Soạn giáo án điện tử âm nhạc 4 KNTT Tiết 19: Lí thuyết âm nhạc: Dấu lặng; Đọc nhạc: Bài số 3

Giáo án powerpoint âm nhạc 4 kết nối tri thức. Giáo án soạn theo tiêu chí hiện đại, đẹp mắt với nhiều hình ảnh, nội dung, hoạt động phong phú, sáng tạo. Giáo án điện tử này dùng để giảng dạy online hoặc trình chiếu. Tin rằng, bộ bài giảng này sẽ hỗ trợ tốt việc giảng dạy và đem đến sự hài lòng với thầy cô.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Giáo án tải về là giáo án Powerpoint, dễ dàng chỉnh sửa theo ý muốn
  • Giáo án Powerpoint sinh động, hiện đại, nhiều hình ảnh

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay sau khi đặt

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Toán, Tiếng Việt: 450k/môn
  • Các môn còn lại: 300k/môn

=> Nếu đặt trọn Powerpoint  5 môn chủ nhiệm: Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, tự nhiên xã hội, trải nghiệm - thì phí: 1000k

CÁCH ĐẶT TRƯỚC:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Nội dung giáo án

CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC MỚI!

KHỞI ĐỘNG

Cả lớp cùng đọc Rap theo lời thơ sau:

Nào bạn ơi cùng hát

Bài hát về cây xanh

Về thiên nhiên tươi đẹp

Môi trường sống trong lành

Ta cùng nhau gìn giữ

Trái Đất – hành tinh xanh.

  • Bài thơ trên thuộc thể thơ nào?
  • Em đã dùng nhịp gì để đọc rap bài thơ?
  • Nội dung bài thơ muốn truyền tải đến các em điều gì?

>>> 

Bài thơ trên thuộc thể thơ 5 chữ.

Các em có thể sử dụng nhịp tùy theo ý thích để rap.

Bài thơ như lời kêu gọi chung tay bảo vệ lấy môi trường thiên nhiên tươi đẹp của chúng ta.

CHỦ ĐỀ 5: THIÊN NHIÊN TƯƠI ĐẸP

TIẾT 19:

LÝ THUYẾT ÂM NHẠC: DẤU LẶNG - ĐỌC NHẠC: BÀI SỐ 3

01 LÝ THUYẾT ÂM NHẠC: DẤU LẶNG

  1. Nghe và cảm nhận giai điệu
  • Giai điệu vừa nghe các âm thanh phát ra không liên tục mà có sự ngừng nghỉ.
  • Có 4 chỗ ngưng nghỉ ở cuối các dòng nhạc.
  1. Giới thiệu tên gọi và độ dài của dấu lặng

Các em hãy nghe bài hát sau và cho biết: Vai trò của sự ngưng nghỉ và tác dụng của sự ngưng nghỉ trong âm nhạc nói chung và các bài hát, bài đọc nhạc nói riêng.

  • Sự ngưng nghỉ không vang lên của âm thanh được thể hiện bằng các dấu lặng.
  • Độ dài ngưng nghỉ của mỗi dấu lặng bằng độ ngân dài một hình nốt cùng tên.

Lặng tròn nghỉ bằng giá trị của 1 nốt tròn.

Lặng trắng nghỉ bằng giá trị của 1 nốt trắng.

Lặng đen nghỉ bằng giá trị của 1 nốt đen.

Lặng đơn nghỉ bằng giá trị của 1 nốt móc đơn.

Lặng kép nghỉ bằng giá trị của 1 nốt móc kép.

Nhắc lại: Một số hình nốt nhạc

  • Khái niệm: là kí hiệu thể hiện độ ngân dài - ngắn khác nhau của âm thanh.
  • Có 5 hình nốt thường dùng là:
    • Hình nốt tròn
    • Hình nốt trắng
    • Hình nốt đen
    • Hình nốt móc đơn
    • Hình nốt móc kép
  • Tương quan độ dài giữa các nốt nhạc
    • 1 nốt tròn = 2 nốt trắng.
    • 1 nốt trắng = 2 nốt đen
    • 1 nốt đen = 2 nốt móc đơn
    • 1 nốt móc đơn = 2 nốt móc kép.

Hoạt động theo nhóm

Trao đổi về sự giống và khác nhau giữa dấu lặng và hình nốt cùng tên theo các ý sau:

  • Độ dài của dấu lặng đen và hình nốt đen có bằng nhau không?
  • Dấu lặng đen có vang lên âm thanh không?

>>> 

  • Độ dài của dấu lặng đen và hình nốt đen bằng nhau.
  • Dấu lặng đen không vang lên âm thanh.
  1. Đọc và nghỉ đúng độ dài của dấu lặng

Các em hãy đọc các nốt trong khuông nhạc kết hợp với vỗ tay theo theo nhịp và ngưng nghỉ ở các dấu lặng.

02 ĐỌC NHẠC: BÀI SỐ 3

  1. Đọc gam Đô trưởng
  2. Gõ hoặc vỗ tay theo tiết tấu
  • Khi có dấu lặng trong bài đọc nhạc, em cần thể hiện như thế nào?
  • Dấu lặng đen trong bài được nghỉ bằng độ dài của hình nốt nhạc nào?
  1. Đọc nhạc: Bài số 3

Các em hãy đọc lần lượt các nốt nhạc trong bài số 3.

Bài số 3

Đồ                     Son                    Pha   La   Đô    La    Son

Pha                        Mi                          Rê   Pha   Mi    Rê       Đô

Đọc các nét nhạc:

Đồ                  Son                 Pha      La    Đô     La          Son

Pha                   Mi                   Rê     Pha     Mi     Rê         Đô

Các em hãy đọc nhạc toàn bộ Bài số 3 kết hợp vỗ tay theo phách


=> Xem toàn bộ Giáo án điện tử âm nhạc 4 kết nối tri thức

Từ khóa tìm kiếm: Giáo án điện tử âm nhạc 4 kết nối tri thức, soạn giáo án powerpoint âm nhạc 4 kết nối tri thức tiết 19, giáo án điện tử âm nhạc 4 KNTT Tiết 19: Lí thuyết âm nhạc: Dấu lặng; Đọc nhạc: Bài số 3

Xem thêm giáo án khác