Soạn giáo án chuyên đề Lịch sử 11 cánh diều CĐ 1 Hoạt động 3: Tìm hiểu nghệ thuật thời Lê Trung hưng và thời Nguyễn (P2)

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án chuyên đề Lịch sử 11 CĐ 1 Hoạt động 3: Tìm hiểu nghệ thuật thời Lê Trung hưng và thời Nguyễn (P2) sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

 

Hoạt động 3.2. Tìm hiểu về nghệ thuật thời Nguyễn

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về nghệ thuật kiến trúc

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS mô tả được những nét cơ bản về nghệ thuật kiến trúc thời Nguyễn thông qua hoạt động trải nghiệm thực tế hoặc sưu tầm tranh, ảnh, tài liệu.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, khai thac Hình 29, 30, tư liệu, mục Em có biết, thông tin trong mục 1a SGK tr.21, 22 và trả lời câu hỏi:

- Mô tả những nét cơ bản về nghệ thuật thời Nguyễn và rút ra nhận xét.

- Giới thiệu một công trình kiến trúc nổi bật của kinh thành Huế.

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về những nét cơ bản về nghệ thuật kiến trúc thời Nguyễn và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về nghệ thuật kiến trúc

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, khai thac Hình 29, 30, tư liệu, mục Em có biết, thông tin trong mục 1a SGK tr.21, 22 và trả lời câu hỏi: Mô tả những nét cơ bản về nghệ thuật thời Nguyễn và rút ra nhận xét.

- GV cho HS quan sát thêm một số hình ảnh về kiến trúc thời Nguyễn:

Đàn Xã Tắc (Huế)

Đền Bà Triệu (Thanh Hóa)

- GV liên hệ, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Giới thiệu một công trình kiến trúc nổi bật của kinh thành Huế.

- GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Vì sao kiến trúc tôn giáo thời Nguyễn không còn nở rộ như thời Lê trung hưng?

(Gợi ý: Các vua triều Nguyễn đề cao Nho giáo, không còn tôn sùng Phật giáo như thời các chúa Nguyễn. Có giai đoạn vua Gia Long, vua Tự Đức còn cấm nhân dân không được xây chùa mới).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận cặp đôi, khai thác hình ảnh, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS mô tả những nét cơ bản về nghệ thuật kiến trúc thời Nguyễn và rút ra nhận xét.

- GV mời đại diện 2 HS trả lời 2 câu hỏi mở rộng.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Kiến trúc thời Nguyễn phát triển mạnh mẽ, có sự kế thừa kiến trúc truyền thống qua các thời kì trước đó, để lại nhiều dấu ấn trong lịch sử kiến trúc Việt Nam.

+ Tiếp thu những nét đặc sắc về kiến trúc của Trung Hoa và vận dụng hiệu quả kiến trúc thành quân sự phòng ngự Vô-băng của Pháp.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

2. Nghệ thuật thời Nguyễn

a. Kiến trúc

- Kiến trúc cung đình:

+ Quần thể kiến trúc kinh thành Huế rộng lớn, đa dạng: Kinh thành, Hoàng Thành, Tử cấm thành.

●       Trung tâm của Kinh thành Huế là khu Đại Nội (140 công trình).

●       Mỗi công trình có chức năng riêng biệt, được xây dựng và trang trí độc đáo (Ngọ Môn, Điện Thái Hòa,…).

●       Ở ngoại ô có các lăng tẩm.

+ Xây dựng nhiều thành trì ở Cao Bằng, Hà Nội, Vĩnh Long,…

- Kiến trúc tôn giáo và tín ngưỡng dân gian:

+ Kiến trúc tôn giáo không còn nở rộ, nhưng chùa, tháp vẫn được trùng tu, xây dựng mới. Tiêu biểu là chùa Dâu, chùa Phật Tích (Bắc Ninh), chùa Keo (Thái Bình), chùa Thiên Mụ (Huế), chùa Tam Bảo (Kiên Giang),…

+ Xây mới, tu sửa đình làng tiếp tục được duy trì. Việc xây dựng đình làng ở Nam Bộ phổ biến hơn. Tiêu biểu là đình thần Hưng Long (Bình Phước), đình Mỹ Kiên (Kiên Giang), đình Tân Lộc Đông (Cần Thơ),…

 

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về nghệ thuật điêu khắc

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS mô tả được những nét cơ bản về nghệ thuật điêu khắc thời Nguyễn thông qua hoạt động trải nghiệm thực tế hoặc sưu tầm tranh, ảnh, tài liệu.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo 4 nhóm, khai thác Hình 31 – 33, thông tin trong mục 2b SGK tr.23, 24 và hoàn thành Phiếu học tập số 6: Mô tả những nét cơ bản về nghệ thuật điêu khắc thời Nguyễn.
  3. Sản phẩm: Phiếu học tập số 6 của HS và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về nghệ thuật điêu khắc

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm.

- GV yêu cầu các nhóm thảo luận, khai thác Hình 31 – 33, thông tin trong mục 2b SGK tr.23, 24 và và hoàn thành Phiếu học tập số 6: Mô tả những nét cơ bản về nghệ thuật điêu khắc thời Nguyễn.

   

https://www.youtube.com/watch?v=YZwIGb476TQ

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 6

Nội dung

Điêu khắc

cung đình

Điêu khắc

dân gian

Những nét cơ bản

 

 

Mô tả một tác phẩm tiêu biểu

 

 

Rút ra nhận xét

 

 

- GV cho HS quan sát thêm hình ảnh về điêu khắc thời Nguyễn:

Cửu vị thần công (Huế)

- GV liên hệ, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Giới thiệu một sản phẩm điêu khắc thời Nguyễn mà em ấn tượng nhất.

- GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Vì sao dưới thời Nguyễn, hình tượng rồng được đắp nổi bằng sành sứ trở thành chủ đề trang trí phổ biến ở các công trình kiến trúc cung đình, kiến trúc tôn giáo và tín ngưỡng dân gian?

(Gợi ý: Nhà Nguyễn lấy Nho giáo làm hệ tư tưởng cai trị, vua nắm quyền lực cao nhất; rồng là biểu tượng cho uy quyền và sức mạnh của nhà vua, hầu hết các công trình kiến trúc cung đình và kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng dân gian ở các địa phương đều có biểu tượng rồng).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận cặp đôi, khai thác hình ảnh, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS mô tả những nét cơ bản về nghệ thuật điêu khắc thời Nguyễn và rút ra nhận xét.

- GV mời đại diện 2 HS trả lời 2 câu hỏi mở rộng.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

b. Điêu khắc

Kết quả Phiếu học tập số 6 đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 2.

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 6

Nội dung

Điêu khắc cung đình

Điêu khắc dân gian

Những nét cơ bản

- Điêu khắc nổi bật với nghệ thuật khảm sành sứ và đắp vữa gắn sành, sứ trong lăng tẩm của các vua nhà Nguyễn như điện Thái Hòa, điện Kiến Trung, cung An Định, lăng Minh Mạng,…

- Chạm khắc trên bia đá, tạc tượng (người hoặc con vật), chạm trổ trên gỗ, tạo hoa văn trang trí trên đồng, hình tượng tứ linh (long, li, quy, phượng) phổ biến.

- Hình tượng rồng và phượng có mặt ở mọi công trình kiến trúc trong kinh thành Huế, lăng tẩm.

- Tiếp nối phong cách thời Lê trung hưng, gồm chạm trổ trên gỗ đá, đúc chuông, đúc tượng Phật,…

- Ở phía Nam, nhiều ngôi chùa, đình tại các làng, xã, nhà ở, lăng mộ của người giàu có chạm khắc đá, khảm sành sứ, đắp vữa tạo thành hình nổi về các con vật trong “tứ linh”, “tứ quý”.

Mô tả một tác phẩm tiêu biểu

Cửu đỉnh ở Khu di tích Đại Nội Huế:

- Trong các công trình điêu khắc thời Nguyễn, Cửu đỉnh được coi là kiệt tác tiêu biểu nhất. Cửu đỉnh đặt tại sân Thế Miếu, được đúc tại Huế từ cuối năm 1835 đến đầu năm 1837.

- Trên thân mỗi đỉnh chạm khắc 17 bức hoạ tiết và 1 bức hoạ thư với các chủ đề như: tinh tú, núi sông, cửa biển, lãnh hải, cửa ải, hoa cỏ, động vật, binh khí, xe thuyền,...

- Cửu đỉnh vừa là biểu tượng uy quyền của triều đình quân chủ, tượng trưng cho đế nghiệp muôn đời bền vững, vừa thể hiện ước mơ về sự trường tồn của Vương triều Nguyễn và sự giàu đẹp của đất nước.

- Công trình cũng được xem là hình ảnh đất nước Việt Nam thu nhỏ và được coi là “bộ bách khoa thư” của Việt Nam.

Rút ra nhận xét

Nghệ thuật điêu khắc thời Nguyễn phát triển phong phú, đa dạng, có mặt trong mọi công trình kiến trúc từ cung đình tới dân gian. Có sự tiếp nối ý tưởng, đề tài, phương pháp tạo hình của các thế kỉ trước.

Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu về nghệ thuật mĩ thuật

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS mô tả được những nét cơ bản về mĩ thuật thời Nguyễn thông qua hoạt động trải nghiệm thực tế hoặc sưu tầm tranh, ảnh, tài liệu.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Hình 34, 35, mục Em có biết, thông tin trong mục 2c SGK tr.24 và trả lời câu hỏi: Mô tả những nét cơ bản về mĩ thuật thời Nguyễn và rút ra nhận xét.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về những nét cơ bản về mĩ thuật thời Nguyễn, nhận xét và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu về nghệ thuật mĩ thuật

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Hình 34, 35, mục Em có biết, thông tin trong mục 2c SGK tr.24 và trả lời câu hỏi: Mô tả những nét cơ bản về mĩ thuật thời Nguyễn và rút ra nhận xét.

Hình 34. Hoa văn trên bộ ấm chén uống trà

đời vua Minh Mạng

Hình 35. Cảnh cày ruộng (tranh làng Sình)

- GV cho HS quan sát thêm hình ảnh về mĩ thuật thời Nguyễn:

Tranh gương minh họa thơ

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, khai thác hình ảnh, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

GV mời đại diện 1 – 2 HS mô tả những nét cơ bản về mĩ thuật thời Nguyễn và rút ra nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Dấu ấn tiêu biểu của hội họa thời Nguyễn là những bức tranh trang trí kết hợp với thơ văn ở các công trình kiến trúc, gắn với chủ đề tứ linh, tứ quý, rồng, hạc, cây cỏ, hoa lá, chim muông,…

+ Xuất hiện dòng tranh gương (tranh kính) trong cung đình do triều Nguyễn đặt hàng từ Trung Quốc.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

c. Mĩ thuật

- Việc trang trí nội thất cung đình được các vua triều Nguyễn rất chú trọng. Vật dụng cá nhân, đồ dùng hằng ngày của vua, hoàng tộc (ấm chén uống trà, bát ăn, đĩa),… được chế tác công phu, tinh xảo.

- Mĩ thuật dân gian tiếp tục phát triển, nhiều loại hình, sử dụng nhiều chất liệu khác nhau:

+ Các dòng tranh dân gian (tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống, tranh Kim Hoàng, tranh làng Sình tiếp tục phát triển.

+ Chủ đề là phong cảnh làng quê, cuộc sống thường ngày (chăn trâu, thổi sáo, cày ruộng,…) nhân vật lịch sử (Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo,…).

 


=> Xem toàn bộ Giáo án chuyên đề Lịch sử 11 cánh diều

Từ khóa tìm kiếm:

Soạn giáo án chuyên đề Lịch sử 11 cánh diều CĐ 1 Hoạt động 3: Tìm hiểu nghệ, GA word chuyên đề Lịch sử 11 cd CĐ 1 Hoạt động 3: Tìm hiểu nghệ, giáo án chuyên đề Lịch sử 11 cánh diều CĐ 1 Hoạt động 3: Tìm hiểu nghệ

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Tất cả các bài đều soạn như mẫu ở trên

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 350k/cả năm

=> Khi đặt, nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT TRƯỚC: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 11 CÁNH DIỀU

 

GIÁO ÁN XÃ HỘI 11 CÁNH DIỀU