Soạn giáo án chuyên đề Khoa học máy tính 11 kết nối tri thức Bài 6: Ý tưởng và kĩ thuật chia để trị

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án chuyên đề Khoa học máy tính 11 Bài 6: Ý tưởng và kĩ thuật chia để trị sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHUYÊN ĐỀ 2: THỰC HÀNH THIẾT KẾ THUẬT TOÁN THEO KĨ THUẬT CHIA ĐỂ TRỊ

BÀI 6. Ý TƯỞNG VÀ KĨ THUẬT CHIA ĐỂ TRỊ

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Biết và giải thích được ý tưởng của kĩ thuật chia để trị thông qua một số bài toán đơn giản.
  • Nêu được mối quan hệ giữa kĩ thuật chia để trị và đệ quy.
  • Thực hiện được tìm kiếm nhị phân bằng kĩ thuật đệ quy dưới ý tưởng của chia để trị.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ: Biết lựa chọn các nguồn tài liệu học tập phù hợp.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xác định và tìm hiểu được các thông tin liên quan đến vấn đề, đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề trong bài học.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

Năng lực tin học:

  • Hình thành, phát triển năng lực giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông.
  1. Phẩm chất:
  • Hình thành ý thức trách nhiệm, tính cẩn thận khi làm việc nhóm, phẩm chất làm việc chăm chỉ, chuyên cần để hoàn thành một nhiệm vụ.
  • Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học ở nhà trường vào thực tiễn.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, Giáo án;
  • Máy tính đã cài đặt Python và máy chiếu;
  • Hình ảnh hoặc công cụ hỗ trợ mô phỏng trò chơi tìm viên bi giả.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, vở ghi.
  • Điện thoại có cài sẵn phần mềm Python (nếu có).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu:

- HS làm quen với những hiện tượng, sự vật trong cuộc sống có liên quan đến ý tưởng và kĩ thuật chia để trị.

- Kích thích sự tò mò cho người học.

  1. Nội dung: GV cho các nhóm HS trao đổi để nhận ra các tính chất chung nhất của các hiện tượng và đưa ra lời giải của bài toán này.
  2. Sản phẩm học tập: HS dựa vào kiến thức và hiểu biết cá nhân để đưa ra câu trả lời.
  3. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu hình ảnh cân thăng bằng (hình 6.1) cho HS quan sát

- GV đặt vấn đề: Có 5 viên bi giống hệt nhau, biết rằng trong các viên bi này có một viên bi giả và viên bi giả này nặng hơn các viên bi còn lại.

- GV đặt câu hỏi yêu cầu HS thảo luận: Chỉ cần một cái cân thăng bằng, em hãy tìm ra viên bi giả đó. Cần ít nhất bao nhiêu lần cân để tìm ra viên bi giả?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe, suy nghĩ và đưa ra câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi.

- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương câu trả lời của HS.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta vào bài học ngày hôm nay - Bài 6. Ý tưởng và kĩ thuật chia để trị.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu ý tưởng của kĩ thuật chia để trị

  1. Mục tiêu: Tìm hiểu lời giải bài toán – trò chơi tìm viên bi giả, từ đó dẫn đến mô hình ý tưởng của kĩ thuật chia để trị.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS tìm hiểu Hoạt động 1 SGK trang 28, đọc thông tin mục 1, thảo luận nhóm và xây dựng kiến thức mới.
  3. Sản phẩm học tập: HS nêu được ý tưởng của kĩ thuật chia để trị và trả lời được các Câu hỏi củng cố kiến thức SGK trang 30.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu thảo luận để hoàn thành Hoạt động 1 SGK trang 28:

1. Hãy trình bày cách giải bài toán tìm bi giả với 5 viên bi.

2. Trường hợp tổng quát có n viên bi cách làm như thế nào?

3. Ý tưởng chia để trị để giải bài toán tìm bi giả được thể hiện như thế nào?

- GV yêu cầu các nhóm tìm hiểu lời giải của bài toán tìm viên bi giả, sau đó trình bày hoặc biểu diễn cách chơi.

- Sau khi HS trả lời, GV chốt lại cách chơi, từ đó giới thiệu phương pháp chia để trị và các bước giải bài toán này.

- GV cho HS thảo luận cặp đôi, trả lời Câu hỏi (SGK – tr30) để củng cố kiến thức:

+ Câu 1: Với n = 9, bài toán tìm bi giả cần tối đa bao nhiêu lần cân?

+ Câu 2: Mô tả bước "kết hợp" của bài toán 9 viên bi trên.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm HS tìm hiểu lời giải của bài toán viên bi giả trong SGK.

- HS thảo luận nhóm, hoàn thành bài tập phần Câu hỏi.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

- Đại diện các nhóm xung phong trả lời Câu hỏi (SGK – tr30)

Câu 1: Với 9 viên bi, số lần cân tối đa là 3 lần.

Câu 2: Mô tả chi tiết cách cân của 9 viên bi.

Bước 1: Phân tách số bi thành 4 + 4 + 1 và cân 2 nhóm 4 viên. Nêu cân cân bằng thì tìm ngay 1 viên bi kia là bi giả. Nếu cân không cân bằng thì lấy ra 4 viên bên nặng hơn và thực hiện tiếp

Bước 2. Thực hiện tiếp đệ quy giải bài toán với 4 viên bi đã chọn. Kết quả của bước này sẽ tìm được ngay viên bi giả.

- Các HS còn lại nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, bổ sung, tuyên dương ghi điểm các nhóm làm tốt.

- GV tổng kết lại nội dung.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

1. Ý tưởng chia để trị

- Hoạt động 1

1. Với 5 viên bi, lần cân đầu tiên chúng ta lấy 4 viên bi, đặt 2 viên bi ở hai bên cân.

Trường hợp 1: Nêu cân thăng bằng thì xác định được viên bi còn lại chưa cân là bi giả.

Trường hợp 2: Nêu cân bị lệch, ta sẽ xác định bên nặng hơn chứa bi giả. Lấy hai viên bi ở bên nặng hơn và cân mỗi bên một viên, ta sẽ xác định được viên bi giả.

2. Tổng quát: Sau một lần cân, từ bài toán n viên bi sẽ dẫn đến bài toán với [n/2] viên bi. Khi bài toán dẫn đến còn hai hoặc ba viên bi thì chỉ cần một lần cân nữa sẽ tìm được viên bi giả.

3. Từ bài toán gốc luôn chia thành các bài toán có kích thước nhỏ hơn, ở đây là [n/2]. Khi số bi còn lại là 2 thì bài toán rất đơn giản để có thể giải quyết ngay, đó là trị. Sau khi trị xong, kết hợp lại cả quá trình để tổng hợp kết quả chung sẽ giải quyết được bài toán gốc.

*Kết luận

- Sơ đồ ý tưởng chia để trị:

- Kĩ thuật chia để trị là phương pháp thiết kế thuật toán theo 3 giai đoạn: chia (divide), trị (conquer) và kết hợp (combine). Bài toán gốc sẽ được chia thành các bài toán với kích thước nhỏ hơn, sau đó sẽ trị (giải quyết) các bài toán với kích thước nhỏ hơn, cuối cùng kết hợp các kết quả để giải quyết bài toán ban đầu.

- Kĩ thuật chia để trị thường sử dụng kĩ thuật đệ quy ở bước chia (divide) và bước trị (conquer).

Hoạt động 2. Tìm hiểu thuật toán tìm kiếm nhị phân

  1. Mục tiêu:

- HS biết và hiểu được cách hiểu mới của thuật toán tìm kiếm nhị phân theo kĩ thuật chia để trị.

- HS biết được độ phức tạp thời gian của thuật toán tìm kiếm nhị phân và nhận biết được tính ưu việt của phương pháp chia để trị.

  1. Nội dung: GV yêu cầu HS tìm hiểu Hoạt động 2, 3 SGK trang 30,31, đọc thông tin mục 2, thảo luận nhóm và xây dựng kiến thức mới.
  2. Sản phẩm học tập: HS nêu được kĩ thuật chia để trị thông qua tìm kiếm nhị phân và trả lời được các Câu hỏi củng cố kiến thức SGK trang 31,32.
  3. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu kĩ thuật chia để trị thông qua tìm kiếm nhị phân

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu thảo luận để hoàn thành Hoạt động 2 SGK trang 30:

Quan sát lại một lần nữa thuật toán tìm kiếm nhị phân trên dãy các phần tử đã sắp xếp và liên hệ với phương pháp chia để trị.

- GV nhắc lại phương án đệ quy của bài toán tìm kiếm nhị phân đã được học trong Bài 2 và diễn giải thuật toán này bằng phương pháp chia để trị.

- GV kết luận về nội dung thuật toán tìm kiếm nhị phân.

- GV cho HS thảo luận cặp đôi, trả lời Câu hỏi (SGK – tr31) để củng cố kiến thức:

+ Câu 1: Trong thuật toán tìm kiếm nhị phân trên, phần cơ sở là các lệnh nào?

+ Câu 2: Mô tả các bước thực hiện thuật toán tìm kiếm nhị phân khi left = right.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm HS tìm hiểu thuật toán tìm kiếm nhị phân  trong SGK.

- HS thảo luận nhóm, hoàn thành bài tập phần Câu hỏi.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

- Đại diện các nhóm xung phong trả lời Câu hỏi (SGK – tr31)

Câu 1: Phần cơ sở là các lệnh tại dòng 10,11.

Câu 2: Trường hợp left = right các bước thực hiện như sau:

Bước 1. Tính mid = left.

Bước 2. Nếu A[mid] = K thì trả về mid.

Bước 3. Nếu A[mid] ≠ K thì;

Bước 3.1. Nếu mid < K thì gọi đệ quy đến A [mid + 1..right] và trả về -1.

Bước 3.2. Nếu mid > K thì gọi đệ quy đến A [left..mid – 1] và trả về -1.

- Các HS còn lại nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, bổ sung, tuyên dương ghi điểm các nhóm làm tốt.

- GV tổng kết lại nội dung.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

2. Thuật toán tìm kiếm nhị phân

- Hoạt động 2

Bài toán gốc của tìm kiếm nhị phân như sau:

Cho trước dãy A gồm n phần tử đã được sắp xếp theo thứ tự tăng dần:

A[0] ≤ A[1] ≤ … ≤ A[n-1]

Cho trước giá trị cần tìm K. Cần tìm chỉ số k của dãy A sao cho A[k] = K. Nếu tìm thấy trả về k, nếu không thấy trả về -1.

- Thuật toán tìm kiếm nhị phân được mô tả bởi hàm đệ quy binarySearch(A, left, right, K) như sau:

 

*Kết luận

- Thuật toán tìm kiếm nhị phân là một triển khai của kĩ thuật chia để trị của bài toán tìm kiếm trên dãy các phần tử đã sắp xếp.

Nhiệm vụ 2. Đánh giá độ phức tạp thời gian của thuật toán tìm kiếm nhị phân

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu thảo luận để hoàn thành Hoạt động 3 SGK trang 31:

Đọc, quan sát phân tích sau để biết được tính vượt trội của tìm kiếm nhị phân với tìm kiếm tuần tự, biết được vai trò của kĩ thuật chia để trị trong thiết kế thuật toán.

- GV trình bày độ phức tạp thời gian của thuật toán tìm kiếm nhị phân T(n) = O(logn) theo mô tả trong sách.

- GV nhấn mạnh kết quả T(n) = O(logn) của tìm kiếm nhị phân so với tìm kiếm tuần tự là T(n) = O(n), là một bậc thời gian tốt hơn hẳn. Qua đó thấy được tính ưu việt hơn hẳn của tìm kiếm nhị phân, tức là chia để trị, so với tìm kiếm tuần tự, tức là tư duy tự nhiên.

- GV kết luận về độ phức tạp thời gian của thuật toán tìm kiếm nhị phân.

- GV cho HS thảo luận cặp đôi, trả lời Câu hỏi (SGK – tr32) để củng cố kiến thức:

+ Câu 1: Tìm chính xác số phép toán đơn cần thực hiện trong thuật toán tìm kiếm nhị phân nếu dãy gốc chỉ có 1 phần tử.

+ Câu 2: Tìm số phép toán đơn cần thực hiện trong thuật toán trên nếu dãy có 2 phần tử.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm HS tìm hiểu về đánh giá độ phức tạp của thuật toán tìm kiếm nhị phân trong SGK.

- HS thảo luận nhóm, hoàn thành bài tập phần Câu hỏi.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

- Đại diện các nhóm xung phong trả lời Câu hỏi (SGK – tr31)

Câu 1: Nếu dãy gốc có 1 phần tử thì số phép toán đơn tối đa là 4.

Câu 2: Trường hợp dãy gốc có 2 phần tử. Số phép toán đơn được tính như sau:

- Các dòng 2, 3, 4 mỗi dòng cần thực hiện 1 phép tính.

- Các dòng tiếp theo sẽ gọi đệ quy tại dòng 7, 9 sẽ sử dụng nhiều nhất là 4 phép tính nữa.

=> Vậy tổng số phép tính đơn nhiều nhất là 3 + 4 = 7.

- Các HS còn lại nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, bổ sung, tuyên dương ghi điểm các nhóm làm tốt.

- GV tổng kết lại nội dung.

- GV chuyển sang nội dung luyện tập.

2. Thuật toán tìm kiếm nhị phân

- Hoạt động 3

Trong mọi trường hợp chúng ta có công thức sau cho trường hợp tổng quát:

T(n) = T(n/2) + O(1)

Vậy không mất tổng quát có thể giả thiết tồn tại hằng số C sao cho:

T(1) = C  (1)

T(n) = T(n/2) + C    (2)

Từ các công thức (1) và (2) có thể chứng minh được T(n) = O(logn).

- Theo công thức (2) ta có:

T(n) = T(2k) = T(2k-1) + C

= T(2k-2) + C + C = T(2k-2) + 2C = …

= T(20) + kC // theo công thức (1)

= (k+1)C

= C.k + C = C.log2n + C = O(log2n).

*Kết luận

Thuật toán tìm kiếm nhị phân có độ phức tạp thời gian O(logn), tốt hơn hẳn so với tìm kiếm tuần tự với thời gian chạy là O(n)

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức, hoàn thành bài tập phần Luyện tập.
  3. Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thảo luận.
  4. Sản phẩm học tập: HS áp dụng ý tưởng và kĩ thuật chia để trị để giải các bài toán.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, hoàn thành các bài tập:

Bài 1. Viết chương trình hoàn chỉnh nhập một dãy số đơn điệu tăng từ bàn phím, các số cách nhau bởi dấu cách. Sau đó, nhập số K bất kì từ bàn phím và thực hiện việc tìm kiếm số K trong dãy trên. Nếu tìm thấy thì trả lại chỉ số của phần tử có giá trị K, ngược lại trả về – 1.

Bài 2. Cho trước danh sách gồm có tên, điểm thi và được sắp xếp theo thứ tự tăng dần của điểm thi, ví dụ danh sách: [["Bình", 7.5], ["Hoa", 8], ["An", 9], ["Quang", 10]]. Viết chương trình nhập một điểm số và tìm tên học sinh có điểm thi bằng điểm số đã nhập, nếu không tìm thấy thì thông báo "không có".

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận, viết chương trình giải bài toán.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV đại diện của 1 nhóm lên bảng thực hiện trên máy và chạy thử chương trình.

- HS khác quan sát, nhận xét, sửa bài (nếu có).

Kết quả:

Bài 1: Chương trình có thể như sau:

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 


=> Xem toàn bộ Giáo án chuyên đề Khoa học máy tính 11 kết nối tri thức

Từ khóa tìm kiếm:

Soạn giáo án chuyên đề Khoa học máy tính 11 kết nối Bài 6: Ý tưởng và kĩ thuật chia, GA word chuyên đề Khoa học máy tính 11 kntt Bài 6: Ý tưởng và kĩ thuật chia, giáo án chuyên đề Khoa học máy tính 11 kết nối tri thức Bài 6: Ý tưởng và kĩ thuật chia

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 11 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án Toán 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử toán 11 kết nối tri thức

Giáo án Vật lí 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử vật lí 11 kết nối tri thức
Giáo án Hóa học 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Hóa học 11 kết nối tri thức
Giáo án Sinh học 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Sinh học 11 kết nối tri thức

Giáo án Công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức

Giáo án Tin học ứng dụng 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Tin học ứng dụng 11 kết nối tri thức
Giáo án Khoa học máy tính 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Khoa học máy tính 11 kết nối tri thức

GIÁO ÁN XÃ HỘI 11 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án Ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giáo án Lịch sử 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Lịch sử 11 kết nối tri thức

Giáo án Địa lí 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử địa lí 11 kết nối tri thức
Giáo án Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức

GIÁO ÁN LỚP 11 CÁC MÔN CÒN LẠI