Soạn giáo án buổi 2 Ngữ văn 11 CTST Bài 5 Văn bản 2: Sống hay không sống - đó là vấn đề

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án buổi 2 Ngữ văn 11 Bài 5 Văn bản 2: Sống hay không sống - đó là vấn đề sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

ÔN TẬP BÀI 5: BĂN KHOĂN ĐI TÌM LẼ SỐNG

ÔN TẬP VĂN BẢN 2: SỐNG HAY KHÔNG SỐNG - ĐÓ LÀ VẤN ĐỀ

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Củng cố kiến thức đã học về văn bản Sống hay không sống – đó là vấn đề.
  • Luyện tập theo văn bản Sống hay không sống – đó là vấn đề.
  1. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của bi kịch như: xung đột, hành động, lời thoại, nhân vật, cốt truyện, hiệu ứng thanh lọc qua VB Sống hay không sống – Đó là vấn đề.
  • Phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, sự kiện, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm; nhận xét được những chi tiết quan trọng trong việc thể hiện nội dung của VB kịch qua VB Sống hay không sống – Đó là vấn đề.
  • Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của tác phẩm qua VB Sống hay không sống – Đó là vấn đề.
  1. Phẩm chất
  • Trân trọng lẽ sống cao đẹp, có ý thức suy nghĩ và thể hiện chủ kiến trước các vấn đề của đời sống.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án;
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Ngữ văn 11.
  • Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi, theo dõi đoạn video tóm tắt vở kịch Hamlet và thực hiện yêu cầu.
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, theo dõi đoạn video tóm tắt vở kịch Hamlet và trả lời câu hỏi: Trong vở kịch Hamlet, thông điệp lớn nhất mà em nhận được là gì?

- Link video: https://www.youtube.com/watch?v=QTu39aMg_mU (0:06 – 4:53).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày kết quả trước lớp.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV có thể gợi mở như sau: Qua vở kịch Hamlet, chúng ta thấy được bộ mặt xã hội mà kịch của Shakespeare phản ánh. Đó là một xã hội không mấy tốt đẹp, ham quyền, đoạt lợi, ham danh vọng để chà đạp lên con người. Tình nghĩa cha con, tình vợ chồng, tình nghĩa ruột thịt đã tan biến để nhường chổ cho những tham vọng mới. Đây được xem là một đóng góp sáng tạo của Shakespeare cho bi kịch của thế giới.    

- Giới thiệu bài học: Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng ôn tập lại kiến thức văn bản Sống hay không sống – Đó là vấn đề.

  1. CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức văn bản Sống hay không sống – Đó là vấn đề.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS ôn tập văn bản Sống hay không sống – Đó là vấn đề.
  4. Sản phẩm học tập: HS nhắc lại kiến thức chung về văn bản Sống hay không sống – Đó là vấn đề và chuẩn kiến thức của GV.
  5. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1: Hiểu biết chung về văn bản

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, dựa vào kiến thức đã học, thực hiện yêu cầu sau:

- Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Sếch-xpia và văn bản Sống hay không sống – Đó là vấn đề.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Nhắc lại kiến thức bài học về nội dung

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi, trả lời những câu hỏi sau:

+ Lời thoại của các nhân vật trước khi Hamlet xuất hiện cho thấy điều gì về bầu không khí xã hội bao quanh chàng?

+ Nhận xét việc thể hiện ý thức của Hamlet về mối quan hệ giữa nhan sắc và đức hạnh trong thời đại đảo điên.

+ Nêu nhận xét chung về tâm trạng của Hamlet thể hiện qua lời độc thoại. Theo mạch suy tưởng của Hamlet, lời độc thoại có thể chia làm mấy phần, nội dung từng phần là gì?

