Soạn giáo án chuyên đề Khoa học máy tính 11 kết nối tri thức Bài 4: Bài toán Tháp Hà Nội
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án chuyên đề Khoa học máy tính 11 Bài 4: Bài toán Tháp Hà Nội sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 4: BÀI TOÁN THÁP HÀ NỘI
- MỤC TIÊU
- Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Biết và trình bày được lời giải bài toán Tháp Hà Nội sử dụng kĩ thuật đệ quy.
- Thực hành được trình bày và lập trình giải bài toán Tháp Hà Nội.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ: Biết lựa chọn các nguồn tài liệu học tập phù hợp.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xác định và tìm hiểu được các thông tin liên quan đến vấn đề, đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề trong bài học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.
Năng lực tin học:
- Hình thành, phát triển năng lực giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông.
- Sử dụng được ngôn ngữ lập trình bậc cao, qua đó phát triển tư duy điều khiển và tự động hóa.
- Phẩm chất:
- Hình thành ý thức trách nhiệm, tính cẩn thận khi làm việc nhóm, phẩm chất làm việc chăm chỉ, chuyên cần để hoàn thành một nhiệm vụ.
- Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học ở nhà trường vào thực tiễn.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- Với bài học này cần các công cụ trực quan để giúp HS dễ hiểu hơn khi tiếp cận bài toán này. Có thể dùng các công cụ mô tả các đĩa và cọc, hoặc dùng hình ảnh, hoặc dùng phần mềm mô phỏng. Dưới đây là một link mô phỏng như vậy:
https://scratch.mit.edu/projects/781207755/
- SGK, SGV, Giáo án;
- Máy tính đã cài đặt Python và máy chiếu;
- Hình ảnh, sơ đồ minh họa cho các bước thực hiện trên một mẫu dữ liệu đơn giản hoặc có thể sử dụng các phần mềm mô phỏng thuật toán để minh họa thêm trong quá trình giảng dạy.
- Đối với học sinh
- SGK, vở ghi và kiến thức về Python cơ bản, kiến tức về đệ quy và hàm đệ quy.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu:
- HS làm quen với những hiện tượng, sự vật trong cuộc sống có liên quan đến khái niệm đệ quy sẽ học trong bài.
- Kích thích sự tò mò cho người học.
- Nội dung: GV cho các nhóm HS trao đổi để nhận ra các tính chất chung nhất của các hiện tượng, khái niệm này và tìm thêm nhiều ví dụ khác trong thực tế
- Sản phẩm học tập: HS dựa vào kiến thức và hiểu biết cá nhân để đưa ra câu trả lời.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV dẫn dắt:
Năm 1883, tại một số tỉnh thành của Việt Nam và tại Pháp xuất hiện một trò chơi được quảng cáo với tên "Tháp Hà Nội" (La tour d'Hanoi). Trò chơi nàyđược bán rộng rãi và theo một tờ quảng cáo vào thời
gian đó là sẽ trao giải hàng triệu francs cho ai có
thể giải được tất cả các mức từ tháp nhất đến cao
nhất là 64 đĩa. Trong tờ rơi đó cũng đưa ra con số
18 446 744 073 709 561 615 buớc chuyển cho
trường hợp 64 đĩa và khuyến cáo rằng sẽ cần hàng tỉ năm đẻ giải được trò chơi này.
Trò chơi như sau: có ba cái cọc (ví dụ cọc 1, 2, 3) và n cái đĩa được xếp tại cọc 1 theo thứ tự to dàn từ trên xuống. Yêu cầu chuyên n đĩa này sang cọc 3 với điều kiện là được dùng cọc 2 làm trung gian, mối lằn chỉ được phép chuyển 1 đĩa và không cho phép đặt đĩa to chồng lên đĩa nhỏ.
Em hãy suy nghĩ và thử giải trò chơi trên với n = 1, 2.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe, suy nghĩ và đưa ra câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời HS trả lời câu hỏi.
- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương câu trả lời của HS.
- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Làm thế nào để giải được bài toán Tháp Hà Nội bằng cách sử dụng kĩ thuật đệ quy. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu - Bài 4: Bài toán tháp Hà Nội.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Mô tả bài toán Tháp Hà Nội
- Mục tiêu: HS biết được lời giải tường minh bằng hình ảnh của bài toán Tháp Hà Nội với các trường hợp nhỏ, n = 1,2,3.
- Nội dung: GV yêu cầu HS tìm hiểu Hoạt động 1 SGK trang 19, đọc thông tin mục 1, thảo luận nhóm và xây dựng kiến thức mới.
- Sản phẩm học tập: HS nêu được khái niệm đệ quy và trả lời được các Câu hỏi củng cố kiến thức SGK trang 21.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu thảo luận để hoàn thành Hoạt động 1 SGK trang 19: Đọc, tìm hiểu bài toán Tháp Hà Nội và thực hiện giải trò chơi này với số lượng đĩa nhỏ (1,2,3). Em có nhận xét gì về lời giải bài toán với n = 1, 2, 3? - GV cho HS xem sơ đồ lời giải bài toán với các trường hợp nhỏ n = 1,2, 3 hoặc cho HS xem chương trình mô phỏng lời giải bài toán này, từ đó HS có thể trao đổi, thảo luận để đưa ra các nhận xét ban đầu của mình. - GV cho HS thảo luận cặp đôi, trả lời Câu hỏi để củng cố kiến thức: Câu 1: Mô tả lời giải bài toán với trường hợp n = 1, 2, 3 ở trên (không dùng hình vẽ mô tả). Câu 2: Mô tả lời giải bài toán với n = 1, 2, 3 nếu yêu cầu là di chuyền các đĩa từ cọc 1 Sang cọc 2 (cọc 3 là cọc trung gian). Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS chia nhóm, thảo luận để trả lời Hoạt động 1 SGK trang 19. - HS tìm hiểu khái niệm đệ quy và các ví dụ minh họa. - HS làm việc nhóm đôi để trả lời Câu hỏi củng cố kiến thức. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả Hoạt động 1. - HS xung phong phát biểu khái niệm đệ quy và nêu các ví dụ. - GV gọi 1 - 2 HS trả lời Câu hỏi. - GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, tổng kết, chuyển sang nội dung tiếp theo. |
1. Mô tả bài toán Tháp Hà Nội - Hoạt động 1: Với n = 1 ta có H(1) = 1 Các bước của bài toán được mô tả ở hình 4.3 SGK tr20. Với n = 2 ta có H(2) = 3 Các bước của bài toán được mô tả ở hình 4.4 SGK tr20. Với n = 3 ta có H(3) = 7 Các bước của bài toán được mô tả ở hình 4.5 SGK tr21. Câu hỏi: Câu 1. Mô tả bằng lời lời giải bài toán Tháp Hà Nội: chuyển n dĩa từ cọc 1 sang cọc 3, lấy cọc 2 làm trung gian. - Với n = 1, chỉ cẩn 1 bước. - Với n =2, cần 2 bước. Chuyển đĩa 1 từ cọc 1 sang cọc 2 Chuyển đĩa 2 từ cọc 1 sang cọc 3 Chuyển đĩa 1 từ cọc 2 sang cọc 3 - Với n =3, cần 6 bước. Chuyển đĩa 1 từ cọc 1 sang cọc 3 Chuyển đĩa 2 từ cọc 1 sang cọc 2 Chuyển đĩa 1 từ cọc 3 sang cọc 2 Chuyển đĩa 3 từ cọc 1 sang cọc 3 Chuyển đĩa 1 từ cọc 2 sang cọc 1 Chuyển đĩa 2 từ cọc 2 sang cọc 3 Chuyển đĩa 1 từ cọc 1 sang cọc 3 Câu 2. Bài toán chuyển n đĩa từ cọc 1 sang cọc 2, lẩy cọc 3 làm trung gian. - Với n=2 Chuyển đĩa 1 từ cọc 1 sang cọc 3 Chuyển đĩa 2 từ cọc 1 sang cọc 2 Chuyển đĩa 1 từ cọc 3 sang cọc 2 - Với n=3. Chuyển đĩa 1 từ cọc 1 sang cọc 2 Chuyển đĩa 2 từ cọc 1 sang cọc 3 Chuyển đĩa 1 từ cọc 2 sang cọc 3 Chuyển đĩa 3 từ cọc 1 sang cọc 2 Chuyển đĩa 1 từ cọc 3 sang cọc 1 Chuyển đĩa 2 từ cọc 3 sang cọc 2 Chuyển đĩa 1 từ cọc 1 sang cọc 2 |
Hoạt động 2: Ý tưởng lời giải bài toán Tháp Hà Nội
- Mục tiêu: HS hiểu được ý tưởng thiết kế đệ quy của lời giải bài toán Tháp Hà Nội.
- Nội dung: GV đọc và yêu cầu thực hiện Hoạt động 2 SGK trang 21, trả lời Câu hỏi SGK trang 22.
- Sản phẩm học tập: HS hiểu được ý tưởng thiết kế đệ quy của lời giải bài toán Tháp Hà Nội.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu thảo luận để hoàn thành Hoạt động 2 SGK trang 21: Đọc, trao đổi để hiểu được ý tưởng thiết kế đệ quy cho lời giải bài toán Tháp Hà Nội. - GV lần lượt cho các nhóm lên trình bày lời giải chỉ tiết cho các trường hợp n = 1,2, 3, từ đó rút ra quy luật đệ quy. GV chốt kiến thức đưa ra sơ đồ lời giải tổng quát. - GV cho HS thảo luận cặp đôi, trả lời Câu hỏi để củng cố kiến thức: Viết sơ đồ chi tiết giải bài toán Tháp Hà Nội cho trường hợp n = 4. Tính H(4). Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS chia nhóm, thảo luận để trả lời Hoạt động 2 SGK trang 21. - HS làm việc nhóm đôi để trả lời Câu hỏi củng cố kiến thức. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả Hoạt động 2. - HS xung phong phát biểu ý tưởng giải bài toán Tháp Hà Nội. - GV gọi 1 - 2 HS trả lời Câu hỏi. - GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, tổng kết, chuyển sang nội dung tiếp theo. |
2. Ý tưởng lời giải bài toán Tháp Hà Nội Đề mô tả phép chuyển đĩa k từ cọc i đến cọc j chúng ta dùng kí hiệu sau: k:i j //chuyển đĩa k từ cọc i sang cọc j. a) Trường hợp n = 1 1: 1 3 b) Trường hợp n = 2 1: 1 2 2: 1 3 1: 2 3 c) Trường hợp n = 3 Bước 1: 1: 1 3 2: 1 2 1: 3 2 Bươc 2: 3: 1 3 Bước 3: 1: 2 1 2: 2 3 1: 1 3 → Kết luận: Ý tường giải bài toán Tháp Hà Nội có n đĩa từ cọc 1 sang cọc 3 như sau: Bước 1. Chuyền n - 1 đĩa từ cọc 1 sang cọc 2 lấy cọc 3 làm trung gian. Bước 2. Chuyển đĩa n từ cọc 1 sang cọc 3. Bước 3. Chuyển n -1 đĩa từ cọc 2 sang cọc 3 lấy cọc 1 làm trung gian. Câu hỏi: Sơ đồ lời giải cho n = 4. Chuyển n đĩa từ cọc 1 sang cọc 3, lấy cọc 2 làm trung gian. |
--------------- Còn tiếp ---------------
=> Xem toàn bộ Giáo án chuyên đề Khoa học máy tính 11 kết nối tri thức
Soạn giáo án chuyên đề Khoa học máy tính 11 kết nối Bài 4: Bài toán Tháp Hà Nội, GA word chuyên đề Khoa học máy tính 11 kntt Bài 4: Bài toán Tháp Hà Nội, giáo án chuyên đề Khoa học máy tính 11 kết nối tri thức Bài 4: Bài toán Tháp Hà Nội
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Xem thêm giáo án khác
GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 11 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án Toán 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử toán 11 kết nối tri thức
Giáo án Vật lí 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử vật lí 11 kết nối tri thức
Giáo án Hóa học 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Hóa học 11 kết nối tri thức
Giáo án Sinh học 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Sinh học 11 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức
Giáo án Tin học ứng dụng 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Tin học ứng dụng 11 kết nối tri thức
Giáo án Khoa học máy tính 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Khoa học máy tính 11 kết nối tri thức
GIÁO ÁN XÃ HỘI 11 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án Ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giáo án Lịch sử 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Lịch sử 11 kết nối tri thức
Giáo án Địa lí 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử địa lí 11 kết nối tri thức
Giáo án Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
GIÁO ÁN LỚP 11 CÁC MÔN CÒN LẠI
Giáo án Hoạt động trải nghiệm 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Hoạt động trải nghiệm 11 kết nối tri thức
GIÁO ÁN LỚP 11 BỘ SÁCH KHÁC
Giáo án tất cả các môn lớp 11 cánh diềuGiáo án tất cả các môn lớp 11 chân trời sáng tạo