Soạn giáo án điện tử công nghệ 7 kết nối bài 15: Nuôi ao cá

Giáo án powerpoint công nghệ 7 kết nối tri thức mới bài bài 15: Nuôi ao cá. Giáo án soạn theo tiêu chí hiện đại, đẹp mắt với nhiều hình ảnh, nội dung, hoạt động phong phú, sáng tạo. Giáo án điện tử này dùng để giảng dạy online hoặc trình chiếu. Tin rằng, bộ bài giảng này sẽ hỗ trợ tốt việc giảng dạy và đem đến sự hài lòng với thầy cô.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Còn nữa....Giáo án khi tải về là bản đầy đủ. Có full siles bài giảng!


Nội dung giáo án

CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BUỔI HỌC NGÀY HÔM NAY

KHỞI ĐỘNG

Truyền thuyết kể rằng dấu vết chân ngựa của Thánh Gióng chạy đến đâu sau này ở đó hình thành hồ ao nuôi cá. Theo các em, có đúng không?

BÀI 15: NUÔI AO CÁ

NỘI DUNG BÀI HỌC

  1. Chuẩn bị ao nuôi và cá giống
  2. Chăm sóc, phòng và trị bệnh cho cá
  • Thu hoạch cá nuôi trong ao
  1. Đo nhiệt độ và độ trong của nước ao
  2. Chuẩn bị ao nuôi và cá giống
  3. Chuẩn bị ao nuôi cá

Sắp xếp các bước trong quy trình chuẩn bị ao nuôi cá theo các gợi ý sau:

  • tát cạn ao
  • hút bùn và làm vệ sinh ao
  • phơi đáy ao
  • bắt sạch cá còn sót lại
  • lấy nước mới vào ao
  • rắc vôi khử trùng ao

Quy trình chuẩn bị ao nuôi cá: tát cạn ao → bắt sạch cá còn sót lại → hút bùn và làm vệ sinh ao → rắc vôi khử trùng ao → phơi đáy ao → lấy nước mới vào ao.

  • Quan sát hình 15.1 và cho biết gia đình và địa phương em thường nuôi cá trong các loại ao nào?
  • Theo em, việc rắc vôi bột khi vệ sinh đáy ao có tác dụng gì?

Tác dụng của việc rắc vôi bột khi vệ sinh đáy ao:

  • Giúp hạ phèn đất và nước, ổn định pH nước, diệt được cá tạp địch hại và cả các mầm bệnh trong ao.
  • Giúp mùn bã đáy ao phân hủy, làm đáy ao tốt hơn do được khoáng hóa, chất lượng nước cũng được cải thiện.
  • Đối với tôm nuôi, chất vôi trong ao còn có tác dụng đến tôm trong việc hình thành vỏ.
  1. Chuẩn bị cá giống

            Đọc thông tin mục I.2, quan sát Bảng 15.1, Hình 15.2  và nêu tóm tắt kĩ thuật chuẩn bị cá giống

Kĩ thuật chuẩn bị cá giống

Yêu cầu về cá giống

  • Đồng đều, khoẻ mạnh, không mang mầm bệnh.
  • Màu sắc tươi sáng, phản ứng nhanh nhẹn, kích cỡ phù hợp.

Vận chuyển cá giống

  • Chứa trong túi nylon/ dụng cụ chuyên dùng chứa nước sạch có cung cấp khi oxygen.
  • Vận chuyển đến ao nuôi vào lúc thời tiết mát như buổi sáng, chiều mát hoặc ban đêm.

Thả cá giống

  • Cá giống được thả từ từ cho quen với môi trường nước mới, thao tác nhanh, nhẹ nhàng, tránh sây sát.
  1. Chuẩn bị cá giống

Liên hệ thực tế: Kể tên các loài thủy sản hiện đang nuôi ở địa phương

HOẠT ĐỘNG CẶP ĐÔI

  • Loài cá nào ăn nổi?
  • Loài cá nào ăn chìm?
  • Loài nào là cá dữ?
  • Loài nào là cá hiền?
  • Cá ăn nổi: cá mè, cá tra, cá lóc, cá basa,…
  • Cá ăn chìm: cá chép, cá trê, cá trắm đen,…
  • Cá dữ: cá Rồng, cá La Hán, cá thần tiên,…
  • Cá hiền: cá trắm cỏ, cá mè, cá chép, cá rô phi,…
  1. Chuẩn bị cá giống
  • Đối với việc nuôi cá, yêu cầu cá giống phải đồng đều để tránh cá lớn nuốt cá bé, cá phải khỏe, không dị hình, dị tật, màu sắc đặc trưng cho loài nuôi cá.
  • Tùy theo diện tích ao lớn hay nhỏ mà chuẩn bị cá giống ít hay nhiều.
  • Chú ý các loài cá nuôi ghép được với nhau, tránh sự cạnh tranh giữa các loài về thức ăn, môi trường sống, ăn thịt lẫn nhau.
  1. Chăm sóc, phòng và trị bệnh cho cá
  2. Thức ăn và cho cá ăn

Đọc thông tin mục II.1, quan sát Hình 15.3 SGK tr.75 trả lời câu hỏi:

  • Hãy cho biết các loại thức ăn được sử dụng trong nuôi cá như thế nào?
  • Nêu cách cho cá ăn.

Các loại thức ăn được sử dụng trong nuôi cá:

  • Khi mới thả cá, dùng thức ăn viên nổi có hàm lượng protein 30-35%, cỡ khoảng 1-2mm.
  • Khi cá lớn, dùng thức ăn viên nổi có hàm lượng protein 28-30%, cỡ 3-4mm.
  • Hằng ngày, cho cá ăn 2 lần.
  • Lượng thức ăn giảm vào những ngày thời tiết xấu, nước ao bẩn.

Cách cho cá ăn:

  • Cho cá ăn bằng tay
  • Sử dụng máy cho ăn tự động được lập trình sẵn chế độ và giờ cho cá ăn

Em hãy cho biết tại sao phải giảm lượng thức ăn vào những ngày thời tiết xấu hoặc khi nước ao bị bẩn

Phải giảm lượng thức ăn vào ngày thời tiết xấu hoặc khi nước ao bị bẩn vì:

  • Thời tiết xấu, cá tập trung ngoi lên ăn, gây thiếu ô xi, nguy hiểm cho sự sống của cá.
  • Nước ao bẩn sẽ ảnh hưởng đến việc bắt mồi, khả năng tiêu hóa và sức khỏe của cá.

Các loại thức ăn cho cá hiện đang được sử dụng nhiều ở nước ta:

  • Thức ăn tự nhiên: động vật lẫn thực vật, có sẵn trong tự nhiên, thực vật phù du, động vật phù du, các vi khuẩn, mùn đáy, chất vẩn…
  • Thức ăn tươi sống: các loại cá trê, trắm cỏ, rô phi..., rau xanh, cá tạp, giun, ốc...
  • Thức ăn tự chế: rau cỏ, cá tạp, ốc , thóc ngâm… phối trộn với các loại bột.
  • Thức ăn công nghiệp: lúa mì, cám gạo; bột ngô; sắn.

Sử dụng internet, sách, báo,... để tìm hiểu về các loại thức ăn cho cá hiện đang được sử dụng nhiều ở nước ta

  1. Quản lí chất lượng ao nuôi cá
  • Hãy nêu một số cách quản lí chất lượng ao nuôi cá

Cách quản lí chất lượng ao nuôi cá:

  • Hàng tuần, bổ sung nước sạch bù đắp phần nước bay hơi, thay nước sạch nếu có thể.
  • Sử dụng chế phảm sinh làm sạch nước ao.
  • Định kì cắt cỏ, vệ sinh quanh ao, hạn chế sự che phủ vào ao nuôi, giữ cho nước ao có màu xanh nõn chuối.
  • Chuẩn bị các thiết bị hỗ trợ nhằm cung cấp oxygen cho cá.

HOẠT ĐỘNG CẶP ĐÔI

Theo em, việc bổ sung nước sạch, hoặc sử dụng thiết bị hỗ trợ như máy bơm, máy quạt nước,.. có tác dụng gì với cá nuôi?

Việc bổ sung nước sạch, hoặc sử dụng thiết bị hỗ trợ như máy bơm, máy quạt nước,.. có tác dụng:

  • Giúp môi trường nước ao sạch, trong lành hơn, có nhiều oxy cho cá hô hấp, phát triển khỏe mạnh nhất có thể.
  • Giúp cho ao nuôi trở nên sạch sẽ hơn, có thể thổi được thức ăn thừa khi cho thủy sản ăn nổi lên mặt nước giúp hỗ trợ cho việc dọn vệ sinh ao nuôi.
  • Giúp giảm được nhiều chi phí vận hành, cải thiện hiệu quả sản xuất và tăng năng suất trong quá trình sử dụng trong việc nuôi cá.
  1. Phòng, trị bệnh cho cá

Hãy nêu cách phòng và trị bệnh cho cá?

Cách phòng bệnh cho cá:

  • Thăm ao hằng ngày.
  • Quan sát hoạt động bơi, bắt mồi, tình trạng thức ăn của cá để kịp thời điều chỉnh thức ăn.
  • Có hiện tượng bất thường, cần quan sát và đưa ra phương án xử lí, liên hệ với kĩ sư thủy sản để được tư vấn kịp thời.

Hãy nêu cách phòng và trị bệnh cho cá?

Cách trị bệnh cho cá:

  • Tùy theo từng bệnh để có cách dùng thuốc và liều lượng phù hợp.
  • Thuốc trộn hòa vào thức ăn, hòa vào nước ao để làm sạch môi trường nước.

HOẠT ĐỘNG CẶP ĐÔI

Hãy chỉ ra những điểm bất thường của cá.

  • Hình 15.6a: Vảy cá chép bị tuột, chảy máu, xuất huyết do virus.
  • Hình 15.6b: Cá mè bị bệnh đốm đỏ do trùng mỏ neo.
  • Hình 15.6c: Cá rô phi bị chướng do thức ăn chất lượng kém
  • Hình 15.6d: Cá trắm cỏ bị bệnh loét đỏ mắt do nhiễm khuẩn.

III. Thu hoạch cá nuôi trong ao

Các hình thức thu hoạch cá nuôi trong ao

Thu tỉa : Đánh bớt những con đạt kích cơ thương phẩm bằng hình thức kéo lưới, lọc con to đem bán trước, con nhỏ để nuôi thêm.

Thu toàn bộ: Cá nuôi trong ao đạt kích cỡ thương phẩm thì tiến hành bơm, tháo cạn bớt 1/3 lượng nước, dùng lưới kéo, tát cạn, bắt sạch cá.

  • Theo em, hình thức "thu tỉa" được áp dụng trong trường hợp nào và có ý nghĩa như thế nào?

Các hình thức thu hoạch cá nuôi trong ao

- Hình thức "thu tỉa" được áp dụng trong trường hợp: khi cá lớn, mật độ cá nuôi dày. 

- Một số dụng cụ thường được sử dụng để thu hoạch cá:

  • Lưới đánh cá
  • Nơm
  • Thuyền
  • Lồng bát quái
  • Rổ lọc cá giống
  • Cái dớn
  1. Đo nhiệt độ và độ trong của nước ao
  2. Thực hành đo nhiệt độ của nước
  3. Vật liệu và dụng cụ
  • Nhiệt kế, dụng cụ đựng nước.
  • Nước để đo nhiệt độ.
  1. Các bước tiến hành
  • B1: Nhúng ngập đầu nhiệt kế vào nước, giữ cố định nhiệt kế từ 5-10 phút.
  • B2: Quan sát và đọc kết quả tương ứng vạch màu đỏ trên nhiệt kế. Ghi kết quả vào vở.
  • B3: Vệ sinh, thu dọn dụng cụ thực hành.
  1. Thực hành đo độ trong của nước
  2. Vật liệu và dụng cụ
  • Đĩa Secchi, dụng cụ đựng nước.
  • Nước.
  1. Các bước tiến hành
  • B1: Cầm vào sợi dây và từ từ thả đĩa Secchi xuống nước cho đến khi không nhìn thấy vạch đen, trắng, xanh. Ghi lại độ sâu của đĩa.
  • Bước 2: Thả đĩa Secchi xuống sâu hơn và ghi lại độ sâu của đĩa.
  • Ghi kết quả 2 lần đo, tính kết quả trung bình và đánh giá độ trong của nước.
  • B3: Thu dọn dụng cụ thực hành, vệ sinh môi trường.

LUYỆN TẬP

TRÒ CHƠI HÁI CAM

Câu hỏi 1. Khi lấy nước mới vào ao nuôi cá, cần chú ý đến vấn đề nào sau đây

  1. Lọc nước qua túi lưới nhằm tránh không cho cá tạp vào ao
  2. Khử trùng nước trước khi lấy nước vào ao
  3. Lọc nước qua túi lưới nhằm không cho các vi sinh vật gây bệnh vào ao
  4. Sử dụng 50% nước cũ, 50% nước mới

Chọn đáp án : A

Câu hỏi 2. Tại sao trong công đoạn chuẩn bị cá giống vào ao nuôi vào thời điểm nào là thích hợp nhất?

  1. Để cá trong đàn cạnh tranh nhau thức ăn
  2. Hi vọng nhanh được thu hoạch
  3. Tránh được tình trạng cá lớn nuốt cá bé
  4. Để tiết kiệm thức ăn và công chăm sóc

Chọn đáp án : C

Câu hỏi 3. Lượng thức ăn cho cá như thế nào là phù hợp?

  1. Khoảng 1-3% khối lượng cá trong ao
  2. Khoảng 3-5% khối lượng cá trong ao
  3. Khoảng 5-7% khối lượng cá trong ao
  4. Khoảng 7-9% khối lượng cá trong ao

Câu hỏi 4. Độ trong thích hợp của ao nuôi cá ở khoảng nào sau đây?

  1. Khoảng 1-3% khối lượng cá trong ao
  2. Khoảng 3-5% khối lượng cá trong ao
  3. Khoảng 5-7% khối lượng cá trong ao
  4. Khoảng 7-9% khối lượng cá trong ao

Chọn đáp án : B

Câu hỏi 5. Người ta thường phòng, trị bệnh cho cá bằng cách nào sau đây:

  1. Trộn thuốc vào thức ăn của cá
  2. Tiêm thuốc cho cá
  3. Bôi thuốc cho cá
  4. Cho cá uống thuốc

Chọn đáp án A

VẬN DỤNG

Câu hỏi. Muốn nuôi được nhiều cá trong một ao và để có năng suất cao thì chúng ta cần làm như thế nào?

Trả lời:

  • Chọn nuôi các loài cá phù hợp.
  • Nuôi cá sống ở các tầng nước khác nhau: ăn nổi, ăn đáy,… và nuôi nhiều loài ăn các thức ăn khác nhau.
  • Mỗi loài có một ổ sinh thái riêng nên làm các loài cá giảm mức độ cạnh tranh về nơi ở và thức ăn với nhau.
  • Nuôi nhiều loài cá khác nhau như thế sẽ tận dụng được nguồn thức ăn trong thiên nhiên và không gian vùng nước, do đó đạt được năng suất cao.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

  • Ôn lại kiến thức đã học
  • Hoàn thành câu hỏi phần Luyện tập, Vận dụng SGK tr.78
  • Đọc và tìm hiểu trước Bài 16: Thực hành lập kế hoạch nuôi cá cảnh

CẢM ƠN CÁC EM ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE BÀI GIẢNG


=> Xem toàn bộ Giáo án điện tử công nghệ 7 kết nối tri thức

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án điện tử công nghệ 7 kết nối tri thức, giáo án powerpoint công nghệ 7 KNTT bài 15: Nuôi ao cá, bài giảng điện tử công nghệ 7 Kết nối

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN WORD LỚP 7 MỚI SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 7 MỚI SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC