Soạn giáo án điện tử ngữ văn 7 chân trời bài: Đọc kết nối chủ điểm: Biết người, biết ta
Giáo án powerpoint Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo mới bài bài: Đọc kết nối chủ điểm: Biết người, biết ta. Giáo án soạn theo tiêu chí hiện đại, đẹp mắt với nhiều hình ảnh, nội dung, hoạt động phong phú, sáng tạo. Giáo án điện tử này dùng để giảng dạy online hoặc trình chiếu. Tin rằng, bộ bài giảng này sẽ hỗ trợ tốt việc giảng dạy và đem đến sự hài lòng với thầy cô.












Còn nữa....Giáo án khi tải về là bản đầy đủ. Có full siles bài giảng!
Nội dung giáo án
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC NGÀY HÔM NAY!
KHỞI ĐỘNG
Em hãy nêu cảm nhận của mình về tranh minh họa bài đọc.
Tiết...
Đọc kết nối chủ điểm
BIẾT NGƯỜI, BIẾT TA
NỘI DUNG
I.Tìm hiểu chung
- Tìm hiểu chi tiết
- Văn bản (1), (2)
- Văn bản (3)
III. Tổng Kết
I.TÌM HIỂU CHUNG
Em hãy nêu thể thơ, thể loại và nguồn dẫn của các văn bản trong bài “Biết người, biết ta”?
- Thể thơ lục bát.
- Thể loại:
- VB (1), (2): Tục ngữ.
- VB (3): Ca dao.
- Trích trong Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam, Vũ Ngọc Phan, NXB Văn học, 2005.
- TÌM HIỂU CHI TIẾT
THẢO LUẬN THEO BÀN
- Hãy nêu nội dung của hai văn bản (1), (2), xác định biện pháp tu từ trong hai văn bản đó và nêu tác dụng của chúng.
- Theo em, trong hoàn cảnh, điều kiện nào thì “châu chấu”, “con sắt” có thể chiến thắng kẻ lớn mạnh hơn mình gấp nhiều lần? Sức mạnh “cơ bắp”, hình thể có phải lúc nào cũng giúp làm nên thắng lợi?
- TÌM HIỂU CHI TIẾT
- Văn bản (1), (2)
Các cặp hình ảnh: châu chấu – xe; con sắt – ông Đùng
à Ẩn dụ cho kẻ yếu thế và kẻ mạnh
Nội dung của 2 văn bản (1) và (2):
Thắng lợi bất ngờ của châu chấu, con sắt trước xe và ông Đùng.
- Ý nghĩa:
- Trong hoàn cảnh, điều kiện đặc biệt, biết dựa vào tình thế và điểm yếu của đối phương, “châu chấu”, “con sắt” có thể chiến thắng kẻ lớn mạnh hơn mình gấp nhiều lần.
- Sức mạnh “cơ bắp”, hình thể không phải lúc nào cũng giúp làm nên thắng lợi.
- Văn bản (3)
Em hãy nêu bài học rút ra được từ văn bản 3.
- Lời tự khoe của trăng hay đèn đều đáng ngờ vì cả hai đều có những hạn chế của mình khi đối mặt với thử thách (mây che, gió thổi).
- Trăng chỉ sáng tỏ khi bầu trời không mây.
- Đèn chỉ đủ sáng trong căn phòng không gió hoặc được che chắn cẩn thận.
III. TỔNG KẾT
NỘI DUNG
Bài học về việc biết người, biết ta có thể giúp yếu thắng mạnh, nhỏ thắng lớn, cũng như cần có đức tính khiêm tốn.
NGHỆ THUẬT
- Sử dụng thể lục bát, hình thức tục ngữ, ca dao quen thuộc với người Việt.
- Sử dụng các biện pháp tu từ:
ẩn dụ, nói quá để tăng sức biểu cảm
cho sự diễn đạt.
LUYỆN TẬP
Các em hãy cho biết mục đích sáng tác ba văn bản trên có gì giống với mục đích sáng tác các truyện ngụ ngôn?
Giống nhau
Mục đích sáng tác giàu tính triết lí
Các bài học thường được gợi ra từ một tình huống, một sự việc nào đó.
Khác nhau
Truyện ngụ ngôn dù ngắn gọn vẫn có đầu có cuối, có sự phát triển của sự việc, câu chuyện,...
Các văn bản lục bát 1 và 2 dù có tình huống, sự việc vẫn là thể loại trực tiếp bộc lộ thái độ quan niệm của tác giả.
Các bài học cuộc sống thường phong phú và cách thể hiện các bài học ấy cũng rất đa dạng: có cả một kho tàng trong văn học dân gian và văn học nói chung.
VẬN DỤNG
Các em hãy viết một đoạn văn khoảng 5 – 7 câu nêu cảm nhận về một trong ba văn bản vừa học.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
Ôn tập lại bài
“Biết người, biết ta.”
Soạn bài: Thực hành tiếng Việt trang 41.
TRÂN TRỌNG CẢM ƠN SỰ QUAN TÂM THEO DÕI CỦA CÁC EM!
Giáo án điện tử Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo, giáo án powerpoint Ngữ văn 7 CTST bài: Đọc kết nối chủ điểm: Biết người,, bài giảng điện tử Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác