Soạn giáo án chuyên đề Lịch sử 11 cánh diều CĐ 3 Hoạt động 1: Khái quát về danh nhân trong lịch sử dân tộc

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án chuyên đề Lịch sử 11 CĐ 3 Hoạt động 1: Khái quát về danh nhân trong lịch sử dân tộc sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

                        

CHUYÊN ĐỀ 3: DANH NHÂN TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

(10 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ
  2. Kiến thức

Sau chuyên đề này, HS sẽ:

  • Giải thích được khái niệm danh nhân và nêu được nét chính về vai trò của danh nhân trong lịch sử dân tộc.
  • Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để hiểu được thân thế, sự nghiệp của một số nhà chính trị nổi tiếng, danh nhân quân sự, danh nhân văn hóa, danh nhân trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo và khoa học – công nghệ tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam.
  • Nêu được nhận xét về những đóng góp và đánh giá được vai trò của danh nhân trong lịch sử Việt Nam.
  • Có ý thức trân trọng những đóng góp của các danh nhân tiêu biểu trên các lĩnh vực trong lịch sử dân tộc.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ, tự học: thông qua việc sưu tầm và sử dụng tư liệu để giải quyết các nhiệm vụ học tập tập một cách chủ động.
  • Giao tiếp và hợp tác: thông qua việc hoạt động nhóm, trao đổi, thảo luận để giải quyết các nhiệm vụ học tập về danh nhân trong lịch sử Việt Nam.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: thông qua việc sử dụng các phương pháp học tập tích cực để giải quyết các nhiệm vụ học tập của chuyên đề.

Năng lực riêng:

  • Tìm hiểu lịch sử: thông qua việc sử dụng tư liệu lịch sử để hiểu được thân thế, sự nghiệp của một số nhà chính trị nổi tiếng, danh nhân quân sự, danh nhân văn hóa, danh nhân trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo và khoa học – công nghệ tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam.
  • Nhận thức và tư duy lịch sử: thông qua việc giải thích được khái niệm danh nhân và nêu được nét chính về vai trò của danh nhân trong lịch sử dân tộc; nhận xét về những đóng góp và đánh giá được vai trò của danh nhân trong lịch sử Việt Nam.
  1. Phẩm chất
  • Kính trọng, tự hào, biết ơn và có ý thức trân trọng những đóng góp của các danh nhân tiêu biểu trên các lĩnh vực trong lịch sử dân tộc.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV Chuyên đề học tập Lịch sử 11, Giáo án.
  • Tranh, ảnh, tư liệu có liên quan đến nội dung Danh nhân trong lịch sử Việt Nam.
  • Phiếu học tập.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SGK Chuyên đề học tập Lịch sử 11.
  • Tranh ảnh, tư liệu về Danh nhân trong lịch sử Việt Nam.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo sự hứng thú, kích thích HS muốn khám phá về danh nhân trong lịch sử Việt Nam.
  3. Nội dung: GV trình chiếu cho HS đọc đoạn tư liệu trong bài kí do Trần Nhân Trung soạn khắc trên tấm bia Tiến sĩ đầu tiên dựng năm 1482 tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

- Đoạn tư liệu gợi cho em suy nghĩ gì về vai trò của những bậc hiền tài trong lịch sử dân tộc?

- Hãy chia sẻ hiểu biết của em về một số người nổi tiếng, có nhiều đóng góp đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

  1. Sản phẩm:

- HS nêu suy nghĩ về vai trò của các bậc hiền tài trong lịch sử dân tộc.

- HS trình bày hiểu biết về một số người nổi tiếng, có đóng góp đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu và đọc cho HS đọc tư liệu trong bài kí do Trần Nhân Trung soạn khắc trên tấm bia Tiến sĩ đầu tiên dựng năm 1482 tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám:

“Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì đất nước mạnh và càng lớn lao, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà càng xuống thấp…”.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi:

+ Đoạn tư liệu gợi cho em suy nghĩ gì về vai trò của những bậc hiền tài trong lịch sử dân tộc?

+ Hãy chia sẻ hiểu biết của em về một số người nổi tiếng, có nhiều đóng góp đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Bia Tiến sĩ dựng tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội)

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc đoạn tư liệu, vận dụng hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số HS xung phong trình bày suy nghĩ về về vai trò của những bậc hiền tài trong lịch sử dân tộc và hiểu biết về một số người nổi tiếng, có nhiều đóng góp đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận:

+ Vai trò của những bậc hiền tài trong lịch sử dân tộc:

  • Giữa hiền tài và vận mệnh đất nước có mối quan hệ khăng khít, bền chặt. Các bậc hiền tài có vai trò quyết định đến sự thịnh – suy của một đất nước. Họ không những họ đóng vai trò quyết định trong công cuộc chống giặc ngoại xâm, giữ yên bề cõi mà còn có đống góp rất lớn về mặt giáo dục, kinh tế, ngoại gia, văn hóa thuật… Mỗi một hiền nhân đều là một vì sao sáng chói về đạo đức và tài năng.
  • Câu nói “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” của Thân Nhân Trung không chỉ dừng lại ở xã hội thời Lê mà vẫn còn nguyên giá trị đến ngày nay, khi giáo dục đang trở thành quốc sách hàng đầu, khi văn hoá, khoa học và đội ngũ trí thức đang giữ một vai trò cực kỳ quan trọng trong sự nghiệp kiến quốc đất nước.

