Soạn giáo án công nghệ 3 chân trời sáng tạo bài 6: An toàn với môi trường công nghệ trong gia đình
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Công nghệ 3 bài 6: An toàn với môi trường công nghệ trong gia đình sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 6: AN TOÀN VỚI MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHỆ TRONG GIA ĐÌNH
(2 tiết)
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nhận biết và phòng tránh được một số tình huống không an toàn cho con người từ môi trường công nghệ trong gia đình.
- Báo cho người lớn biết khi có sự cố, tình huống mất an toàn xảy ra.
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động công nghệ.
- Năng lực tự công nghệ:
- Năng lực nhận thức công nghệ: Nhận biết được một số tình huống mất an toàn trong gia đình.
- Năng lực đánh giá công nghệ: Nêu được cách xử lí đối với một số tình huống mất an toàn khi sử dụng sản phẩm công nghệ trong gia đình.
- Năng lực giao tiếp công nghệ: Lựa chọn được cách phòng tránh phù hợp với tình huống gây mất an toàn.
- Phẩm chất
- Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
- PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm.
- Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
- Thiết bị dạy học
- Đối với giáo viên
- Giáo án, SGV Công nghệ 3, SGK Công nghệ 3.
- Tranh ảnh, video clip về tình huống an toàn và mất an toàn với môi trường công nghệ trong gia đình.
- Bảng nhóm, giấy, bút lông.
- Đối với học sinh
- SGK Công nghệ 3.
- Sưu tầm hình ảnh, câu chuyện, tình huống liên quan đến nội dung bài học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC
TIẾT 1
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN |
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Kích thức HS quan sát, phát hiện một số tình huống không an toàn cho con người từ môi trường công nghệ trong gia đình. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, quan sát tranh minh họa phần Khởi động bài học SGK tr. 37 và thực hiện nhiệm vụ: Em hãy tìm trong hình sau những trường hợp không an toàn. - GV mời đại diện 2-3 cặp đôi trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, đánh giá. - GV dẫn dắt HS vào bài học: Chúng ta cần quan sát, nhận biết và phòng tránh những tình huống không an toàn cho con người từ môi trường công nghệ trong gia đình. Để nắm rõ hơn, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 6: An toàn với môi trường công nghệ trong gia đình (Tiết 1). B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ Hoạt động 1: Tìm hiểu tình huống mất an toàn trong gia đình a. Mục tiêu: HS nhận biết được một số tình huống gây mất an toàn trong gia đình. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, quan sát hình SGK tr.38 và thực hiện yêu cầu: Em hãy quan sát các hình ảnh dưới đây, cho biết tình huống nào có thể gây mất an toàn?
- GV mời đại diện 1-2 nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, đánh giá. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy kể lại hoặc nêu một số tình huống mất an toàn mà em đã thấy, đã nghe, đã xem,...trong thực tế. - GV hướng dẫn HS sắm vai mô tả, thực hành sử dụng những sản phẩm an toàn những sản phẩm công nghệ trong gia đình như bật – tắt điện, sử dụng quạt điện, ti vi,.... - GV kết luận: Không chạm tay vào ổ điện, không ngồi xem ti vi gần màn hình, rút phích cắm điện khi không sử dụng đồ dùng điện, tắt/khóa gas sau khi sử dụng,...
|
- HS thảo luận theo nhóm đôi, quan sát tranh minh họa.
- HS trả lời: Những trường hợp không an toàn có thể xảy ra là: + Dùng tay giật dây điện. + Chạm vào ổ điện. + Xoay người làm ngã quạt đang quay. + Dùng tay đưa vào cánh quạt đang quay. + Cốc nước nóng trên bàn đổ xuống,... - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát hình và thải luận theo nhóm đôi, thực hiện yêu cầu.
- HS trình bày: Những tình huống nào có thể gây mất an toàn: + Chạm vào ổ điện + Xem ti vi gần màn hình + Rò khí ga + Cắm quá nhiều đồ dùng điện vào cùng một ổ cắm.
- HS trả lời.
|
TIẾT 2
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN |
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
||||||||||||||||||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Kích thức HS quan sát, vận dụng kiến thức đã học trước một số tình huống không an toàn cho con người từ môi trường công nghệ trong gia đình. b. Cách tiến hành - GV cho HS quan sát hình ảnh về một số trường hợp không an toàn từ môi trường công nghệ trong gia đình và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy nói về những tình huống nguy hiểm có thể xảy ra đối với mỗi nhân vật có trong các hình:
- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, đánh giá. - GV dẫn dắt HS vào bài học: Những sản phẩm công nghệ được sử dụng trong gia đình đem đến cho con người rất nhiều lợi ích. Tuy nhiên, nó cũng có những mặt trái, gây ảnh hưởng cả về sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần cho con người. Mặc dù, ngay từ khi được sinh ra, con người chúng ta đã sống trong môi trường công nghệ, được tiếp xúc với công nghệ nhưng đa số các em lại chưa được trang bị những hiểu biết nhất định để có thể sử dụng các thiết bị công nghệ an toàn. Tiết học ngày hôm nay chúng ta sẽ một lần nữa củng cố một số kiến thức về an toàn với môi trường công nghệ trong gia đình. Chúng ta cùng vào Bài 6: An toàn với môi trường công nghệ trong gia đình (Tiết 2). B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ Hoạt động 1: Luyện tập a. Mục tiêu: HS vận dụng những điều đã học vào cách lựa chọn cách phòng tránh phù hợp với tình huống gây mất an toàn. b. Cách tiến hành Bài tập 1 - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và hoàn thành yêu cầu: Em hãy chọn các cách phòng tránh phù hợp với tình huống gây mất an toàn có trong bảng dưới đây: - GV mời đại diện 2-3 HS trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Hãy thảo luận theo nhóm, trao đổi và kể lại một số tình huống gây mất an toàn mà các em đã thấy, đã nghe, đã xem, thảo luận cách xử lí an toàn, hợp lí. - GV nhận xét, đánh giá. Bài tập 2 - GV nêu nhiệm vụ cho HS: Em hãy chọn những việc làm phù hợp có trong bảng dưới đây để giúp phòng tránh các tình huống mất an toàn khi sử dụng đồ điện trong gia đình? - GV mời đại diện 2-3 HS trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung.
|
- HS quan sát hình ảnh.
- HS trả lời: + Hình 1a: bạn nhỏ đang tắm khi bình nóng lạnh chưa tắt, có thể bị điện giật. + Hình 1b: bạn nhỏ đang bật lửa gần bình gas, nếu bị rò rỉ ga, có thể gây cháy nổ, bỏng, rất nguy hiểm. + Hình 1c: bạn nhỏ đang nhặt vật sắc nhọn bằng tay, không đeo găng tay, có thể dẫn đến đứt tay. + Hình 1d: bạn nhỏ đưa tay đến gần ấm nước đang sôi, có thể dẫn đến bị bỏng. + Hình 1e: bạn nhỏ đang dùng đồ vật chọc vào ổ điện, có thể bị điện giật. + Hình 1g: bạn nhỏ đang nghịch vật sắc nhọn, có thể bị đứt tay. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS làm việc cá nhân.
- HS trả lời:
- HS trả lời.
- HS lắng nghe yêu cầu của GV.
- HS trả lời:
|
Soạn giáo án Công nghệ 3 chân trời bài 6: An toàn với môi trường công, GA word Công nghệ 3 ctst bài 6: An toàn với môi trường công, giáo án Công nghệ 3 chân trời sáng tạo bài 6: An toàn với môi trường công
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác