Soạn giáo án điện tử âm nhạc 4 KNTT Tiết 7: Thường thức âm nhạc: Giới thiệu đàn tranh; Nghe nhạc: Lý ngựa ô
Giáo án powerpoint âm nhạc 4 kết nối tri thức mới. Giáo án soạn theo tiêu chí hiện đại, đẹp mắt với nhiều hình ảnh, nội dung, hoạt động phong phú, sáng tạo. Giáo án điện tử này dùng để giảng dạy online hoặc trình chiếu. Tin rằng, bộ bài giảng này sẽ hỗ trợ tốt việc giảng dạy và đem đến sự hài lòng với thầy cô.
Xem hình ảnh về giáo án
Còn nữa....Giáo án khi tải về là bản đầy đủ. Có full siles bài giảng!
Nội dung giáo án
CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC MÔN ÂM NHẠC!
KHỞI ĐỘNG
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
- Quan sát hình ảnh, em biết về nhạc cụ dân tộc nào? Gọi tên và nói một số hiểu biết của em về nhạc cụ đó.
- Kể tên một số nhạc cụ dân tộc khác mà em biết không có trong hình minh họa.
Đàn nhị Sáo trúc Trống
Đàn tranh Đàn tỳ bà Đàn bầu
Một số loại nhạc cụ dân tộc:
Đàn đá Đàn gáo Đàn nguyệt Đàn đáy
Đàn tam thập lục Đàn tứ Đàn T’rưng
TIẾT 7
THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC: GIỚI THIỆU ĐÀN TRANH.
NGHE NHẠC: LÝ NGỰA Ô.
PHẦN 1 THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC: GIỚI THIỆU ĐÀN TRANH
- Tìm hiểu về đàn tranh
- Em đã thấy cây đàn tranh ở đâu chưa?
- Em được xem trình diễn đàn tranh chưa? Em được xem ở đâu?
THẢO LUẬN NHÓM
Đọc thông tin và quan sát hình ảnh đàn tranh – SGK tr.18, 19 và trả lời câu hỏi:
- Đàn tranh có hình dáng như thế nào?
- Đàn tranh có mấy dây?
- Người ta chơi đàn tranh bằng cách nào?
- Âm sắc của đàn tranh như thế nào?
- Đàn tranh có thể được sử dụng với những hình thức biểu diễn nào?
Hình dáng
- Là nhạc cụ truyền thống của Việt Nam.
- Hình dáng: hình hộp dài, có 16 dây.
- Khung đàn hình thang có chiều dài khoảng 110 - 120 cm.
- Mặt đàn làm bằng ván gỗ dày khoảng 0,05 cm uốn hình vòm.
- Ngựa đàn nằm ở giữa các dây để di chuyển điều chỉnh âm thanh.
- Chất liệu dây đàn: tơ, kim loại.
Cách chơi
- Người chơi thường đeo 3 móng gảy vào ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa để gảy vào dây đàn.
- Chất liệu móng gảy: kim loại, sừng hoặc đồi mồi.
- Ngón đặc trưng nhất là vuốt trên các dây và gảy dây.
Âm sắc
- Trầm ấm, lúc thì trong trẻo, lanh lảnh, diễn tả được những giai điệu vui, buồn.
Hình thức biểu diễn
- Độc tấu, hoà tấu, đệm cho hát, ngâm thơ.
- Tham gia vào các dàn nhạc dân tộc tổng hợp hoặc kết hợp với dàn nhạc giao hưởng, đàn nhạc điện tử.
Màn trình diễn Bèo dạt mây trôi – Đàn tranh cùng các nhạc cụ dân tộc
- Nghe và cảm nhận âm sắc của đàn tranh qua trích đoạn tác phẩm Xuân quê hương (sáng tác Xuân Khải)
- Em có cảm nhận gì sau khi nghe bản hòa tấu đàn tranh?
- Em đã từng được nghe chưa?
- Em nghe ở đâu?
Kết luận
Bản nhạc hòa tấu đàn tranh tác phẩm Xuân quê hương (sáng tác Xuân Khải) với sự trầm ấm, du dương, mượt mà của nhạc cụ hòa tấu đã mang đến cho người nghe những sự xao xuyến, gợi lên tình cảm yêu quê hương, đất nước.
PHẦN 2
NGHE NHẠC: LÍ NGỰA Ô – DÂN CA NAM BỘ
- Em đã được nghe bản hòa tấu này chưa? Em nghe ở đâu?
- Em nhận ra các nhạc cụ nào trong dàn nhạc?
- Hãy nêu tính chất âm nhạc của bản nhạc?
- Em có thích bản nhạc này không? Vì sao?
- Lý ngựa ô là bài dân ca phù hợp với mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi.
- Bài dân ca chứa đựng những yếu tố vui nhộn, tinh nghịch, thể hiện ước mơ của chàng trai sẽ trở nên giàu có với những đồ dùng quý giá, đắt tiền và lấy được người con gái xinh đẹp mà anh yêu thương.
VẬN DỤNG – TRẢI NGHIỆM
Các em hãy gõ đệm hoặc sáng tạo động tác múa minh hoạ cho bản nhạc Lí ngựa ô
Biểu diễn
Các em hãy biểu diễn những động tác phụ họa cho tác phẩm Lí ngựa ô mà nhóm em đã sáng tạo.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Nghe thêm và cảm nhận âm sắc của đàn tranh qua một số trích đoạn.
- Nghe lại bản hòa tấu dàn nhạc dân tộc bản nhạc Lí ngựa ô – Dân ca Nam Bộ.
- Tìm hiểu trước nội dung: Tiết 8: Tổ chức hoạt động Vận dụng – Sáng tạo.
CẢM ƠN SỰ CHÚ Ý CỦA CÁC EM!
HẸN GẶP LẠI!
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Xem thêm giáo án khác
GIÁO ÁN WORD LỚP 4 MỚI SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 4 MỚI SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN LỚP 4 BỘ SÁCH KHÁC
Giáo án tất cả các môn lớp 4 chân trời sáng tạo
Giáo án tất cả các môn lớp 4 cánh diều