luận về vấn đề: Chỉ người có nhiều điểm yếu mới cần nỗ lực hoàn thiện bản thân.

Gợi ý:

  • - Chia hai nhóm tranh luận: Nhóm đồng tình và nhóm phản đối
  • - Các nhóm thể hiện quan điểm, lập luận của nhóm mình.
  • - Bình chọn ý kiến thuyết phục nhất và trao thưởng.
    • Chia sẻ trải nghiệm và các bài học về sự nỗ lực hoàn thiện bản thân

Gợi ý:

  • - Kể lại những trải nghiệm về nỗ lực hoàn thiện bản thân
  • - Những khó khăn đã gặp và các biện pháp thực hiện để vượt qua khó khăn đó
  • - Những bài học kinh nghiệm đã thu nhận được.

1.4 Chia sẻ những câu chuyện thể hiện nỗ lực cải thiện điểm yếu, phát huy điểm mạnh của bản thân.

Gợi ý:

  • - Học Sưu tầm những câu chuyện thể hiện nỗ lực cải thiện điểm yếu, phát huy điểm mạnh của bản thân.
  • - Chia sẻ các câu chuyện đó và rút ra thông điệp.

 

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Giúp HS hứng thú với chủ đề; tạo tâm thế cho HS trước khi bước vào các hoạt động
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS xem video, bài hát,…phù hợp với nội dung của chủ đề để tạo tâm thế cho các em trước khi bước vào hoạt động.
  4. Sản phẩm: HS xem video, bài hát và có những cảm nhận, hiểu biết ban đầu về chủ đề bài học.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS xem video sau: youtu.be/ES4Ehg4YEGM

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Sau khi xem xong video, em rút ra được bài học gì về sự tự tin.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS xem video và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 -2 HS trả lời câu hỏi: Bài học sau khi xem xong video là chúng ta nên tự tin vào khả năng của bản thân của mình, dám vượt qua thử thách, đương đầu với khó khăn để đạt được kết quả cao, thành tích cao.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có)

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bản thân em có phải là một người tự tin hay không? Em dựa vào đâu để nhận biết điều đó? Để nhận diện được những đặc điểm riêng mà bản thân thấy tự tin, chúng ta cùng đi vào bài học ngày hôm nay Chủ đề 3: Hoàn thiện bản thân.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Khám phá nét riêng của bản thân

  1. Mục tiêu: Sau hoạt động, HS sẽ:

- Biết cách nhận diện những nét riêng của bản thân

- Trao đổi cởi mở, tự tin về những nét riêng của bản thân với mọi người.

  1. Nội dung: GV hướng dẫn HS xác định nét riêng của bản thân theo các nội dung gợi ý của SGK.
  2. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về một số nét riêng của bản thân.
  3. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Chỉ ra một số nét riêng của bản thân.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Thám tử lừng danh”.

- GV nêu luật chơi: Mỗi tổ sẽ chọn ra 1 bạn làm thám tử và một bạn làm nhân vật bí ẩn. Tổ trưởng của mỗi tổ sẽ viết các đặc điểm riêng của bạn đó ra để gợi ý cho thám tử. Sau đó, thám tử của các tổ sẽ đặt tối đa 5 câu hỏi để tìm ra nhân vật bí ẩn đó. Trò chơi kết thúc khi tất cả các tổ đều tìm ra đúng nhân vật bí ẩn đang được nhắc đến.

- GV lưu ý: Thám tử tổ 1 sẽ sang tổ 2 để tìm nhân vật bí ẩn và ngược lại, thám tử tổ 3 sẽ sang tổ 4 để tìm nhân vật bí ẩn và ngược lại. Các bạn trong tổ chỉ được trả lời Đúng hoặc Sai.

- GV gợi ý: Em hãy đặt những câu hỏi để tìm ra nét đặc trưng của nhân vật bí ẩn theo những đặc điểm sau:

+ Về ngoại hình:

+ Về năng lực (năng khiếu):

+ Về tính cách:

+ Về sở thích:

- GV nêu ví dụ như:

+ Nhân vật bí ẩn thích chơi đá bóng đúng không?

+ Nhân vật bí ẩn vẽ rất đẹp đúng không?

+ Nhân vật bí ẩn có mái tóc dài đúng không?

+ Nhân vật bí ẩn là nam/nữ đúng không?

+ Nhân vật bí ẩn rất ít nói đúng không?

- Sau khi chơi trò chơi, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em rút ra điều gì sau khi chơi trò chơi này?

- GV gọi một số HS đứng dậy và đặt câu hỏi: Em thấy bản thân mình có những nét riêng gì?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS chơi trò chơi theo sự hướng dẫn của GV.

- Sau khi chơi trò chơi, HS trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời tất cả HS cùng tham gia trò chơi.

- GV mời đại diện 2 – 3 HS chia sẻ điều em rút ra được sau khi trò chơi.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 2: Chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của em khi trao đổi về nét riêng của bản thân và các bạn.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp và trả lời câu hỏi: Em hãy chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của em khi trao đổi về nét riêng của bản thân và các bạn.

- Sau khi HS chia sẻ xong, GV tiếp tục đặt câu hỏi: Theo em, bạn có tự tin khi chia sẻ về nét riêng của bản thân không?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận và chia sẻ theo cặp

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 3 – 4 cặp đôi chia sẻ trước lớp.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, đặt câu hỏi cho bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung mới.

I. Khám phá nét riêng của bản thân

1. Chỉ ra một số nét riêng của bản thân.

+ Về ngoại hình: mặt trái xoan, mắt to tròn, mũi cao, má lúm đồng tiền, da trắng, cao ráo, tóc dài suôn mượt, tóc xoăn, tóc nâu,…

+ Về tính cách: vui vẻ, thân thiện, hòa đồng, tốt bụng, khiêm tốn, khéo léo, nhẹ nhàng, hiền lành, thông minh, dễ thương,…

+ Về năng lực: hát hay, vẽ đẹp, múa dẻo, chơi cờ vua giỏi, bơi giỏi, nhảy đẹp, đá bóng giỏi, chơi bóng chuyền, nhảy aerobic,…

→ Mỗi người đều có những đặc điểm riêng, làm nên bản sắc cá nhân của người đó. Không ai giống ai hoàn toàn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của em khi trao đổi về nét riêng của bản thân và các bạn.

 

 

 

Hoạt động 2: Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của bản thân

  1. Mục tiêu: Sau hoạt động, HS sẽ:

- Biết cách nhận diện điểm mạnh, điểm yếu của bản thân

- Phân tích được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.

  1. Nội dung: GV hướng dẫn HS xác định các nhận diện điểm mạnh, điểm yếu của bản thân và phân tích được các điểm mạnh, điểm yếu đó để bản thân ngày càng hoàn thiện.
  2. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về điểm mạnh, điểm yếu của bản thân mình
  3. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Xác định cách nhận diện điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nhắc lại khái niệm về điểm mạnh và điểm yếu:

+ Điểm mạnh: những kĩ năng, kiến thức, kinh nghiệm mà bản thân có thể làm tốt, những điểm ưu tú, nổi trội.

+ Điểm yếu: những kĩ năng, kiến thức, kinh nghiệm bản thân làm chưa tốt, những thiếu sót trong tích cách cần khắc phục và sửa chữa.

- GV đặt câu hỏi: Em thấy bản thân có những điểm mạnh, điểm yếu gì? Theo em, có phải ai cũng có điểm mạnh và điểm yếu giống nhau không?

- GV tiếp tục đặt câu hỏi: Làm cách nào để xác định được những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân mình?

- GV gợi ý:

+ Tích cực học tập, tham gia các hoạt động chung để bộc lộ khả năng của bản thân.

+ Tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu dựa trên kết quả học tập, mức độ hoàn thành công việc, thái độ khi tham gia các hoạt động.

+ Tham khảo ý kiến đánh giá của thầy cô, bạn bè, người thân.

- Sau khi HS trả lời xong, GV gọi 2 – 3 HS lên bảng giới thiệu: Em hãy giới thiệu về những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân mình. Bằng cách nào mà em xác định được những điểm đó?

- GV kết luận:

+ Ai cũng có những điểm mạnh, điểm yếu trong những điểm riêng của bản thân.

+ Xác định những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân là việc làm cần thiết để mỗi chúng ta tự hoàn thiện trên cơ sở phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu của bản thân.

+ Việc xác định điểm mạnh, điểm yếu của bản thân cũng là một bước quan trọng khi các em đi phỏng vấn xin việc, phỏng vấn vào các câu lạc bộ,…

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS chia sẻ trước lớp.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, đặt câu hỏi cho bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 2: Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu yêu cầu: Ở nhiệm vụ 1, em đã biết cách xác định điểm mạnh và điểm yếu của bản thân mình. Vậy em hãy phân tích những điểm mạnh và điểm yếu đó theo gợi ý sau:

+ Liệt kê một số điểm mạnh và điểm yếu của bản thân (1 – 2 điểm)

+ Chỉ ra biệu hiện của những điểm mạnh, điểm yếu đó.

+ Những điểm mạnh và điểm yếu đó có tác động như thế nào đến học tập và cuộc sống?

Đặc điểm của bản thân

Biểu hiện

Tác động

Điểm mạnh

Điểm yếu

- GV nêu ví dụ gợi ý:

+ Nhung phân tích điểm mạnh và điểm yếu của mình.

+ Hoa phân tích điểm mạnh và điểm yếu của mình.

- Sau khi HS trình bày xong, GV mới một số HS lên bảng chia sẻ và tiếp tục đặt câu hỏi: Em làm thế nào để khắc phục những điểm yếu của bản thân?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS phân tích điểm mạnh, điểm yếu theo bảng.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS chia sẻ trước lớp và nêu cách khắc phục điểm yếu.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, đặt câu hỏi cho bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung mới.

II. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.

1. Xác định cách nhận diện điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.

- Cách xác định điểm mạnh và điểm yếu:

+ Dựa trên những sở thích, hành vi, thói quen trong học tập, giao tiếp, và sinh hoạt hằng ngày.

+ Dựa vào kết quả trong quá trình học tập, giao tiếp của bản thân.

+ Dựa vào những nhận xét của những người thân thiết, gần gũi, hiểu rõ về mình như người thân, bạn bè, thầy cô.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.

- Một số điểm mạnh:

+ Nói tiếng Anh trôi chảy.

+ Sử dụng thành thạo tin học văn phòng.

+ Có kĩ năng lãnh đạo.

+ Làm việc nhóm tốt.

+ Linh hoạt thích nghi với thay đổi

+ Tự tin thuyết trình trước đám đông.

+ Tư duy sáng tạo tốt.

+ Kĩ năng giao tiếp tốt.

+ Nhiệt tình, hăng hái tham gia các công việc của lớp.

+ Có tinh thần, trách nhiệm cao.

+ Vui vẻ, tích cực với mọi người xung quanh.

+ Làm việc có kế hoạch và khoa học.

- Một số điểm yếu:

+ Cầu toàn.

+ Vô tổ chức.

+ Nhạy cảm.

+ Nhút nhát, tự ti.

+ Hiếu thắng.

+ Làm việc không khoa học.

+ Thiếu tập trung.

+ Ngại thay đổi, bảo thủ.

+ Nóng vội.

+ Mất kiên nhẫn, bình tĩnh.

+ Ích kỉ.

+ Dễ nổi nóng.

+ Khả năng tính toán kém.

 

 

 

 

Hoạt động 3: Xác định biểu hiện của sự nỗ lực hoàn thiện bản thân

  1. Mục tiêu: Sau hoạt động, HS sẽ:

- Biết và học hỏi được những tấm gương nỗ lực hoàn thiện bản thân

- Chỉ ra những biểu hiện của sự nỗ lực hoàn thiện bản thân.

  1. Nội dung: GV lần lượt tổ chức cho HS tìm hiểu các nhiệm vụ:
  2. Sưu tầm và kể những câu chuyện về tấm gương nỗ lực hoàn thiện bản thân
  3. Chỉ ra những biểu hiện của sự nỗ lực hoàn thiện bản thân
  4. Chia sẻ khó khăn và cách khắc phục trong việc nỗ lực hoàn thiện bản thân.
  5. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  6. Tổ chức thực hiện:

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Hoạt động trải nghiệm 11 cánh diều

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn

Tải giáo án:

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Giải bài tập những môn khác