+ Có thể xác định cách hiểu của Hamlet về “sống” và “không sống” như thế nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2HS mỗi nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu các thành viên còn lại trong lớp lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 3: Tổng kết

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, trả lời sau:

 Từ nội dung văn bản “Sống hay không sống – Đó là vấn đề”, nêu giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, thực hiện yêu cầu.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại 1 – 2 HS trình bày kết quả.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

1. Hiểu biết chung về văn bản

a. Tác giả

- Sinh ra trong một gia đình bình thường, kết thúc sự nghiệp học hành tại nhà trường ở tuổi 14, khởi nghiệp bằng chân giữ ngựa rồi nhắc vở tại một nhà hát, vậy mà William Shakespeare lại có thể viết ra những tác phẩm làm thay đổi sân khấu kịch của một đất nước, một thời đại cùng những vần thơ say đắm lòng người bao thế hệ, lưu tên tuổi của mình đến muôn đời.

- Ông đã sống hết mình và đón nhận luồng gió mát lành của thời đại Phục Hưng để viết nên nhiều tác phẩm bất hủ như: “Romeo và Juliet”, “Giấc mộng đêm hè”, “Hamlet”, “Othello”, “Vua Lear”, “Macbeth”... cùng hơn một trăm bài thơ Sonnet (thơ trữ tình ngắn) nổi tiếng.

b. Tác phẩm

- Bi kịch năm hồi Hamlet là sáng tác đỉnh cao của Sếch-xpia, được viết trong khoảng thời gian 1599-1601.

- Câu chuyện hoàng tử xứ Đan Mạch thời Trung cổ là Hamlet trả thù cho cha từng được ghi lại trong biên niên sử tử cuối thế kỉ XII của Xắc-xơ Gram-ma-ti-cút, được Phơ-răng-xoa đơ Ben-phóc kể lại vào năm 1576.

- Sếch-xpia có lẽ đã dựa vào bản kể này để xây dựng vở bi kịch của mình với nhiều sáng tạo: Ông đặt nhân vật vào bối cảnh hậu kì Phục hưng, khi lí tưởng nhân văn chủ nghĩa lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc bởi xung đột với thực tại lịch sử nghiệt ngã. Cảm quan u tối về thực tại và ý chí đấu tranh khẳng định lí tưởng nhân văn chủ nghĩa của nhân vật trong vở kịch bắt nguồn từ đó.

- Đoạn trích Sống hay không sống? - Đó là vấn đề thuộc Hồi thứ III trong vở kịch Hamlet.

2. Nhắc lại kiến thức bài học

a. Lời thoại của các nhân vật trước khi Hamlet xuất hiện

- Ý nghĩa lời thoại của các nhân vật trước khi Hamlet xuất hiện: đều nói về cuộc gặp gỡ giữa các quan với chàng về việc thăm bệnh cho chàng. Còn vua và hoàng hậu thì thể hiện sự quan tâm đến chàng.

 - Các lời thoại trước khi Hamlet xuất hiện cho thấy được thái độ của các nhân vật đối với Hăm – lét. Nhà vua, hoàng hậu đều cố gắng tra xét xem Hamlet có thật sự bị điên hay không.

ð Ta thấy được sự độc ác, toan tính thâm độc của các nhân vật.

b. Việc thể hiện ý thức của Hamlet về mối quan hệ giữa nhan sắc và đức hạnh trong thời đại đảo điên.

- Hamlet ý thức được nhan sắc và đức hạnh là điều nghịch lí. Thế nhưng hiện tại, nhan sắc có mãnh lực biến đức hạnh thành phóng đãng, nhưng đức hạnh không thể nào kép nhan sắc vào khuôn khổ nết na. Ngay cả Ô-phê-li-a của hiện tại cũng vậy, nàng cũng chỉ đang dò la về thái độ của Hăm – lét cho nhà Vua và Hoàng hậu, chứ sự thật cũng không có ý gì tốt đẹp ở đây.

- Nhan sắc thì như vậy, nhưng đức hạnh thì đã thay đổi như chính tấm lòng của con người vì những toan tính cá nhân hay nghịch cảnh chi phối, mọi thứ đều có thể thay đổi.

c. Tâm trạng của Hamlet thể hiện qua lời độc thoại

- Nhận xét: Tâm trạng của Hăm – lét rất hỗn loạn, chàng không biết mình nên đưa ra lựa chọn nào mới là tốt nhất.

- Theo mạch suy tưởng của Hamlet, lời độc thoại có thể chia ra làm 3 phần:

+ Phần 1 (Từ “Sống, hay không sống-đó là vấn đề… quý hơn?”): sự lựa chọn giữa sự sống và cái chết → Đặt ra lời mở đầu cho màn độc thoại bằng một câu hỏi tu từ

+ Phần 2 (Tiếp… chưa hề biết tới?): Nghĩ về cái chết → Định nghĩa khái niệm cái chết và những suy ngẫm về cuộc đời của Hamlet.

+ Phần 3 (còn lại): Suy nghĩ về cuộc đời → Lời kết thể hiện rõ nội tâm đang giằng xé, đấu tranh kịch liệt của Hamlet trong hoàn cảnh éo le của chính mình.

d. Cách hiểu của Hamlet về “sống” và “không sống”

- Theo Hamlet “sống” và “không sống” mang khái niệm trừu tượng: chịu đựng tất cả những sự khổ đau, bất hạnh mà người khác ban lại, hay là chúng ta đấu tranh lại nó và kéo theo bao đau khổ cho người khác.

ð Đây là xung đột về mặt nội tâm của của nhân vật Hăm-lét, đó là sự mâu thuẫn giữa việc đấu tranh để bảo vệ chính mình trước hiện thực xấu xa hay cứ sống chịu đựng với lý tưởng nhân văn. 

ð Đây là một cách hiểu khá sáng tạo và mang theo tầm nhìn lớn, khi nhân vật đang đấu tranh tư tưởng giữa việc nên báo thù hay không.

3. Tổng kết

a. Nội dung

- Văn bản không chỉ nêu lên tư tưởng, chủ đề của tác phẩm mà con nêu lên những suy ngẫm về bản tính của con người, những trăn trở, lo âu của con người trong cuộc sống đầy gian nan, vất vả, những rủi ro vẫn đang thường trực xảy ra. 

b. Nghệ thuật

- Nhờ tài năng của Shakespeare mà các tác phẩm của ông đã để lại những ấn tượng nhờ tài năng xây dựng nhân vật trong tác phẩm kịch độc đáo, tinh tế, các tình huống kịch hấp dẫn gây nên những ấn tượng sâu sắc trong tâm trí người tiếp nhận, các tác phẩm kịch của ông sẽ còn mãi trong hiện tại và tương lai.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: HS củng cố, mở rộng kiến thức đã học về văn bản Sống hay không sống – Đó là vấn đề
  3. Nội dung:

- GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.

- GV hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập theo văn bản đọc.

  1. Sản phẩm:

- Phiếu bài tập của HS.

  1. Tổ chức thực hiện

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 


=> Xem toàn bộ Soạn giáo án buổi 2 Ngữ văn 11 CTST

Từ khóa tìm kiếm:

Soạn giáo án buổi 2 Ngữ văn 11 chân trời Bài 5 Văn bản 2: Sống hay không, GA word buổi 2 Ngữ văn 11 ctst Bài 5 Văn bản 2: Sống hay không, giáo án buổi 2 Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo Bài 5 Văn bản 2: Sống hay không

 

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án Toán 11 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử toán 11 chân trời sáng tạo
Giáo án Hóa học 11 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử Hóa học 11 chân trời sáng tạo

Giáo án Vật lí 11 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử vật lí 11 chân trời sáng tạo
Giáo án Sinh học 11 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử Sinh học 11 chân trời sáng tạo

GIÁO ÁN XÃ HỘI 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử ngữ văn 11 chân trời sáng tạo
Giáo án Lịch sử 11 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử Lịch sử 11 chân trời sáng tạo

Giáo án Địa lí 11 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử địa lí 11 chân trời sáng tạo
Giáo án Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo

GIÁO ÁN LỚP 11 CÁC MÔN CÒN LẠI