+ Một số người nổi tiếng, có nhiều đóng góp đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc: Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Quang Trung – Nguyễn Huệ, Tuệ Tĩnh, Lê Quý Đôn,…

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Lịch sử dựng nước và giữ nước, xây dựng và phát triển đất nước mấy nghìn năm của dân tộc đã sản sinh ra không biết bao nhiêu danh nhân. Họ chính là những hiền tài góp sức mình vào công cuộc xây dựng, bảo vệ nền độc lập và phục hưng quốc gia dân tộc. Chuyên đề này sẽ giúp các em tìm hiểu các danh nhân, hiểu và trân trọng những đóng góp của họ đối với lịch sử dân tộc Việt Nam. Chúng ta cùng vào Chuyên đề 3 – Danh nhân trong lịch sử Việt Nam.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

HOẠT ĐỘNG 1: KHÁI QUÁT VỀ DANH NHÂN TRONG LỊCH SỬ DÂN TỘC

Hoạt động 1.1. Tìm hiểu về khái niệm danh nhân

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu về khái niệm danh nhân.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Hình 2, mục Em có biết, thông tin mục I.1 SGK tr.47, 48 và trả lời câu hỏi: Giải thích khái niệm danh nhân.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về khái niệm danh nhân và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt: Có nhiều khái niệm về danh nhân khác nhau, chúng ta sẽ tìm hiểu khái niệm chung, cơ bản và bao quát về danh nhân.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác thông tin mục I.1 SGK tr.47 và trả lời câu hỏi: Giải thích khái niệm danh nhân.

- GV tiếp tục dẫn dắt: Danh nhân có thể là những nhà chính trị, nhà quân sự, nhà văn hóa, nhà khoa học,…tùy theo lĩnh vực hoạt động của họ. Trong lịch sử Việt Nam, có nhiều nhân vật nổi tiếng được tôn vinh là danh nhân.

- GV mở rộng kiến thức, cho HS liên hệ và trả lời câu hỏi: + Em hãy kể tên một số danh nhân trong lịch sử Việt Nam mà em biết.

+ Trình bày một số hiểu biết về một danh nhân cụ thể.

- GV cung cấp thêm cho HS hình ảnh, video về một số danh nhân trong lịch sử dân tộc (Đính kèm phía dưới Hoạt động 1).

- GV hướng dẫn HS khai thác Hình 2, đọc mục Em có biết SGK tr.48 để hiểu rõ hơn về sự kiện Kỉ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

   

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục, tư liệu do GV cung cấp và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS giải thích khái niệm danh nhân.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về khái niệm danh nhân.

- GV chuyển sang nội dung mới.

I. Khái quát về danh nhân trong lịch sử dân tộc

1. Khái niệm danh nhân

Danh nhân là người nổi tiếng, có công hiến nổi bật, có ảnh hưởng lớn đến cộng đồng và được xã hội ghi nhận.

Trả lời câu hỏi liên hệ, mở rộng:

Lịch sử dân tộc có nhiều nhân vật lịch sử, kiệt xuất. Tất cả 14 nhân vật kiệt xuất trong lịch sử dựng nước và giữ nước đã đi vào lòng dân tộc, được nhân dân tôn kính, thờ phụng ở rất nhiều nơi.

Huyền thoại Quốc Tổ Hùng Vương

Hai Bà Trưng

Lý Nam Đế

Ngô Quyền

Đinh Bộ Lĩnh

Lê Hoàn

Lý Công Uẩn

Lý Thường Kiệt

Trần Nhân Tông

Trần Hưng Đạo

Lê Lợi

Nguyễn Trãi

Nguyễn Huệ

Chủ tịch Hồ Chí Minh

https://www.youtube.com/results?search_query=hai+b%C3%A0+tr%C6%B0ng

https://www.youtube.com/watch?v=BvCEokUxj3E

https://www.youtube.com/watch?v=-oonZoAk57s

https://www.youtube.com/watch?v=r9jfNDdzAQ4

https://www.youtube.com/watch?v=jEcMA9fFQ4w

https://www.youtube.com/watch?v=-234M2tlpKQ

(GV cho HS xem video tùy thời gian và thực tế giảng dạy tại lớp học)

Ví dụ cụ thể: Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, vị anh hùng dân tộc gắn liền với ba lần chiến thắng quân xâm lược Mông – Nguyên, để lại một dấu son chói lọi trong lịch giữ nước của dân tộc Việt Nam và mang tầm thời đại ở thế kỉ XIII. Lịch sử vốn khách quan, lòng dân là công tâm nhất. Không ai có thể phong “thánh” cho ai, mà “thánh” xuất phát từ lòng dân, sống mãi trong lòng dân. Vì vậy mà dân gian có câu “Thương dân, dân lập đền thờ”.


=> Xem toàn bộ Giáo án chuyên đề Lịch sử 11 cánh diều

Từ khóa tìm kiếm:

Soạn giáo án chuyên đề Lịch sử 11 cánh diều CĐ 3 Hoạt động 1: Khái quát về, GA word chuyên đề Lịch sử 11 cd CĐ 3 Hoạt động 1: Khái quát về, giáo án chuyên đề Lịch sử 11 cánh diều CĐ 3 Hoạt động 1: Khái quát về

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 11 CÁNH DIỀU

 

GIÁO ÁN XÃ HỘI 11 CÁNH DIỀU