Soạn giáo án điện tử ngữ văn 7 chân trời bài: Viết bài văn biểu cảm về con người, sự việc
Giáo án powerpoint Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo mới bài bài: Viết bài văn biểu cảm về con người, sự việc. Giáo án soạn theo tiêu chí hiện đại, đẹp mắt với nhiều hình ảnh, nội dung, hoạt động phong phú, sáng tạo. Giáo án điện tử này dùng để giảng dạy online hoặc trình chiếu. Tin rằng, bộ bài giảng này sẽ hỗ trợ tốt việc giảng dạy và đem đến sự hài lòng với thầy cô.
Còn nữa....Giáo án khi tải về là bản đầy đủ. Có full siles bài giảng!
Nội dung giáo án
CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI TIẾT HỌC HÔM NAY!
KHỞI ĐỘNG
Trong gia đình của mình, người mà em yêu quý nhất là ai?
Em đã từng chứng kiến sự việc nào khiến em ấn tượng nhất?
Tiết...
VIẾT
VIẾT BÀI VĂN BIỂU CẢM VỀ CON NGƯỜI, SỰ VIỆC
NỘI DUNG BÀI HỌC
- Một số điểm cần lưu ý khi viết bài văn biểu cảm về con người, sự việc.
- Phân tích kiểu văn bản
- Đọc văn bản
- Trả lời câu hỏi
III. Viết theo quy trình
- Một số điểm cần lưu ý khi viết bài văn biểu cảm về con người, sự việc.
Bài văn biểu cảm về con người, sự việc có mục đích gì?
Những yêu cầu đối với kiểu này?
- Mục đích:
- Trình bày cảm xúc của người viết về một đối tượng (có thể là con người, sự việc,...).
Yêu cầu đối với kiểu bài:
- Tình cảm trong bài văn phải chân thực, trong sáng.
- Sử dụng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm xúc.
- Kết hợp với miêu tà và tự sự nhằm hỗ trợ cho việc biểu lộ cảm xúc.
Bố cục bài viết gốm ba phần:
- Mở bài: giới thiệu đối tượng biểu cảm, biểu đạt cảm xúc chung vể đối tượng.
- Thân bài: biểu lộ cảm xúc, suy nghĩ cụ thể một cách sâu sắc về đối tượng. Đối với bài văn biểu cảm về con người, người viết cần biểu lộ cảm xúc, suy nghĩ về đặc điểm, tính cách, kì niệm gắn với người đó. Đối với bài văn biểu cảm về sự việc, người viết có thể biểu lộ cảm xúc theo trình tự diễn tiến của sự việc.
- Kết bài: khẳng định lại tình cảm, cảm xúc về đối tượng; rút ra điều đáng nhớ đối với bản thân.
- Phân tích kiểu văn bản
Đọc văn bản
Trả lời câu hỏi
- Trong bài viết trên, người viết đã bộc lộ cảm xúc về điều gì?
Bài viết trên được viết để bộc lộ cảm xúc về lễ đón giao thừa ở quê của người viết.
- b. Tìm trong đoạn mở bài câu văn giới thiệu về sự việc, câu văn thể hiện cảm xúc của người viết đối với sự việc.
- Câu giới thiệu về sự việc là: “Thời gian làm nhòa nhiều thứ, nhưng không sao xóa đi mảnh kí ức đặc biệt trong tôi, về một lần cách đây nhiều năm trước, tôi đã đón cái Tết ở Cần Thơ - mảnh đất cha tôi sinh ra, cũng nơi gieo cho tôi bao nhớ thương”
- Câu văn thể hiện cảm xúc của người viết đối với sự việc là: “Thành phố phồn hoa biết mấy, thế mà tôi lại nặng tình tha thiết với quê hương”
- c. Ở phần thân bài, người viết đã biểu lộ cảm xúc như thế nào về sự việc?
Để làm rõ những cảm xúc ẩy, người viết đã sử dụng những yếu tố hỗ trợ nào?
- Câu giới thiệu về sự việc là: “Thời gian làm nhòa nhiều thứ, nhưng không sao xóa đi mảnh kí ức đặc biệt trong tôi, về một lần cách đây nhiều năm trước, tôi đã đón cái Tết ở Cần Thơ - mảnh đất cha tôi sinh ra, cũng nơi gieo cho tôi bao nhớ thương”
- Câu văn thể hiện cảm xúc của người viết đối với sự việc là: “Thành phố phồn hoa biết mấy, thế mà tôi lại nặng tình tha thiết với quê hương”
- Em có nhận xét gì về cách viết đoạn kết của bài văn?
Ở đoạn kết bài, người viết đã trình bày cảm xúc thương nhớ của mình về kỉ niệm đón giao thừa ở Cần Thơ quê hương.
- Từ bài viết trên, em rút ra được những lưu ý gì về cách viết bài văn biểu cảm về sự việc?
- Tình cảm trong bài văn phải chân thực, trong sáng
- Sử dụng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm xúc
- Kết hợp với miêu tả và tự sự để hỗ trợ cho việc biểu lộ cảm xúc
- Bố cục bài viết gồm ba phần: mở bài, thân bài, kết bài
Giáo án điện tử Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo, giáo án powerpoint Ngữ văn 7 CTST bài: Viết bài văn biểu cảm về con, bài giảng điện tử Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác