Soạn giáo án đạo đức 3 kết nối tri thức bài 7: Khám phá bản thân

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án đạo đức 3 bài 7: Khám phá bản thân sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 6: KHÁM PHÁ BẢN THÂN

BÀI 7: KHÁM PHÁ BẢN THÂN

(5 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được một số điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.
  • Nêu được vì sao phải biết điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.
  • Rèn luyện để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
  • Năng lực riêng:
  • Rèn năng lực phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi.
  • Hình thành kĩ năng nhận thức, quản lí bản thân.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ: có ý thức về nhiệm vụ học tập, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học được ở nhà trường để phát huy điểm mạnh ở bản thân.
  • Trách nhiệm: sử dụng điểm mạnh của bản thân vào thực tế cuộc sống, học tập.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • SGV, SGK, Vở bài tập Đạo đức 3, Giáo án.
  • Tranh ảnh, truyện thơ ca, thành ngữ, tục ngữ, bài hát.
  • Những ví dụ thực tiễn gắn với chủ đề.
  • Thẻ bày tỏ thái độ.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SGK Đạo đức 3, Vở bài tập Đạo đức 3.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS khám phá được điểm mạnh của bản thân qua nhận xét của bạn. 

b. Cách thức tiến hành

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Đi tìm điểm mạnh của bản thân”.

- GV hướng dẫn HS cách chơi:

 

 

 

 

 

 

 

+ Từng HS hỏi ít nhất 5 bạn trong lớp: “Theo bạn, tớ có điểm mạnh gì?” (Lưu ý: Ghi nhớ câu trả lời của bạn để có thể chia sẻ lại với lớp).

+ HS được hỏi cần có cách nhìn tích cực về bạn mình để nói cho bạn biết điểm mạnh

của bạn.

+ Trong khoảng thời gian 10 phút, từng HS vừa đặt câu hỏi cho bạn vừa đưa ra nhận xét về điểm mạnh của bạn.

+ HS chia sẻ với bạn ngồi cạnh về những điểm mạnh của mình mà các bạn đã nhận xét.

- GV gợi ý HS có thể bổ sung thêm ý kiến nhận xét của những người khác về điểm mạnh của mình, không phải chỉ ý kiến của các bạn trong lớp hoặc có thể chia sẻ cả những điều mình băn khoăn về nhận xét nào đó mà mình cảm thấy chưa thật chính xác.

- GV khích lệ một vài HS chia sẻ trước lớp nhận xét của các bạn về điểm mạnh của mình và cảm xúc khi nghe lời nhận xét từ bạn.

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Ai cũng có những điểm mạnh, chúng ta cần phát huy và nhân lên những điểm mạnh của mình. Vậy làm thế nào để nhận biết điểm mạnh (điểm nổi trội), điểm yếu (điểm không nổi trội) của bản thân? Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 7: Khám phá bản thân.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Khám phá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân

a. Mục tiêu: HS bước đầu tự nêu được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát tranh trong SGK tr.43 và trả lời câu hỏi:

+ Các bạn trong tranh tự thấy mình có những điểm mạnh, điểm yếu gì? Các bạn dự định sẽ làm gì để khắc phục điểm yếu đó?

+ Em thấy mình có điểm mạnh, điểm yếu gì?

 

- GV hướng dẫn: HS làm việc cá nhân sau đó chia sẻ với bạn bên cạnh câu trả lời của mình và lắng nghe nhận xét của bạn về điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, đồng thời nhận xét điểm mạnh, điểm yếu của bạn.

- GV mời một vài HS chia sẻ câu trả lời trước lớp.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV kết luận:

+ Các bạn trong tranh đã biết tự nhận thức về điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, đồng thời các bạn cũng đã có kế hoạch để khắc phục những điểm yếu của mình.

+ Mỗi người chúng ta không ai là hoàn hảo. Ai cũng có những điểm mạnh và điểm yếu riêng. Điểm mạnh là những lợi thế, điểm tốt cần được phát huy; điểm yếu là những hạn chế, những gì còn thiếu và chưa tốt cần khắc phục.

Hoạt động 2: Tìm hiểu sự cần thiết phải biết điểm mạnh, điểm yếu của bản thân

a. Mục tiêu: HS hiểu được vì sao phải biết điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.

b. Cách tiến hành

- GV mời đại diện 2 HS đọc 2 tình huống SGK tr.43, 44.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 4 và trả lời câu hỏi:

+ Theo em, nếu cứ nhút nhát, Hà có biết được điểm mạnh của bản thân không? Vì sao?

+ Vì sao Hoà luôn chăm chỉ tập thể dục, ăn uống đủ chất?

+ Theo em, vì sao cần phải biết điểm mạnh, điểm yếu của bản thân?

- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm, GV quan sát và hỗ trợ các nhóm nếu cần thiết.

- GV mời một vài nhóm chia sẻ trước lớp kết quả thảo luận của nhóm mình. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV kết luận:

+ Điểm yếu có thể thay đổi được nếu chúng ta thực sự cố gắng. Mỗi người cần nhìn nhận điểm yếu theo chiều hướng tích cực. Thay đổi một điểm yếu sẽ khiến bản thân tự tin hơn, phát triển theo chiều hướng tốt đẹp hơn.

 

+ Mỗi người cần tập trung vào phát triển điểm mạnh của bản thân. Khi biết cách phát triển điểm mạnh, mỗi người sẽ thành công hơn trong học tập và cuộc sống.

Hoạt động 3: Tìm hiểu cách đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân

a. Mục tiêu: HS biết được cách đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS đọc thông tin về cách khám phá bản thân (đánh giá điểm mạnh, điểm yếu) của bạn Hiền, thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi:

+ Hiền đã khám phá bản thân bằng cách nào?

+ Em còn biết cách nào khác để tự khám phá bản thân?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ. GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS khi cần thiết.

- GV mời 1-2 HS chia sẻ kết quả thảo luận. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV kết luận: Để đánh giá đúng điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, em cần:

+ Luôn tự đánh giá mình qua kết quả của các hoạt động hằng ngày;

+ Lắng nghe nhận xét của người khác về mình;

+ Tích cực tham gia các hoạt động để khám phá các khả năng của bản thân.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Giúp HS củng cố kiến thức và hình thành kĩ năng bày tỏ ý kiến, nhận xét hành vi, xử lí tình huống cụ thể.

b. Cách tiến hành:

Bài tập 1. Bày tỏ ý kiến

- GV nêu yêu cầu: Em đồng tình hoặc không đồng tình với nội dung nào dưới đây về cách khám phá bản thân? Vì sao?

 

- GV quy ước cách bày tỏ ý kiến bằng thẻ (thẻ xanh/đỏ; thẻ mặt cười/mặt mếu).

- GV mời một HS lên trước lớp đọc các ý kiến. Với mỗi ý kiến, GV cho HS giơ thẻ bày tỏ thái độ của mình và giải thích lí do.

- GV yêu cầu HS bày tỏ thái độ qua thẻ và giải thích sự lựa chọn của bản thân.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá.

Bài tập 2. Nhận xét hành vi

- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm đôi, đọc 4 tình huống SGK tr.46 và trả lời câu hỏi: Nêu nhận xét về việc làm của các bạn trong tình huống.

 

 

 

- HS thực hiện nhiệm vụ. GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS khi cần thiết.

- GV mời đại diện các nhóm chia sẻ kết quả thảo luận của nhóm trước lớp. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá.

Bài tập 3. Đưa ra lời khuyên cho bạn

- GV chia lớp thành các nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm: Em sẽ khuyên bạn điều gì?

- GV yêu cầu các nhóm thảo luận để đưa ra lời khuyên và phân công đóng vai.

- GV mời các nhóm lên đóng vai xử lí tình huống của nhóm mình. Các nhóm khác theo dõi, nhận xét lời khuyên của nhóm bạn; đặt câu hỏi cho nhóm bạn nếu chưa rõ.

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV phổ biến cách chơi trò chơi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS tham gia trò chơi theo hướng dẫn của GV.

 

 

 

- HS chia sẻ trước lớp.

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát tranh, làm việc cá nhân và thực hiện nhiệm vụ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

- HS trả lời: Những điểm mạnh, điểm yếu của các bạn trong tranh và cách khắc phục điểm yếu:

+ Điểm mạnh:

·        Bạn nữ: tốt bụng, cẩn thận.

·        Bạn nam: hài hước, trung thực.

+ Điểm yếu:

·        Bạn nữ: nhút nhát.

·        Bạn nam: sợ nước.

+ Cách khắc phục điểm yếu:

·        Bạn nữ: cố gắng mạnh dạn hơn.

·        Bạn nam: mùa hè sẽ đi học bơi.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc tình huống; HS khác lắng nghe, đọc thầm theo, kết hợp quan sát tranh.

 

 

 

- HS thảo luận theo nhóm và thực hiện nhiệm vụ.

 

 

- HS trình bày:

+ Nếu mãi nhút nhát, Hà không thể biết được điểm mạnh của mình. Nhờ sự động viên của Mai, sự giúp đỡ của cô giáo và sự cố gắng của bản thân, Hà đã khám phá ra khả năng của bản thân mà bạn chưa từng biết mình có trước đó.

+ Hoà đã tự nhận thức được mình có điểm yếu là thân hình nhỏ nhắn, gây. Bạn đã lập kế hoạch và thực hiện theo kế hoạch đó để khắc phục điểm yếu của bản thân.

+ Biết về điểm mạnh, điểm yếu của bản thân sẽ giúp em biết cách phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu. Biết rõ những khả năng, khó khăn của bản thân để có thể đặt ra mục tiêu phù hợp đồng thời còn giúp em giao tiếp, ứng xử tốt hơn với người khác.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

- HS đọc thông tin, quan sát tranh.

 

 

- HS thực hiện nhiệm vụ.

 

- HS trả lời:  Hiền đã khám phá bản thân bằng cách:

+ Suy ngẫm và viết ra những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.

+ Hỏi bạn bè, người thân và lắng nghe ý kiến của mọi người để điều chỉnh mình.

+ Tham gia nhiều hoạt động tập thể ở trường, lớp.

+ Lập và thực hiện kế hoạch để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

- HS lắng nghe yêu cầu của GV, đọc các nội dung SGK đưa ra.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

- HS trả lời:

+ Đồng tình với nội dung 1, 2 và 4 về cách khám phá bản thân:

·        Nội dung 1: tham gia các hoạt động ở trường, lớp, nơi ở sẽ giúp chúng ta tiếp xúc với nhiều điều mới lạ, đồng thời tìm kiếm và phát triển các kĩ năng mới của bản thân.

·        Nội dung 2: tự đánh giá kết quả của bản thân để có sự đối chiếu, so sánh, từ đó tìm ra nguyên nhân, cách phát huy điểm tốt và khắc phục điểm yếu.

·        Nội dung 4: sự đánh giá của người khác luôn khách quan và chính xác hơn tự mình đánh giá.

+ Không đồng tình với nội dung 3 và 5 về cách khám phá bản thân:

·        Nội dung 3: ý kiến của bố mẹ tuy quan trọng nhưng ngoài họ, chúng ta còn tiếp xúc với rất nhiều người khác và cách nhìn nhận, đánh giá của mỗi người là không giống nhau.

·        Nội dung 5: chúng ta có thể tự mình tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của bản thân nhưng chắc chắn sẽ không toàn diện và khách quan như khi hỏi  ý kiến của người khác.

 

- HS đọc tình huống.

 

 

- HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm đôi.

- HS trình bày trước lớp:

+ Tình huống 1: Biết điểm yếu của mình là học chưa tốt môn Tiếng Việt nên Tùng đã chăm chỉ đọc sách và nhờ cô giáo hướng dẫn. Điều này cho thấy bạn đã biết tự nhận thức về điểm yếu của bản thân và có biện pháp để khắc phục điểm yếu đó, nhờ vậy bạn đã có nhiều tiến bộ trong việc học môn Tiếng Việt.

+ Tình huống 2: Hoa tỏ ra khó chịu, không quan tâm khi người khác góp ý là không tốt. Bạn cần vui vẻ nghe góp ý từ mọi người để hoàn thiện bản thân.

+ Tình huống 3: Suy nghĩ của Nam không đúng. Mỗi người đều có những điểm mạnh, điểm yếu, không có ai là hoàn hảo, do vậy bạn cần luôn cố gắng để phát

huy các ưu điểm và khắc phục những hạn chế.

+ Tình huống 4: Thu hát hay nhưng không dám hát trước lớp thể hiện bạn còn tự tị, chưa biết tự tin vào điểm mạnh của bản thân, bạn cần mạnh dạn hơn để phát huy điểm mạnh của mình.

 

- HS đọc tình huống.

 

 

- HS thảo luận theo nhóm.

 

- HS đóng vai, xử lí tình huống:

+ Tình huống 1: Minh suy nghĩ như vậy là sai.

à Nếu em là Minh, em sẽ nói với bạn thành công phụ thuộc nhờ năng khiếu nhưng chỉ là phần nhỏ, phần lớn là nhờ nỗ lực không ngừng. Bạn nên chăm chỉ học tập để có thể đạt được những mục tiêu của mình.

+ Tình huống 2: Em không đồng tình với Ngọc.

à Em sẽ khuyên Ngọc suy nghĩ xem bản thân thực sự thích gì và cần gì. Học là cho bản thân bạn, không phải vì bố mẹ thích mà bạn phải chiều theo ý của họ để học thứ mà mình không giỏi.

 


=> Xem toàn bộ Giáo án Đạo đức 3 kết nối tri thức

Từ khóa tìm kiếm:

Soạn giáo án đạo đức 3 kết nối bài 7: Khám phá bản thân, GA word đạo đức 3 kntt bài 7: Khám phá bản thân, giáo án đạo đức 3 kết nối tri thức bài 7: Khám phá bản thân

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN WORD LỚP 3 MỚI SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 3 MỚI SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC